Em đọc bài này thấy hay, chia sẻ với các bác quan tâm tới HS và TS
Ngòai biểu tình còn cách nào thể hiện lòng yêu nước?
Hoàng Thạch Quân -- 26 tháng 12, 2007 -
Phản ứng của Nhật trước hiểm họa ngọai xâm vào thế kỷ 19
Mùa hè năm 1853, chỉ huy hạm đội tàu chiến Mỹ Mathew Perry cùng mười chiến thuyền tiến vào hải phận nước Nhật, mang theo một lá thư của tổng thống Mỹ Fillmore gởi cho Nhật Hòang. Lá thư yêu cầu Nhật thiết lập quan hệ ngọai giao với Mỹ và cho phép các tàu buôn, tàu đánh cá của Mỹ được sử dụng các hải cảng của Nhật để trao đổi hàng hóa, sửa chữa và tiếp nhiên liệu. Nói một cách đơn giản, lá thư của tổng thống Mỹ yêu cầu Nhật chấm dứt chính sách “bế quan tỏa cảng” vốn đã được Nhật thực thi trong hơn 200 năm.
Đòan thuyền dưới sự chỉ huy của Perry tiến vào Vịnh Edo (giờ là vịnh Tokyo) mà không gặp phải một sự kháng cự nào. Đầu tiên phía Nhật từ chối không tiếp Perry và yêu cầu Perry cùng hạm đội Mỹ rút ra khỏi vịnh Edo và đi đến cảng Nagasaki vì đó là cảng duy nhất tiếp nhận tàu nứơc ngòai. Perry cương quyết từ chối và ép buộc các viên chức đại diện phía Nhật phải chấp nhận lá thư của tổng thống Fillmore, đồng thời “hứa hẹn” mùa xuân sang năm sẽ quay lại nhận câu trả lời.
Sự hiện diện của đòan chiến thuyền Mỹ (một phần tư lực lượng hải quân của Mỹ lúc bấy giờ) cùng với sự phô trương các lọai súng ống, đại bác hiện đại trên bong tàu khiến giới shogun của Nhật bàng hoàng. Họ nhận ra rằng hệ thống phòng thủ của Nhật, với các thuyền buồm loại nhỏ cùng khẩu đội pháo phòng thủ lạc hậu dặt dọc theo ven biển, không phải là đối thủ của các chiến thuyền Mỹ. Trước đó Nhật đã theo dõi và biết được số phận của Trung Quốc qua Cuộc chiến Ma túy với Anh Quốc. Tự biết kháng cự bằng vũ lực trước yêu cầu của Mỹ là vô ích, nhưng không thể tự mình đưa ra một quyết định “ô nhục” làm ảnh hưởng đến tòan bộ uy tín của nước Nhật, tức nhượng bộ trước yêu cầu của những “kẻ mọi rợ đến từ phương nam” như người Nhật vẫn gọi những người nước ngòai da trắng, mắt xanh, râu đỏ, nhân vật chủ chốt trong giới shogun của Nhật lúc bấy giờ, Abe Masahiro đã làm một việc chưa từng có trong 250 năm lịch sử cai trị nước Nhật của giới shogun: trưng cầu ý kiến của tất cả các lãnh chúa (daimyo) nước Nhật để tìm một sách lược hữu hiệu đối phó với các yêu cầu của Mỹ.
Mặc dù tòan bộ các câu trả lời Abe nhận được đều bày tỏ thái độ chống đối nước ngòai nhưng các lãnh chúa Nhật lại không thống nhất với nhau về một sách lược chung để đối phó với mối hiểm họa ngọai xâm. Một phần ba những lãnh chúa đứng đầu nước Nhật cho rằng Nhật cần nhượng bộ chấp nhận ngọai thương với nước ngòai nhưng dùng lợi nhuận từ ngọai thương để nâng cao khả năng phòng thủ. Một số khác phản đối ý kiến thông thương với nước ngòai nhưng khuyên rằng cần có những nhượng bộ nhất định làm hài lòng phía Mỹ để Nhật có thêm thời gian chuẩn bị quân sự. Những ý kiến còn lại yêu cầu giới shogun không được có bất kỳ nhượng bộ nào và phải đuổi tàu Mỹ ra khỏi hải phận nước Nhật.
Mùa xuân năm sau, tháng 2 năm 1854, Perry quay lại Nhật cùng với một lực lượng hải quân đông gấp đôi lần trước. Sau một lọat các cuộc thương thảo, cuối cùng phía Nhật đành chấp nhận những yêu cầu tối thiểu của phía Mỹ: mở 2 hải cảng không mấy quan trọng là Shimoda và Hakodate cho tàu thuyền Mỹ sử dụng, cho phép Mỹ gởi một lãnh sự đến Shimoda, và cho phép Mỹ được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc, tức bất cứ một đặc quyền nào Nhật đồng ý với bất kỳ một quốc gia nào, Mỹ cũng sẽ mặc nhiên được hưởng đặc quyền đó. Tiếp theo đó, trong vòng một năm Nhật ký kết các hiệp ước tương tự với Anh, Nga, và Hà Lan. Hiệp ước với Hà Lan buộc Nhật phải mở cửa thêm một hải cảng thứ 3 tại Nagasaki cho tàu bè nước ngòai và quan trọng hơn là buộc Nhật phải chấp nhận điều khoản đặc quyền ngọai giao (extraterrioriality) cho phép các công dân Hà Lan phạm pháp ở Nhật được xét xử bởi tòa án và luật pháp của Hà Lan chứ không phải bởi tòa án và luật pháp Nhật.
Không hài lòng với những nhượng bộ ít ỏi này, các quốc gia tây phương tiếp tục gây sức ép buộc Nhật phải có những nhượng bộ đáng kể hơn. Tháng 7/1858, Nhật ký một hiệp ước khác với Mỹ đồng ý mở cửa thêm một lọat các hải cảng khác cho tàu bè Mỹ được tự do cập bến và trao đổi buôn bán; cho phép người nước ngòai sinh sống tại Edo và Osaka; giới hạn các mức thuế nhập khẩu và xuất khẩu theo hướng có lợi cho Mỹ; và cho phép công dân Mỹ được hưởng đặc quyền ngọai giao (extraterritorial privileges). Trong vòng một vài tuần sau đó, Nhật ký kết các hiệp ước tương tự với Hà Lan, Nga, Anh và Pháp.
Chẳng mấy chốc tại các thành phố hải cảng Nhật người ta bắt đầu thấy sự xuất hiện đông đảo những người nước ngòai, những đối tượng mà dân Nhật vốn không mấy tin tưởng và thậm chí còn bày tỏ thái độ thù địch. Xung đột giữa các samurai Nhật và các nhà ngọai giao và nhà buôn phương tây trở thành không thể tránh khỏi. Năm 1859, năm hiệp ước giữa Nhật và các quốc gia tây phương đi vào hiệu lực, một số các cuộc ám sát được thực hiện nhắm vào các đối tượng người nước ngòai. Năm 1861, thông ngôn viên người Hà Lan làm việc cho lãnh sự Mỹ bị giết chết; cùng năm đó tòa công sứ của Anh bị tấn công và sau đó bị đốt thiêu trụi vào năm 1863. Năm 1862, bốn người Anh đang cưỡi ngựa đi dạo ở vùng đồi Yokohama thì chạm phải lãnh chúa vùng Satsuma cùng đoàn tùy tùng của ông. Không rõ vì không biết luật lệ hay do ngạo mạn không thèm tuân theo luật lệ Nhật, bốn người Ăng lê không chịu xuống ngựa. Kết quả là một nhóm samurai trong đoàn tùy tùng tuốt gươm để dạy cho bọn man di ngọai quốc láo xược một bài học, giết chết một người và cho 3 người kia tẩu thóat.
Tháng 6/1863 lãnh chúa vùng Chõsũ phản đối chủ trương ký hiệp với phương tây của giới shogun bằng cách ra lệnh cho các pháo đài dọc eo biển Shimonoesaki nã đạn vào các tàu thuyền nước ngòai. Để đáp lại, vài tuần sau tàu chiến Mỹ nã pháo đại bác vào các pháo đài và đánh chìm hai tàu chiến mới mua của Chõsũ. Bốn ngày sau tàu chiến Pháp kéo đến, đổ bộ lính lên bờ và phá hủy tòan bộ các pháo đài cùng đạn dược của Chõsũ. Một năm sau, sau khi tái xây dựng lại các pháo đài, Chõsũ tiếp tục nã đạn vào các thuyền bè phương tây. Kết quả là một đoàn chiến hạm gồm 17 thuyền của Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan kéo đến và một lần nữa san bằng các pháo đài và buộc Chõsũ hứa hẹn sẽ không tái thiết lập pháo đài phòng thủ dọc theo eo biển. Tất cả những hành động phản kháng đơn lẽ trên của các samurai hoặc một lãnh chúa dẫn đến kết quả là chính phủ shogun của Nhật phải điều đình với các nước Anh, Mỹ và phải trả những khỏan tiền bồi thường khá lớn, gây căng thẳng cho nguồn tài chính của Nhật.
Sau vụ người Anh bị giết bởi các samurai của lãnh chúa vùng Satsuma, phía Anh Quốc yêu cầu giới shogun Nhật trả một khỏan tiền bồi thường là 100.000 bảng Anh và tiếp theo đó kéo một đoàn thuyền đến Kagoshima, thủ đô của Satsuma, để trừng phạt kẻ phạm tội đồng thời yêu cầu lãnh chúa vùng phải trả thêm một khỏan tiền bồi thường nữa. Các pháo đài Satsuma phản kháng bằng cách bắn vào các thuyền của Anh, kết quả là gần như tòan bộ thành phố bị đạn đại bác từ các chiến thuyền Anh san bằng. Sau vụ bị các pháo đài Chõsũ tấn công, các nước tây phương ép buộc giới shogun Nhật trả một khỏan tiền bồi thường 3 triệu đôla. Tháng 6 năm sau, phía tây phương đồng ý cho Nhật hõan việc trả tiền bồi thường, đổi lại phía Nhật phải đồng ý chấp thuận một lọat những nhượng bộ mới, trong đó có việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ 20% xuống 5%.
Không những người tây phương là mục tiêu ám sát của những samurai yêu nước vô-chủ (masterless activist samurai) vốn đề cao khẩu hiệu “tôn kính hòang đế, đáng đuổi giặc man di” và chủ trương dùng bạo lực để phản kháng việc ký hiệp ước với các nước tây phương, mà thậm chí cả lãnh chúa-shogun Ii Naosuke, người ra quyết định ký hiệp ước với Mỹ năm 1858, và một lọat những nhân vật ủng hộ chính sách mở cửa, thông thương với nước ngòai cũng bị họ ám sát. Nền chính trị nước Nhật lâm vào cảnh hỗn loạn, quyền lực và uy tín của giới cầm quyền shogun Nhật bị sứt mẻ nghiêm trọng. Năm 1868, một số lãnh chúa có nguồn lực tài chính dồi dào và lực lượng quân sự hùng mạnh quyết định lật đổ chế độ chính trị do các shogun cai trị (chế độ Mạc phủ) và tái lập vai trò quân vương của Nhật hoàng làm người đứng đầu chính phủ.
Giờ đây, mười lăm năm sau khi Perry trao “tối hậu thư”, giai cấp cầm quyền mới của Nhật nhận thức rõ hơn bao giờ hết tính vô khả thi của khẩu hiệu “đánh đuổi bọn man di” ra khỏi nước, mặc dù họ đã lợi dụng khẩu hiệu này để lật đổ chế độ shogun và thiêt lập chế độ mới. Những ai vẫn còn tiếp tục cổ võ cho việc dùng binh lực để lấy lại thể diện cho nước Nhật bị thẳng tay đàn áp. Những người có âm mưu ám sát thủ tướng Anh bị xem như là những tên tội phạm và những người cầm đầu các đội binh gây xung đột với lính thủy quân và thủy thủ Pháp bị buộc phải tự sát. Nước Nhật đã ý thức được việc dùng vũ lực để xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng giữa Nhật và các cường quốc tây phương cũng như để lấy lại quyền tự quyết của Nhật trong thuế quan nhập khẩu là vô khả thi, chừng nào Nhật vẫn còn chưa đạt được sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế-công nghiệp ngang bằng các nước phương tây. Những gì mà nước Nhật giờ phút này cần đến không phải là những “anh hùng xông pha trận mạc”, sẵn sàng cầm dao đâm, cầm gươm chém hay cầm súng bắn chết giặc tây dương. Đứng trước một thời đại mới, nước Nhật ý thức được rằng họ cần những “người hùng” hiện đại, không dùng sức mạnh cơ bắp và bầu máu nóng Trương Phi “hữu dũng vô mưu” để lấy lại thể diện hay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Nước Nhật dưới thời Minh Trị Canh Tân thực hiện hàng loạt cải cách trong tất cả mọi lĩnh vực, giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật. Chỉ trong vòng 30 năm, sức mạnh quân sự và kinh tế của Nhật khiến các quốc gia tây phương phải nể phục. Tháng 7/1894 Anh Quốc đồng ý từ bỏ đặc quyền ngọai giao (extraterritoriality) kể từ năm 1899, và Mỹ và các quốc gia tây phương khác nhanh chóng theo sau. Tháng 2 năm 1911, Nhật ký một hiệp ước mới với Mỹ giành lại tòan bộ quyền kiểm sóat thuế suất nhập khẩu.[1]
Có thể các học giả vẫn còn chưa thống nhất với nhau về nguyên nhân chủ yếu đưa đến thành công của Nhật - chính sách kinh tế, khoa học kỹ thuật, thể chế chính trị, vai trò giáo dục, hay giá trị văn hóa – nhưng tất cả có lẽ đều đồng ý với nhau về tầm quan trọng của yếu tố con người: ý thức kỷ luật trong công việc, ý thức tự giác, ý thức sáng tạo, tinh thần quốc gia dân tộc, tinh thần hợp tác trong gia đình và bên ngòai xã hội vì một mục đích chung, ý thức cầu tiến, không chỉ hài lòng học hỏi ở phương tây mà còn muốn làm tốt hơn cả phương tây. “Các quốc gia khác gởi thanh niên ra nước ngòai học hỏi cái mới và bị mất nguồn chất xám, sinh viên Nhật ra nước ngoài du học và quay trở về. Các quốc gia khác du nhập các chuyên gia nước ngoài vào để dạy cho nhân viên của họ, dân Nhật [ban đầu du nhập các chuyên gia nước ngòai vào để dạy cho nhân viên nhưng sau đó] chủ yếu tự dạy cho nhau. Các quốc gia khác du nhập thiết bị từ nước ngòai và cố gắng học cách sử dụng thiết bị cho tốt, dân Nhật cải tiến thiết bị cho tốt hơn và tự mình sản xuất các thiết bị ấy.” Và cuối cùng, để đào tạo cho xã hội những công dân có ích, một phần lớn đáng kể thời gian học đường tại các trường học phổ thông của Nhật được dành cho việc giáo dục ý thức công dân. Trong một sách giáo khoa của Nhật dùng trong năm 1930 người ta bắt gặp câu sau: “Cách dễ dàng nhất để thể hiện lòng yêu nước là có ý thức kỷ luật với bản thân trong cuộc sống hàng ngày, giữ gìn trật tự trong gia đình, và hòan thành tối đa trách nhiệm trong công việc”.[2]
Bài học từ Nhật: Còn cách nào khác góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ngoài việc biểu tình?
Không hiểu lịch sử Nhật viết ở thể kỷ 21 đánh giá hành động phản kháng bằng bạo lực của những samurai và daimyo Nhật chống lại các nhóm người tây phương kể trên ra sao? Liệu hành động của họ có được xem là góp phần bảo vệ đất nước hay đóng góp cho sự phồn vinh của nước Nhật ngày nay? Liệu sự phồn vinh của nước Nhật ngày nay là nhờ vào hành động anh hùng của họ hay nhờ vào mồ hôi, công sức của hàng triệu nông dân, công nhân, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ, các trí thức và cả giai cấp lãnh đạo Nhật có một tầm nhìn xa, mà theo lời của học giả Đỗ Thông Minh, đã “cắn răng chịu nhục, […] cố gắng học hỏi ở các nước [Anh, Pháp, Nga, Đức] để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng [với các cường quốc phương tây]”?[3]
Ngòai biểu tình còn cách nào thể hiện lòng yêu nước?
Hoàng Thạch Quân -- 26 tháng 12, 2007 -
Phản ứng của Nhật trước hiểm họa ngọai xâm vào thế kỷ 19
Mùa hè năm 1853, chỉ huy hạm đội tàu chiến Mỹ Mathew Perry cùng mười chiến thuyền tiến vào hải phận nước Nhật, mang theo một lá thư của tổng thống Mỹ Fillmore gởi cho Nhật Hòang. Lá thư yêu cầu Nhật thiết lập quan hệ ngọai giao với Mỹ và cho phép các tàu buôn, tàu đánh cá của Mỹ được sử dụng các hải cảng của Nhật để trao đổi hàng hóa, sửa chữa và tiếp nhiên liệu. Nói một cách đơn giản, lá thư của tổng thống Mỹ yêu cầu Nhật chấm dứt chính sách “bế quan tỏa cảng” vốn đã được Nhật thực thi trong hơn 200 năm.
Đòan thuyền dưới sự chỉ huy của Perry tiến vào Vịnh Edo (giờ là vịnh Tokyo) mà không gặp phải một sự kháng cự nào. Đầu tiên phía Nhật từ chối không tiếp Perry và yêu cầu Perry cùng hạm đội Mỹ rút ra khỏi vịnh Edo và đi đến cảng Nagasaki vì đó là cảng duy nhất tiếp nhận tàu nứơc ngòai. Perry cương quyết từ chối và ép buộc các viên chức đại diện phía Nhật phải chấp nhận lá thư của tổng thống Fillmore, đồng thời “hứa hẹn” mùa xuân sang năm sẽ quay lại nhận câu trả lời.
Sự hiện diện của đòan chiến thuyền Mỹ (một phần tư lực lượng hải quân của Mỹ lúc bấy giờ) cùng với sự phô trương các lọai súng ống, đại bác hiện đại trên bong tàu khiến giới shogun của Nhật bàng hoàng. Họ nhận ra rằng hệ thống phòng thủ của Nhật, với các thuyền buồm loại nhỏ cùng khẩu đội pháo phòng thủ lạc hậu dặt dọc theo ven biển, không phải là đối thủ của các chiến thuyền Mỹ. Trước đó Nhật đã theo dõi và biết được số phận của Trung Quốc qua Cuộc chiến Ma túy với Anh Quốc. Tự biết kháng cự bằng vũ lực trước yêu cầu của Mỹ là vô ích, nhưng không thể tự mình đưa ra một quyết định “ô nhục” làm ảnh hưởng đến tòan bộ uy tín của nước Nhật, tức nhượng bộ trước yêu cầu của những “kẻ mọi rợ đến từ phương nam” như người Nhật vẫn gọi những người nước ngòai da trắng, mắt xanh, râu đỏ, nhân vật chủ chốt trong giới shogun của Nhật lúc bấy giờ, Abe Masahiro đã làm một việc chưa từng có trong 250 năm lịch sử cai trị nước Nhật của giới shogun: trưng cầu ý kiến của tất cả các lãnh chúa (daimyo) nước Nhật để tìm một sách lược hữu hiệu đối phó với các yêu cầu của Mỹ.
Mặc dù tòan bộ các câu trả lời Abe nhận được đều bày tỏ thái độ chống đối nước ngòai nhưng các lãnh chúa Nhật lại không thống nhất với nhau về một sách lược chung để đối phó với mối hiểm họa ngọai xâm. Một phần ba những lãnh chúa đứng đầu nước Nhật cho rằng Nhật cần nhượng bộ chấp nhận ngọai thương với nước ngòai nhưng dùng lợi nhuận từ ngọai thương để nâng cao khả năng phòng thủ. Một số khác phản đối ý kiến thông thương với nước ngòai nhưng khuyên rằng cần có những nhượng bộ nhất định làm hài lòng phía Mỹ để Nhật có thêm thời gian chuẩn bị quân sự. Những ý kiến còn lại yêu cầu giới shogun không được có bất kỳ nhượng bộ nào và phải đuổi tàu Mỹ ra khỏi hải phận nước Nhật.
Mùa xuân năm sau, tháng 2 năm 1854, Perry quay lại Nhật cùng với một lực lượng hải quân đông gấp đôi lần trước. Sau một lọat các cuộc thương thảo, cuối cùng phía Nhật đành chấp nhận những yêu cầu tối thiểu của phía Mỹ: mở 2 hải cảng không mấy quan trọng là Shimoda và Hakodate cho tàu thuyền Mỹ sử dụng, cho phép Mỹ gởi một lãnh sự đến Shimoda, và cho phép Mỹ được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc, tức bất cứ một đặc quyền nào Nhật đồng ý với bất kỳ một quốc gia nào, Mỹ cũng sẽ mặc nhiên được hưởng đặc quyền đó. Tiếp theo đó, trong vòng một năm Nhật ký kết các hiệp ước tương tự với Anh, Nga, và Hà Lan. Hiệp ước với Hà Lan buộc Nhật phải mở cửa thêm một hải cảng thứ 3 tại Nagasaki cho tàu bè nước ngòai và quan trọng hơn là buộc Nhật phải chấp nhận điều khoản đặc quyền ngọai giao (extraterrioriality) cho phép các công dân Hà Lan phạm pháp ở Nhật được xét xử bởi tòa án và luật pháp của Hà Lan chứ không phải bởi tòa án và luật pháp Nhật.
Không hài lòng với những nhượng bộ ít ỏi này, các quốc gia tây phương tiếp tục gây sức ép buộc Nhật phải có những nhượng bộ đáng kể hơn. Tháng 7/1858, Nhật ký một hiệp ước khác với Mỹ đồng ý mở cửa thêm một lọat các hải cảng khác cho tàu bè Mỹ được tự do cập bến và trao đổi buôn bán; cho phép người nước ngòai sinh sống tại Edo và Osaka; giới hạn các mức thuế nhập khẩu và xuất khẩu theo hướng có lợi cho Mỹ; và cho phép công dân Mỹ được hưởng đặc quyền ngọai giao (extraterritorial privileges). Trong vòng một vài tuần sau đó, Nhật ký kết các hiệp ước tương tự với Hà Lan, Nga, Anh và Pháp.
Chẳng mấy chốc tại các thành phố hải cảng Nhật người ta bắt đầu thấy sự xuất hiện đông đảo những người nước ngòai, những đối tượng mà dân Nhật vốn không mấy tin tưởng và thậm chí còn bày tỏ thái độ thù địch. Xung đột giữa các samurai Nhật và các nhà ngọai giao và nhà buôn phương tây trở thành không thể tránh khỏi. Năm 1859, năm hiệp ước giữa Nhật và các quốc gia tây phương đi vào hiệu lực, một số các cuộc ám sát được thực hiện nhắm vào các đối tượng người nước ngòai. Năm 1861, thông ngôn viên người Hà Lan làm việc cho lãnh sự Mỹ bị giết chết; cùng năm đó tòa công sứ của Anh bị tấn công và sau đó bị đốt thiêu trụi vào năm 1863. Năm 1862, bốn người Anh đang cưỡi ngựa đi dạo ở vùng đồi Yokohama thì chạm phải lãnh chúa vùng Satsuma cùng đoàn tùy tùng của ông. Không rõ vì không biết luật lệ hay do ngạo mạn không thèm tuân theo luật lệ Nhật, bốn người Ăng lê không chịu xuống ngựa. Kết quả là một nhóm samurai trong đoàn tùy tùng tuốt gươm để dạy cho bọn man di ngọai quốc láo xược một bài học, giết chết một người và cho 3 người kia tẩu thóat.
Tháng 6/1863 lãnh chúa vùng Chõsũ phản đối chủ trương ký hiệp với phương tây của giới shogun bằng cách ra lệnh cho các pháo đài dọc eo biển Shimonoesaki nã đạn vào các tàu thuyền nước ngòai. Để đáp lại, vài tuần sau tàu chiến Mỹ nã pháo đại bác vào các pháo đài và đánh chìm hai tàu chiến mới mua của Chõsũ. Bốn ngày sau tàu chiến Pháp kéo đến, đổ bộ lính lên bờ và phá hủy tòan bộ các pháo đài cùng đạn dược của Chõsũ. Một năm sau, sau khi tái xây dựng lại các pháo đài, Chõsũ tiếp tục nã đạn vào các thuyền bè phương tây. Kết quả là một đoàn chiến hạm gồm 17 thuyền của Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan kéo đến và một lần nữa san bằng các pháo đài và buộc Chõsũ hứa hẹn sẽ không tái thiết lập pháo đài phòng thủ dọc theo eo biển. Tất cả những hành động phản kháng đơn lẽ trên của các samurai hoặc một lãnh chúa dẫn đến kết quả là chính phủ shogun của Nhật phải điều đình với các nước Anh, Mỹ và phải trả những khỏan tiền bồi thường khá lớn, gây căng thẳng cho nguồn tài chính của Nhật.
Sau vụ người Anh bị giết bởi các samurai của lãnh chúa vùng Satsuma, phía Anh Quốc yêu cầu giới shogun Nhật trả một khỏan tiền bồi thường là 100.000 bảng Anh và tiếp theo đó kéo một đoàn thuyền đến Kagoshima, thủ đô của Satsuma, để trừng phạt kẻ phạm tội đồng thời yêu cầu lãnh chúa vùng phải trả thêm một khỏan tiền bồi thường nữa. Các pháo đài Satsuma phản kháng bằng cách bắn vào các thuyền của Anh, kết quả là gần như tòan bộ thành phố bị đạn đại bác từ các chiến thuyền Anh san bằng. Sau vụ bị các pháo đài Chõsũ tấn công, các nước tây phương ép buộc giới shogun Nhật trả một khỏan tiền bồi thường 3 triệu đôla. Tháng 6 năm sau, phía tây phương đồng ý cho Nhật hõan việc trả tiền bồi thường, đổi lại phía Nhật phải đồng ý chấp thuận một lọat những nhượng bộ mới, trong đó có việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ 20% xuống 5%.
Không những người tây phương là mục tiêu ám sát của những samurai yêu nước vô-chủ (masterless activist samurai) vốn đề cao khẩu hiệu “tôn kính hòang đế, đáng đuổi giặc man di” và chủ trương dùng bạo lực để phản kháng việc ký hiệp ước với các nước tây phương, mà thậm chí cả lãnh chúa-shogun Ii Naosuke, người ra quyết định ký hiệp ước với Mỹ năm 1858, và một lọat những nhân vật ủng hộ chính sách mở cửa, thông thương với nước ngòai cũng bị họ ám sát. Nền chính trị nước Nhật lâm vào cảnh hỗn loạn, quyền lực và uy tín của giới cầm quyền shogun Nhật bị sứt mẻ nghiêm trọng. Năm 1868, một số lãnh chúa có nguồn lực tài chính dồi dào và lực lượng quân sự hùng mạnh quyết định lật đổ chế độ chính trị do các shogun cai trị (chế độ Mạc phủ) và tái lập vai trò quân vương của Nhật hoàng làm người đứng đầu chính phủ.
Giờ đây, mười lăm năm sau khi Perry trao “tối hậu thư”, giai cấp cầm quyền mới của Nhật nhận thức rõ hơn bao giờ hết tính vô khả thi của khẩu hiệu “đánh đuổi bọn man di” ra khỏi nước, mặc dù họ đã lợi dụng khẩu hiệu này để lật đổ chế độ shogun và thiêt lập chế độ mới. Những ai vẫn còn tiếp tục cổ võ cho việc dùng binh lực để lấy lại thể diện cho nước Nhật bị thẳng tay đàn áp. Những người có âm mưu ám sát thủ tướng Anh bị xem như là những tên tội phạm và những người cầm đầu các đội binh gây xung đột với lính thủy quân và thủy thủ Pháp bị buộc phải tự sát. Nước Nhật đã ý thức được việc dùng vũ lực để xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng giữa Nhật và các cường quốc tây phương cũng như để lấy lại quyền tự quyết của Nhật trong thuế quan nhập khẩu là vô khả thi, chừng nào Nhật vẫn còn chưa đạt được sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế-công nghiệp ngang bằng các nước phương tây. Những gì mà nước Nhật giờ phút này cần đến không phải là những “anh hùng xông pha trận mạc”, sẵn sàng cầm dao đâm, cầm gươm chém hay cầm súng bắn chết giặc tây dương. Đứng trước một thời đại mới, nước Nhật ý thức được rằng họ cần những “người hùng” hiện đại, không dùng sức mạnh cơ bắp và bầu máu nóng Trương Phi “hữu dũng vô mưu” để lấy lại thể diện hay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Nước Nhật dưới thời Minh Trị Canh Tân thực hiện hàng loạt cải cách trong tất cả mọi lĩnh vực, giáo dục, kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật. Chỉ trong vòng 30 năm, sức mạnh quân sự và kinh tế của Nhật khiến các quốc gia tây phương phải nể phục. Tháng 7/1894 Anh Quốc đồng ý từ bỏ đặc quyền ngọai giao (extraterritoriality) kể từ năm 1899, và Mỹ và các quốc gia tây phương khác nhanh chóng theo sau. Tháng 2 năm 1911, Nhật ký một hiệp ước mới với Mỹ giành lại tòan bộ quyền kiểm sóat thuế suất nhập khẩu.[1]
Có thể các học giả vẫn còn chưa thống nhất với nhau về nguyên nhân chủ yếu đưa đến thành công của Nhật - chính sách kinh tế, khoa học kỹ thuật, thể chế chính trị, vai trò giáo dục, hay giá trị văn hóa – nhưng tất cả có lẽ đều đồng ý với nhau về tầm quan trọng của yếu tố con người: ý thức kỷ luật trong công việc, ý thức tự giác, ý thức sáng tạo, tinh thần quốc gia dân tộc, tinh thần hợp tác trong gia đình và bên ngòai xã hội vì một mục đích chung, ý thức cầu tiến, không chỉ hài lòng học hỏi ở phương tây mà còn muốn làm tốt hơn cả phương tây. “Các quốc gia khác gởi thanh niên ra nước ngòai học hỏi cái mới và bị mất nguồn chất xám, sinh viên Nhật ra nước ngoài du học và quay trở về. Các quốc gia khác du nhập các chuyên gia nước ngoài vào để dạy cho nhân viên của họ, dân Nhật [ban đầu du nhập các chuyên gia nước ngòai vào để dạy cho nhân viên nhưng sau đó] chủ yếu tự dạy cho nhau. Các quốc gia khác du nhập thiết bị từ nước ngòai và cố gắng học cách sử dụng thiết bị cho tốt, dân Nhật cải tiến thiết bị cho tốt hơn và tự mình sản xuất các thiết bị ấy.” Và cuối cùng, để đào tạo cho xã hội những công dân có ích, một phần lớn đáng kể thời gian học đường tại các trường học phổ thông của Nhật được dành cho việc giáo dục ý thức công dân. Trong một sách giáo khoa của Nhật dùng trong năm 1930 người ta bắt gặp câu sau: “Cách dễ dàng nhất để thể hiện lòng yêu nước là có ý thức kỷ luật với bản thân trong cuộc sống hàng ngày, giữ gìn trật tự trong gia đình, và hòan thành tối đa trách nhiệm trong công việc”.[2]
Bài học từ Nhật: Còn cách nào khác góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ngoài việc biểu tình?
Không hiểu lịch sử Nhật viết ở thể kỷ 21 đánh giá hành động phản kháng bằng bạo lực của những samurai và daimyo Nhật chống lại các nhóm người tây phương kể trên ra sao? Liệu hành động của họ có được xem là góp phần bảo vệ đất nước hay đóng góp cho sự phồn vinh của nước Nhật ngày nay? Liệu sự phồn vinh của nước Nhật ngày nay là nhờ vào hành động anh hùng của họ hay nhờ vào mồ hôi, công sức của hàng triệu nông dân, công nhân, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ, các trí thức và cả giai cấp lãnh đạo Nhật có một tầm nhìn xa, mà theo lời của học giả Đỗ Thông Minh, đã “cắn răng chịu nhục, […] cố gắng học hỏi ở các nước [Anh, Pháp, Nga, Đức] để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng [với các cường quốc phương tây]”?[3]
Có thể bạn sẽ thích