Doanh nhân Takafumi Horie không phải mẫu người ngậm những lời muốn nói trong miệng, đặc biệt là nếu câu chuyện dính đến quan điểm của ông về thế giới làm ăn ở Nhật. Ông chủ 33 tuổi này sở hữu công ty đã khiến thị trường chứng khoán Tokyo náo động hôm qua.
"Tất cả những điều tệ hại phát sinh từ các doanh nhân già cỗi", giám đốc công ty trên mạng Livedoor từng thẳng thừng phát biểu.
Thế nhưng uy tín của Horie đã mẻ một miếng rất to vào đầu tuần này, khi các công tố viên lục soát văn phòng của Livedoor ở Tokyo, sau khi có những nghi ngờ về gian lận ở hãng.
Vụ lục soát gây một cơn chấn động ở Nhật, khiến các nhà đầu tư đau đầu và châm ngòi cho một đợt bán tháo cổ phiếu hôm qua, làm thị trường chứng khoán Tokyo phải đóng cửa sớm lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại.
Những người chỉ trích giờ đây đặt câu hỏi liệu cách thức kinh doanh mà Horie và các nhà lãnh đạo "nền kinh tế" mới đang lên hiện áp dụng vào các tập đoàn của Nhật.
Mái tóc chải ngược, khuôn mặt béo tròn và đầy đặn, ông chủ của Livedoor nổi danh cũng nhanh chóng chẳng kém khi bị tai tiếng.
Năm 2004, Horie thất bại trong vụ mua một đội bóng bầu dục của Nhật, còn năm ngoái thì lại khiến các bậc trưởng lão trong giới kinh doanh khó chịu và không thực hiện được vụ mua lại mạng truyền hình rất được ưa thích ở Nhật là Fuji.
Horie cũng từng thất bại khi chạy đua vào quốc hội hồi năm ngoái với tư cách là ứng viên độc lập và được sự ủng hộ của đảng Dân chủ Tự do LDP.
Nhưng bất chấp những thất bại này, vận số của Horie và những đồng nghiệp kinh doanh nhờ Internet khác vẫn thăng liên tục.
Livedoor - nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, viễn thông và phát triển phần mềm - đã tăng trưởng nhanh chóng bằng một loạt thương vụ mua lại các công ty và hiện đã trở thành tập đoàn có giá trị tới 730 tỷ yên (tương đương 6,3 tỷ USD) trước khi vụ nghi ngờ gian lận xảy ra.
Horie từng bỏ đại học và trở thành một nhân vật nổi bật trong thế giới bảo thủ của các tập đoàn kinh doanh Nhật. Ông này thích mặc áp phông hơn là những bộ complete trịnh trọng, kể cả khi dự họp hay xuất hiện trên truyền hình.
Những người yêu thích Horie thì cho rằng ông và những đồng nghiệp có cách nghĩ tương tự đang thổi một sức sống mới vào giới làm ăn ở Nhật, rằng chỉ những người dám chấp nhận rủi ro mới có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả ở trong lẫn ngoài nước.
Một trong những ví dụ khác về công ty Internet phát triển nhanh chóng ở Nhật là Softbank. Chủ công ty này, Masayoshi Son, đã trở thành ông chủ giàu có nhất quốc đảo sau những cú làm ăn làm rung chuyển thế giới kinh doanh mạng.
Nhưng vụ bê bối của Livedoor tuần này đang khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của các công ty công nghệ mới. Cổ phiếu của Softbank hôm qua giảm 13% giá trị vào thời điểm thị trường đóng cửa.
T. Huyền (theo BBC)
"Tất cả những điều tệ hại phát sinh từ các doanh nhân già cỗi", giám đốc công ty trên mạng Livedoor từng thẳng thừng phát biểu.
Thế nhưng uy tín của Horie đã mẻ một miếng rất to vào đầu tuần này, khi các công tố viên lục soát văn phòng của Livedoor ở Tokyo, sau khi có những nghi ngờ về gian lận ở hãng.
Vụ lục soát gây một cơn chấn động ở Nhật, khiến các nhà đầu tư đau đầu và châm ngòi cho một đợt bán tháo cổ phiếu hôm qua, làm thị trường chứng khoán Tokyo phải đóng cửa sớm lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại.
Những người chỉ trích giờ đây đặt câu hỏi liệu cách thức kinh doanh mà Horie và các nhà lãnh đạo "nền kinh tế" mới đang lên hiện áp dụng vào các tập đoàn của Nhật.
Mái tóc chải ngược, khuôn mặt béo tròn và đầy đặn, ông chủ của Livedoor nổi danh cũng nhanh chóng chẳng kém khi bị tai tiếng.
Năm 2004, Horie thất bại trong vụ mua một đội bóng bầu dục của Nhật, còn năm ngoái thì lại khiến các bậc trưởng lão trong giới kinh doanh khó chịu và không thực hiện được vụ mua lại mạng truyền hình rất được ưa thích ở Nhật là Fuji.
Horie cũng từng thất bại khi chạy đua vào quốc hội hồi năm ngoái với tư cách là ứng viên độc lập và được sự ủng hộ của đảng Dân chủ Tự do LDP.
Nhưng bất chấp những thất bại này, vận số của Horie và những đồng nghiệp kinh doanh nhờ Internet khác vẫn thăng liên tục.
Livedoor - nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, viễn thông và phát triển phần mềm - đã tăng trưởng nhanh chóng bằng một loạt thương vụ mua lại các công ty và hiện đã trở thành tập đoàn có giá trị tới 730 tỷ yên (tương đương 6,3 tỷ USD) trước khi vụ nghi ngờ gian lận xảy ra.
Horie từng bỏ đại học và trở thành một nhân vật nổi bật trong thế giới bảo thủ của các tập đoàn kinh doanh Nhật. Ông này thích mặc áp phông hơn là những bộ complete trịnh trọng, kể cả khi dự họp hay xuất hiện trên truyền hình.
Những người yêu thích Horie thì cho rằng ông và những đồng nghiệp có cách nghĩ tương tự đang thổi một sức sống mới vào giới làm ăn ở Nhật, rằng chỉ những người dám chấp nhận rủi ro mới có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả ở trong lẫn ngoài nước.
Một trong những ví dụ khác về công ty Internet phát triển nhanh chóng ở Nhật là Softbank. Chủ công ty này, Masayoshi Son, đã trở thành ông chủ giàu có nhất quốc đảo sau những cú làm ăn làm rung chuyển thế giới kinh doanh mạng.
Nhưng vụ bê bối của Livedoor tuần này đang khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của các công ty công nghệ mới. Cổ phiếu của Softbank hôm qua giảm 13% giá trị vào thời điểm thị trường đóng cửa.
T. Huyền (theo BBC)
Đính kèm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích