hamham
chú béo chú béo chú béo
Thêm 1 bài dịch Việt Nhật nữa để mọi người cùng nhau thử sức nhé.
Bài này về khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, hơi dài 1 chút, nhưng không quá khó đâu. Mời mọi người cùng thử sức:heart:
Kết quả thực sự của khủng hoảng tài chính toàn cầu là thúc đẩy sự dịch chuyển quyền lực từ Bắc Mỹ và châu Âu sang Đông Á. Biểu hiện mạnh mẽ nhất của sự dịch chuyển này là củng cố sự nổi lên của Trung Quốc thành một sức mạnh chính trong mọi chiều kích của quyền lực quốc gia. Trung Quốc hiện đang đóng một vai trò lãnh đạo khu vực và toàn cầu thông qua nhóm G-20 và ASEAN +3. Trung Quốc đã sử dụng vị trí mới của mình để thúc đẩy các thỏa thuận điều chỉnh và giám sát mạnh mẽ hơn đối với các thể chế tài chính quốc tế và một tầm ảnh hưởng lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các vấn đề này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực.
Sự nổi lên của Trung Quốc thành một cường quốc có thể tạo thành một đối thủ cạnh tranh chiến lược tiềm ẩn đối với Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như ở ĐNA. Sự năng động trong quan hệ Trung - Mỹ sẽ có tác động lớn đến môi trường an ninh tại ĐNA.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến ĐNA trở nên phụ thuộc lẫn nhau và dễ bị tổn thương hơn trước các lực lượng toàn cầu. Nó cũng gây ra một sự chuyển dịch sức mạnh khu vực, góp phần tạo ra sự nổi lên của Indonesia và Việt Nam thành các tác nhân chính trong khu vực. Cả hai nước này đã nổi lên từ cuộc khủng hoảng toàn cầu với một vị thế mạnh hơn nhờ các chương trình phục hồi trong nước và khả năng duy trì sự ổn định nội bộ. Indonesia và Việt Nam được cho là sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn hơn trong việc định hình môi trường an ninh ĐNA.
(Nguồn: http://tuanvietnam.net/2010-10-03-cac-xu-huong-an-ninh-va-mo-hinh-hop-tac-an-ninh-chinh-o-dna)
Bài này về khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, hơi dài 1 chút, nhưng không quá khó đâu. Mời mọi người cùng thử sức:heart:
Kết quả thực sự của khủng hoảng tài chính toàn cầu là thúc đẩy sự dịch chuyển quyền lực từ Bắc Mỹ và châu Âu sang Đông Á. Biểu hiện mạnh mẽ nhất của sự dịch chuyển này là củng cố sự nổi lên của Trung Quốc thành một sức mạnh chính trong mọi chiều kích của quyền lực quốc gia. Trung Quốc hiện đang đóng một vai trò lãnh đạo khu vực và toàn cầu thông qua nhóm G-20 và ASEAN +3. Trung Quốc đã sử dụng vị trí mới của mình để thúc đẩy các thỏa thuận điều chỉnh và giám sát mạnh mẽ hơn đối với các thể chế tài chính quốc tế và một tầm ảnh hưởng lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi tại Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong các vấn đề này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực.
Sự nổi lên của Trung Quốc thành một cường quốc có thể tạo thành một đối thủ cạnh tranh chiến lược tiềm ẩn đối với Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như ở ĐNA. Sự năng động trong quan hệ Trung - Mỹ sẽ có tác động lớn đến môi trường an ninh tại ĐNA.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến ĐNA trở nên phụ thuộc lẫn nhau và dễ bị tổn thương hơn trước các lực lượng toàn cầu. Nó cũng gây ra một sự chuyển dịch sức mạnh khu vực, góp phần tạo ra sự nổi lên của Indonesia và Việt Nam thành các tác nhân chính trong khu vực. Cả hai nước này đã nổi lên từ cuộc khủng hoảng toàn cầu với một vị thế mạnh hơn nhờ các chương trình phục hồi trong nước và khả năng duy trì sự ổn định nội bộ. Indonesia và Việt Nam được cho là sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn hơn trong việc định hình môi trường an ninh ĐNA.
(Nguồn: http://tuanvietnam.net/2010-10-03-cac-xu-huong-an-ninh-va-mo-hinh-hop-tac-an-ninh-chinh-o-dna)