"Văn hóa tranh luận"

"Văn hóa tranh luận"

...Một ngày kia, người mẹ tìm thấy một bức tranh bị vò nát cùng với con điểm 2 trong cặp của cậu con trai mới 4 tuổi của mình. Bà thấy một vòng tròn màu đỏ bao quanh một ông mặt trời… màu xanh đang mỉm cười. Bà hiểu rằng: trí tưởng tượng thơ ngây không thể cho con bà điểm tốt!

Vài năm sau, bà mẹ ấy lại tìm thấy trong cặp của cậu con trai mình một bài kiểm tra môn văn với con điểm 3. Bài văn tả căn hộ nhỏ bé, xiêu vẹo mà khó khăn lắm bà mới có được. Bà hiểu rằng: ngôi nhà ấy không có những con đường trải sỏi, vườn hoa và ngói đỏ như những ngôi nhà thường thấy trong những bài văn qui phạm, giáo khoa khác. Cuộc sống chân thật của con bà không thể cho nó điểm tốt!

Đứa trẻ ấy lớn lên và vào đại học. Nó bước vào một giảng đường mà ở đó những câu hỏi của giáo viên thường xuyên không nhận được một sự hưởng ứng nào từ phía những sinh viên chỉ biết mải mê với hàng đống mối quan tâm khác. Nó cũng muốn phát biểu ý kiến nhưng lại không dám vì sợ... sai!

Đứa trẻ ngày xưa lớn lên như vậy đấy! Những ngây thơ con trẻ bị tổn thương ngay từ lần đầu tiên chúng chập chững vào đời. Những sáng tạo khác qui phạm không được nâng niu... và hậu quả là sinh ra những con người không dám nói lên những gì mình nghĩ, không dám tranh luận cho lẽ phải.

Chúng ta nói nhiều đến cụm từ “văn hóa tranh luận”. Vậy phải chăng trẻ em VN nói riêng và người VN nói chung chưa có “văn hóa tranh luận”? Và nguyên nhân sâu xa phải chăng là do chúng ta chưa có một nền giáo dục mà ở đó mọi HS đều được khuyến khích bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng dù có thể đúng, có thể sai?

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH (Hà Nội) - Tuổi Trẻ
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top