Biến giấc mơ của trẻ thành sự thật

Biến giấc mơ của trẻ thành sự thật

Cậu bé Kota Yahata đã sẵn sàng cho chuyến đi của mình. Áo thun, quần jeans, bít tất và cả đôi giày đều có chữ cái mà cậu yêu thích "Thomas chiếc đầu máy", cậu bé đến từ quận Hiroshima đã bắt đầu một hành trình diệu kỳ đến Thomas Land, một khu vực của công viên giải trí Fujikyu Highland ở quận Yamanashi.

Đem ước mơ đến với vì sao

Đêm trước chuyến đi 3 ngày, cậu đã hồi hộp đến mức không ngủ được cho đến tận 2 giờ sáng.

Khi Kota và bố mẹ cậu đặt chân đến Thomas Land vào ngày 6-9, cậu là đứa trẻ thứ 800 của Nhật Bản có giấc mơ biến thành sự thật, là những công việc tốt đẹp của tổ chức Make-A-Wish Nhật Bản, một tổ chức từ thiện với nỗ lực biến giấc mơ của những đứa trẻ bị bệnh hiểm nghèo thành sự thật.

Khi Kota 2 tuổi, người ta đã phát hiện một khối u trong thận của cậu bé. Thoạt tiên, bệnh tình của Kota được xem là rất nguy hiểm nhưng không đe dọa đến cuộc sống. Quả thận đã được phẫu thuật tại bệnh viện Hiroshima.

Với những trường hợp tương tự, khả năng phát bệnh là rất thấp. Nhưng vào tháng 12-2004, căn bệnh ung thư đã di căn đến phổi của cậu, cơ hội sống sót của cậu lúc này rất ít ỏi.

Mọi thứ dường như sụp đổ trước mắt mẹ cậu bé, bà không thể chịu đựng nổi khi nghĩ về đám tang của Kota. Rồi một cách vô thức, những suy nghĩ của bà mẹ tội nghiệp chuyển sang nỗi lo lắng về những người sẽ tham gia đám tang con trai mình, những cậu bé thậm chí chưa đủ tuổi để học lớp mẫu giáo.

"Tôi không thể nhìn vào mắt con sau khi nhận được tin đó. Mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt con tôi chỉ muốn khóc lên", bà tâm sự. Sau khi nói chuyện với bạn bè và mẹ của những đứa trẻ cũng mắc bệnh tương tự, bà quyết định hành động. Bà làm bất cứ chuyện gì trong khả năng của mình để cứu con trai mình. Và tổ chức Make-A-Wish là nơi mẹ cậu tìm đến.

Kota rời khỏi bệnh viện vào cuối tháng 7. Mọi thứ đã được sắp xếp, cậu bé cùng bố mẹ lên tàu cho chuyến đi của mình đến Thomas Land. Đó là lần đầu tiên cả gia đình cậu có một chuyến du lịch dài ngày cùng nhau.

Được thành lập năm 1980 tại Mỹ, tổ chức Make-A-Wish đã có mặt trên 27 nước và lãnh thổ ngoài nước Mỹ. Chi nhánh ở Nhật ra đời vào năm 1982 do bà Susan Albright, một phụ nữ người Mỹ sống ở Okinawa sáng lập.

Khi bà trở về Mỹ năm 1984, trụ sở của tổ chức được chuyển đến Tokyo. Đến bây giờ đã có 7 văn phòng đại diện trên nước Nhật. Trong gói hành lý của phi hành gia Soichi Noguchi khi bay vào vũ trụ hồi tháng 7 vừa rồi là một chiếc áo được cắt dán bởi 101 trẻ em Nhật Bản của nhóm Make-A-Wish. Dù có một vài đứa trẻ đã không đợi được đến ngày Noguchi bước vào cuộc thám hiểm, nhưng ít nhất những ước vọng của chúng cũng đã đến với các vì sao.

Hiện nay, tổ chức này ở Nhật Bản có 10 thành viên chính thức và 3.000 tình nguyện viên trong cả nước. Các bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để nhận được sự quan tâm của cộng đồng bằng những hành động thiết thực.

Với thắc mắc tại sao người ta dùng một số tiền giúp đỡ một trẻ em mà thay vì đó với số tiền ấy họ có thể giúp đến 10 trẻ em, tổ chức này mong muốn biến giấc mơ của trẻ em thành hiện thực dù những đứa trẻ này có điều kiện khác nhau, từ nhiều nơi và những ước muốn được đến công viên giải trí lớn vì những những lý do khác nhau.

Những đứa trẻ được giúp đỡ thường nằm trong độ tuổi từ 3 đến 17 tuổi và đang phải chịu đựng những căn bệnh hiểm nghèo. Tự bé hoặc bố mẹ của bé có thể gửi đơn đến trung tâm. Mỗi khi đơn được chấp nhận, trung tâm sẽ gửi người đến để tìm hiểu giấc mơ của trẻ là gì và bắt tay thực hiện điều ước đó.

Và một kết cục có hậu

Tuy nhiên, một kết chuyện có hậu như trường hợp của Sanae Higashionna sau đây là tương đối hiếm. Năm 1991, khi 12 tuổi, Sanae bị chẩn đoán là mắc bệnh máu trắng. Cuộc sống của cô chỉ có thể kéo được ít tháng nếu cô không tìm được tuỷ sống phù hợp để thay. Tình trạng của cô ngày càng một tồi tệ hơn.

Rồi một ngày, Sanae nghe được bài hát "Tự hào", một bản nhạc Rock. Bài hát nói về những khó khăn trong cuộc sống và sự quan trọng khi bạn giữ vững được niềm tự hào để tiếp tục sống. Thế nhưng Sanae vẫn tiếp tục mất hi vọng vào cuộc sống. "Tôi thường lo lắng liệu mình có thức dậy vào ngày tiếp theo hay không? Tôi thường thức dậy với miệng đầy máu vì lượng tiểu huyết cầu quá thấp".

2 năm sau, năm 1993, Susan Albright tới thăm cô và hỏi cô điều gì cô muốn nhất. Sanea trả lời rất nhanh là muốn được đi xem chương trình ca nhạc của nhóm nhạc hát bài "Tự hào" mà cô từng nghe. Vậy là sau khi nhận được tấm vé ca nhạc, hàng đêm cô luôn cầu nguyện mình khỏe mạnh hơn để có thể được đi dự thay vì sợ hãi như trước nay.

Những suy nghĩ tích cực giúp Sanae hồi phục nhanh chóng. 3 tuần trước khi bay tới Hokkaido, bác sĩ lần đầu tiên trong một thời gian dài điều trị quyết định cô không cần truyền máu nữa. Sau chuyến đi như mơ đó, cuộc đời Sanae bước sang một trang mới. Cô tiếp tục không phải truyền máu nữa. Tủy sống của cô cũng nhanh chóng khỏe mạnh như người thường.

Sau đó, Sanae quyết định dạy những trẻ em khuyết tật. Cô đã gặp rất nhiều trẻ em trong thời gian ở bệnh viện và tìm thấy tình yêu cuộc sống từ chúng. Sanae đăng ký vào học trường ĐH Ryukyu và trường Chiba. Hiện nay, Sanae hoàn toàn khỏe mạnh và đang dạy học cho trẻ em khuyết tật ở quận Chiba.

Với Michiko, mẹ của Kota, chuyến đi đã đem lại cho bà sức mạnh dũng cảm để nhìn vào mắt con. Hiện nay, gia đình cậu đang nghĩ về một chuyến đi khác, không phải là sự giúp đỡ của hội từ thiện nào. Sau đó, họ sẽ có một buổi tổ chức sinh nhật lần thứ 4 cho Kota tại khách sạn lần đầu tiên họ được ở. Đó là 4 căn phòng trang trí theo kiểu của Thomas và chính cậu bé sẽ tự khám phá chúng.

(Theo Asahi)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top