Xã hội Biện pháp đối phó Corona, Nhật Bản hoàn toàn là "học sinh yếu kém của châu Á"

Xã hội Biện pháp đối phó Corona, Nhật Bản hoàn toàn là "học sinh yếu kém của châu Á"

Sự tái nhiễm của loại coronavirus mới tiếp tục lan rộng khắp quần đảo Nhật Bản. Vào ngày 7 tháng 8, số ca nhiễm cao nhất từng được ghi nhận là 1580 ca ở Nhật Bản, bao gồm 462 ca ở Tokyo, 107 ca ở Kanagawa, 158 ca ở Aichi, 255 ca ở Osaka, 136 ca ở Fukuoka và 100 ca ở Okinawa.

Đó là một tình huống rất đáng báo động. Thống đốc Tamaki của tỉnh Okinawa, Thống đốc Omura của tỉnh Aichi, Thống đốc Ogawa của tỉnh Fukuoka , những người không thể chịu đựng được nữa , đang ban hành tuyên bố tình trạng khẩn cấp của riêng từng tỉnh ( 'cảnh báo corona' ở Fukuoka).

Cuộc họp báo đầu tiên của Thủ tướng sau một thời gian dài, ngạc nhiên vì nội dung mờ nhạt

Số người bị nhiễm trên 100.000 người mà NHK tổng hợp dữ liệu trong một tuần cho đến ngày 1 tháng 8 là (1) Okinawa với 18,38 người , (2) Tokyo với 15,72 người, (3) Fukuoka với 13,83 người , (4) Osaka với 13,68 người , ( 5) Aichi với 12,80 người , (6) Miyazaki với 9,51 người , (7) Kumamoto với 8,98 người (8) Kyoto với 6,39 người (9) Gifu với 6,24 người , (10) Hyogo với 5,25 người.

Tỉnh Okinawa đứng đầu danh sách. Ngoài hòn đảo chính của Okinawa, các trường hợp nhiễm bệnh đã được tìm thấy ở đảo Ishigaki, đảo Miyako và đảo Nishimote, nhưng điều này là do nhiều khách du lịch đã đến thăm đảo. Một yếu tố khác đằng sau sự gia tăng này là việc khởi động chiến dịch Go To Travel vào ngày 22 tháng 7, dự kiến sẽ diễn ra sau khi dịch bệnh đã lắng xuống.

Một số khách du lịch có thể an tâm khi nghĩ rằng sẽ không sao nếu họ đến Okinawa, và một phần tư số người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là những người trẻ tuổi, không có triệu chứng và không biết rằng họ bị nhiễm bệnh. Điều này có thể đã dẫn đến sự lan rộng lây nhiễm.

Nhiều người dân ở Okinawa kiếm sống bằng du lịch tham quan . Thống đốc Tamaki hẳn cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp như một biện pháp tuyệt vọng, nhưng toàn ngành du lịch đang phải vật lộn với việc liên tục hủy chuyến. Tình trạng này diễn ra giống nhau trên khắp cả nước. Vai trò của Thủ tướng Abe là cân bằng giữa các biện pháp phòng chống lây nhiễm và các hoạt động kinh tế, nhưng có vẻ như ngài không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

img_f07ed3a0cbcaa52db53d430fb1faf3313375216.jpg


Thủ tướng Abe cho biết quyết định vào ngày 6 tháng 8 tại Hiroshima, nơi ngài tham dự buổi lễ tưởng niệm ngày bom nguyên tử, rằng "không phải là lúc để ban bố ngay tình trạng khẩn cấp", nhưng về chiến dịch Go To Travel, ngài cho biết, "Tôi sẽ khuyến khích cả những người kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lan rộng lây nhiễm và thúc đẩy / thiết lập một phong cách du lịch mới yên tâm và an toàn trong thời đại 'Với Corona' "

"Dù là sự chỉ đạo rất khó khăn, nhưng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân, sinh kế và việc làm của họ để không phải ban bố tình trạng khẩn cấp một lần nữa", Thử tướng Abe đã bày tỏ.

Tất cả người dân đều lo lắng vì chính phủ không đưa ra "biện pháp cần thiết" là gì và không thực hiện nó. Bởi vì không thực hiện, nếu thủ tướng không làm gì mà tiếp tục những lời nói suông không có nội dung như vậy thì tôi không hiểu liệu những phát ngôn sau một thời gian dài của ngài là để làm gì ? Nếu chỉ yêu cầu thực hiện các chính sách ngăn ngừa lây nhiễm với người dân thì chính phủ là không cần thiết.

"Mô hình Nhật Bản" đã tự khen , kết quả thảm hại trong làn sóng thứ hai

Vì tình hình tái lây nhiễm ở Nhật Bản là nghiêm trọng nên giữa những người Nhật, các quốc gia khác chỉ được nói đến là Mỹ, cũng đang trong tình trạng nghiêm trọng, nhưng thật ngạc nhiên khi Nhật Bản được so sánh với các nước châu Á.

Nhật Bản khoe khoang rằng họ đã kiểm soát thành công sự lây nhiễm trong đợt đầu tiên và các nước khác ca ngợi nó bằng cách gọi đây là "mô hình của Nhật Bản. Tuy nhiên, giờ đây làn sóng thứ hai đã đến. nhìn vào các con số thống kê cho thấy sự nổi lên của Nhật Bản ở châu Á.

So với Châu Âu và Mỹ, các nước Châu Á có tỷ lệ tử vong thấp hơn, và các lý do khác nhau như tiêm chủng BCG đã được coi là lý do giải thích cho điều này. Nhìn vào số người nhiễm bệnh / tử vong tính đến ngày 6/8, Trung Quốc 84.528 người / 4.634 người, Hàn Quốc 14.499 người / 302 người, Thái Lan 3330 người / 58 người, Việt Nam 747 người / 10 người, Đài Loan là 476 người / 7 người, Nhật Bản là 45.006 người / 1048 người . Xét về tỷ lệ dân số, Nhật Bản là quốc gia kém nhất trong danh sách. Không thể nói rằng Nhật Bản luôn là một học sinh ưu tú.

Tại sao điều này xảy ra? Về cơ bản, nguyên tắc cơ bản của biện pháp chống các bệnh truyền nhiễm từ ngày xưa như "khám và cách ly" đã không chính xác . Đặc biệt, như tôi đã luôn lập luận rằng việc "xét nghiệm" là không đầy đủ và vẫn đang tiếp tục cho đến tận bây giờ.

Các cuộc họp của các chuyên gia đã làm gì? Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã không làm bất cứ điều gì để giúp cho việc ủy thác tư nhân xét nghiệm hay sử dụng bảo hiểm trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông lẽ ra nên là đại diện của người dân, đã không yêu cầu điều đó tới chính phủ , và đã chỉ toàn tuyên bố Đại Bản Doanh.

Về điểm đó, nói cho cùng thì Nhật Bản không tồn tại khoa học, chính trị, cũng không có phương tiện truyền thông đại chúng.

Ngay cả các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cũng có thể đã hợp tác với những người kiểm soát căn bệnh này, họ nói rằng “Nếu các xét nghiệm PCR được thực hiện với số lượng lớn, sự sụp đổ y tế sẽ xảy ra”. Tiến sĩ Yoshio Otani , một bác sĩ ở Tokyo kêu gọi “tôi muốn xét nghiệm PCR nhiều hơn” khi ông xuất hiện trên TV vào giữa tháng Hai, ông đã bị những người ủng hộ chính quyền Abe, bao gồm cả phe cánh hữu bảo thủ tấn công, "Ông đang chỉ trích chính phủ?" trở thành trở ngại cho việc điều trị y tế, vì vậy ông đã ngừng xuất hiện trên truyền hình.

Ngày 6/3, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho phép xét nghiệm PCR được sử dụng bảo hiểm, nhưng trên thực tế đây được coi là hình thái của công việc ủy thác của các phòng nghiên cứu truyền nhiễm nên trở thành cơ chế có quá nhiều rào cản đối với việc áp dụng . Đây là hệ thống quy định Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, hệ thống độc quyền thông tin của các phòng nghiên cứu truyền nhiễm.

Nếu không xét nghiệm đầy đủ thì không thể nắm bắt được chính xác tình trạng lây nhiễm thực tế. Các phương tiện truyền thông chỉ toàn đưa ra số lượng người nhiễm bệnh chứ không phải số lượng xét nghiệm PCR đồng thời. Nguyên nhân khiến số lượng người nhiễm bệnh ở các " con phố đêm" như Kabukicho tăng nhanh là do các xét nghiệm PCR đã triệt đẻ tại các quán bar và câu lạc bộ host club. Nếu toàn bộ khu vực Kabukicho quyết định sáng suốt trong việc mở rộng đợt xét nghiệm này sớm hơn, chẳng phải sé tránh được trước khi làn sóng thứ hai lan rộng như bây giờ hay sao ?

Cả các chuyên gia quốc gia và cố vấn của Chính quyền Tokyo đều không nghe thấy bất kỳ đề xuất nào được đưa ra. Do đó, họ bị chỉ trích vì là một học giả được chính phủ bảo trợ.

Còn quá sớm để đánh giá thuyết miễn dịch tập thể của Thụy Điển

Công việc của chính trị là lắng nghe các ý kiến khác nhau của các nhà khoa học và cuối cùng là đưa ra quyết định chính sách dựa trên nhận định của chính mình. Đây là hai ví dụ điển hình.

Một là Thụy Điển. Dựa trên thuyết về miễn dịch tập thể, Thụy Điển tiếp tục các hoạt động kinh tế và xã hội bình thường mà không áp đặt bất kỳ hạn chế nào. Tính đến ngày 6/8, cả nước có 81.540 người nhiễm bệnh / 5.760 người tử vong. Đan Mạch là 14.185 người / 616 người , Na Uy 9409 người /256 người, Phần Lan 7512 người / 331 người , so với các nước Bắc Âu láng giềng, cho dù nhìn vào tỷ lệ dân số cũng thấy sự vượt trội áp đảo.

Kết quả là, đã có những chỉ trích gay gắt, chẳng hạn như " thuyết miễn dịch tập thể là sai lầm" và "các quốc gia láng giềng đã trở thành bức tường của sự lan rộng lây nhiễm." Tuy nhiên, người dân đang làm theo chỉ đạo của chính phủ. Mặc dù người cao tuổi và những người mắc bệnh tiềm ẩn được chăm sóc chu đáo nhưng người dân vẫn sống một cuộc sống không thay đổi gì so với trước kia.

Khi Corona ổn định, có thể đánh giá được phương pháp của Thụy Điển có đúng hay không, nhưng ở giai đoạn này vẫn chưa thể đánh giá được. Tuy nhiên, có một lý thuyết dịch tễ học ở đây và có sự lựa chọn của các chính phủ đã áp dụng nó.

Các biện pháp "thiếu khoa học" của Brazil chống lại Corona , nhưng tỷ lệ ủng hộ của tổng thống tăng cao

Một ví dụ khác là Brazil, Tổng thống Bolsonaro khẳng định ưu tiên các hoạt động kinh tế, nói rằng "Corona chỉ là một cơn cảm lạnh". Ngay cả khi ông, vợ và một phần ba thành viên nội các bị lây nhiễm, ông vẫn kiên định với quan điểm của mình. Tính đến ngày 6 tháng 8, 2.859.073 người bị nhiễm bệnh và 97.256 người tử vong, mức độ tồi tệ thứ hai sau Mỹ.

Có thể không có khoa học hoặc dịch tễ học ở đây, nhưng ít nhất chính trị vẫn tồn tại. Có thể nói rằng điều đó là quá đáng, nhưng tỷ lệ ủng hộ của tổng thống đang tăng cao.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump không kiên định như Tổng thống Bolsonaro, và ông đã thay đổi quan điểm của mình, kêu gọi mọi người đeo khẩu trang. Tuy nhiên, con số 4.823.890 người nhiễm bệnh và 158.250 người tử vong được coi là một thất bại của các biện pháp đối phó với corona, và tỷ lệ ủng hộ của ông Trump bị giảm xuống, xếp sau ứng cử viên Biden trong dự đoán bầu cử tổng thống.

Mặc dù vậy, ngay cả ở Mỹ, có thể dễ dàng nhận được một lượng lớn các xét nghiệm PCR. Về mặt đó, Nhật Bản kém Mỹ.

Nhìn vào các phương tiện truyền thông đại chúng ở Châu Âu và Mỹ, họ chỉ trích các vấn đề trong các biện pháp đối phó của chính phủ và để các chuyên gia không chính thống xuất hiện trên TV và đóng góp cho các tờ báo và tạp chí. Ngoài ra, chính họ cũng báo cáo cuộc điều tra và tiết lộ sự dối trá của chính phủ. Báo chí Nhật Bản không làm loại công việc đương nhiên như thế này. Giới báo chí Nhật Bản luôn cố gắng đăng chủ trương của các học giả và chính phủ. Nó không thay đổi nhiều so với thể chế tổng động viên quốc gia của Nhật Bản, một quốc gia quân sự trước chiến tranh.

Trung Quốc là một quốc gia chuyên quyền của Đảng Cộng sản độc tài, và chính phủ đã triệt để các xét nghiệm PCR và phong tỏa các khu vực bị nhiễm bệnh. Kết quả được phản ánh qua thực tế là đã dập tắt được dịch bệnh ở chợ đầu mối thực phẩm đã phát sinh trong tháng 6. Chỉ là cái cớ khi nói rằng vì là quốc gia độc tài nên có thể, còn Nhật Bản là quốc gia dân chủ nên không thể.Điều này là do cả Hàn Quốc và Đài Loan, những quốc gia có cùng chế độ dân chủ ở châu Á, đều được thực hiện.

Chính quyền Abe và chính quyền đô thị Koike là những ví dụ điển hình về “sự thất bại của chính phủ”.

( Tham khảo )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top