Mở cái topic này, có gì mọi người tán gẫu linh tinh về Nhật.
Nền kinh tế Nhật cuối cùng cũng đã quay trở về đúng quỹ đạo, mặc dù chưa thể nói là chắc chắn là nó sẽ phát triển tốt đẹp hay 0
Vào những năm 80, Nhật Bản là nhà máy của thế giới, nhưng sang những năm 90 thì Trung Quốc đã chiếm lĩnh vai trò này. Điều này cùng với 2 yếu tố: Sự sụp đổ của giá đất và Sự thăng hoa của công nghệ Digital (làm lu mờ công nghệ Analog, công nghệ hàng đầu của Nhật) là 3 nguyên nhân chính gây nên sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản trong những năm 90.
3 nguyên nhân này đã đẩy nước Nhật vào việc đối phó với 3 nguy cơ: Phải sắp xếp lại nhân sự; Mất khả năng vay tiền do giá trị đất đai giảm; Bị các sản phẩm Digital chiếm lĩnh thị trường. Và cho đến thời điểm này, có thể nói là Nhật đã cơ bản vượt qua 3 khó khăn trên, và nếu 0 có gì đặc biệt thì kinh tế Nhật sẽ hồi phục và phát triển.
Một trong những lý do giúp nước Nhật phục hồi đó là Nhật đã sớm thức tỉnh trước nguy cơ bị ăn cắp công nghệ tại các nhà máy Trung Quốc. Những bộ phận quan trọng, then chốt đã và đang được đưa vào sản xuất lại tại Nhật. Điều này tránh được việc bị các hàng nhái giá rẻ của Trung Quốc thao túng thị trường.
Ngoài ra 0 thể 0 kể đến 1 lý do quan trọng khác, đó là know-how của các cty Nhật. Có những thiết bị cao cấp mà Trung Quốc 0 thể nào sản xuất nổi. Ngoài việc yêu cầu máy móc kỹ thuật cao, việc sản xuất những thiết bị này yêu cầu know-how trong từng thao tác sản xuất, điều mà các cty Nhật luôn giữ kín từ xưa đến nay. Vì thế, các sản phẩm end-user mang nhãn MadeinJapan tuy ít đi, nhưng số lượng các thiết bị bên trong mang mác MadeinJapan thì vẫn 0 hề giảm. Ví dụ như trong điện thoại Nokia thì có đến 50% thiết bị sx tại Nhật. Hàn Quốc cũng phải nhập rất nhiều các thiết bị của Nhật để sản xuất TV màn hình tinh thể lỏng ....
Vậy tại sao các cty Nhật lại có khả năng chế tạo những thiết bị cao cấp, điều mà cho dù có máy móc kỹ thuật thì chưa chắc các nước khác chế tạo được?
Người Nhật có thói quen hành động theo nhóm, cống hiến hết sức mình cho công ty. Điều này đôi khi khiến cho cá nhân 0 phát huy được hết năng lực của mình nhưng lại phát huy được khả năng kết hợp làm việc với các đồng nghiệp.
Ở 1 công ty Nhật, các know-how có thể được tích trữ trong 50 năm hay 100 năm. Ở Mỹ, hay là như ở Trung Quốc, năng lực cá nhân được đề cao. Mọi người đều lo tìm cách bồi đắp cho bản thân, phát huy năng lực, ứng dụng nó vào trong cty và .... tìm đến công ty tốt hơn. Chính vì thế các cty tích trữ được ít know-how. 1 người làm việc được khoảng 30 năm, và với cách làm việc cá nhân như vậy thì know-how của cty giỏi lắm cũng là 30 năm.
Các cty của Đài loan thì thường theo hình thức gia đình trị, và như thế thì know-how cũng có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng vì là gia đình trị nên quy mô cty khó mà phát triển lên mức tầm cỡ lớn. Các cty Hàn quốc hồi xưa cũng theo hình thức này, nhưng hiện giờ đã có những chuyển biến rõ rệt, vươn lên tầm cao mới, nhưng xét chung thì vẫn chưa thể đạt đến cái (tạm gọi) Chủ nghĩa Công ty của người Nhật được.
Nguyên nhân của điều này có lẽ là do ảnh hưởng của thể chế thời đại phong kiến. Nước Nhật từ thời Edo đã có chế độ Phiên thuộc, mầm mống của Chủ nghĩa Công ty. Trong khi các nước châu Á khác lại là chế độ tập quyền trung ương, mọi người phải tuân theo chỉ thị của cấp cao nhất (Hoàng Đế) chứ 0 thể xây dựng 1 chính sách riêng. Vì thế đa số mọi người 0 có kinh nghiệm xây dựng và điều hành kinh tế với quy mô lớn. Nếu có thì chỉ là quy mô nhỏ theo kiểu kinh tế gia đình.
Chủ nghĩa Công ty của Nhật khiến cty Nhật có thể tích trữ những know-how qua hàng thập kỷ, những sản phẩm trải qua những know-how như vậy sẽ giúp nước Nhật đứng vững trong tương lai.
Nền kinh tế Nhật cuối cùng cũng đã quay trở về đúng quỹ đạo, mặc dù chưa thể nói là chắc chắn là nó sẽ phát triển tốt đẹp hay 0
Vào những năm 80, Nhật Bản là nhà máy của thế giới, nhưng sang những năm 90 thì Trung Quốc đã chiếm lĩnh vai trò này. Điều này cùng với 2 yếu tố: Sự sụp đổ của giá đất và Sự thăng hoa của công nghệ Digital (làm lu mờ công nghệ Analog, công nghệ hàng đầu của Nhật) là 3 nguyên nhân chính gây nên sự suy sụp của kinh tế Nhật Bản trong những năm 90.
3 nguyên nhân này đã đẩy nước Nhật vào việc đối phó với 3 nguy cơ: Phải sắp xếp lại nhân sự; Mất khả năng vay tiền do giá trị đất đai giảm; Bị các sản phẩm Digital chiếm lĩnh thị trường. Và cho đến thời điểm này, có thể nói là Nhật đã cơ bản vượt qua 3 khó khăn trên, và nếu 0 có gì đặc biệt thì kinh tế Nhật sẽ hồi phục và phát triển.
Một trong những lý do giúp nước Nhật phục hồi đó là Nhật đã sớm thức tỉnh trước nguy cơ bị ăn cắp công nghệ tại các nhà máy Trung Quốc. Những bộ phận quan trọng, then chốt đã và đang được đưa vào sản xuất lại tại Nhật. Điều này tránh được việc bị các hàng nhái giá rẻ của Trung Quốc thao túng thị trường.
Ngoài ra 0 thể 0 kể đến 1 lý do quan trọng khác, đó là know-how của các cty Nhật. Có những thiết bị cao cấp mà Trung Quốc 0 thể nào sản xuất nổi. Ngoài việc yêu cầu máy móc kỹ thuật cao, việc sản xuất những thiết bị này yêu cầu know-how trong từng thao tác sản xuất, điều mà các cty Nhật luôn giữ kín từ xưa đến nay. Vì thế, các sản phẩm end-user mang nhãn MadeinJapan tuy ít đi, nhưng số lượng các thiết bị bên trong mang mác MadeinJapan thì vẫn 0 hề giảm. Ví dụ như trong điện thoại Nokia thì có đến 50% thiết bị sx tại Nhật. Hàn Quốc cũng phải nhập rất nhiều các thiết bị của Nhật để sản xuất TV màn hình tinh thể lỏng ....
Vậy tại sao các cty Nhật lại có khả năng chế tạo những thiết bị cao cấp, điều mà cho dù có máy móc kỹ thuật thì chưa chắc các nước khác chế tạo được?
Người Nhật có thói quen hành động theo nhóm, cống hiến hết sức mình cho công ty. Điều này đôi khi khiến cho cá nhân 0 phát huy được hết năng lực của mình nhưng lại phát huy được khả năng kết hợp làm việc với các đồng nghiệp.
Ở 1 công ty Nhật, các know-how có thể được tích trữ trong 50 năm hay 100 năm. Ở Mỹ, hay là như ở Trung Quốc, năng lực cá nhân được đề cao. Mọi người đều lo tìm cách bồi đắp cho bản thân, phát huy năng lực, ứng dụng nó vào trong cty và .... tìm đến công ty tốt hơn. Chính vì thế các cty tích trữ được ít know-how. 1 người làm việc được khoảng 30 năm, và với cách làm việc cá nhân như vậy thì know-how của cty giỏi lắm cũng là 30 năm.
Các cty của Đài loan thì thường theo hình thức gia đình trị, và như thế thì know-how cũng có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng vì là gia đình trị nên quy mô cty khó mà phát triển lên mức tầm cỡ lớn. Các cty Hàn quốc hồi xưa cũng theo hình thức này, nhưng hiện giờ đã có những chuyển biến rõ rệt, vươn lên tầm cao mới, nhưng xét chung thì vẫn chưa thể đạt đến cái (tạm gọi) Chủ nghĩa Công ty của người Nhật được.
Nguyên nhân của điều này có lẽ là do ảnh hưởng của thể chế thời đại phong kiến. Nước Nhật từ thời Edo đã có chế độ Phiên thuộc, mầm mống của Chủ nghĩa Công ty. Trong khi các nước châu Á khác lại là chế độ tập quyền trung ương, mọi người phải tuân theo chỉ thị của cấp cao nhất (Hoàng Đế) chứ 0 thể xây dựng 1 chính sách riêng. Vì thế đa số mọi người 0 có kinh nghiệm xây dựng và điều hành kinh tế với quy mô lớn. Nếu có thì chỉ là quy mô nhỏ theo kiểu kinh tế gia đình.
Chủ nghĩa Công ty của Nhật khiến cty Nhật có thể tích trữ những know-how qua hàng thập kỷ, những sản phẩm trải qua những know-how như vậy sẽ giúp nước Nhật đứng vững trong tương lai.
Có thể bạn sẽ thích