Bom nguyên tử ra đời tròn 60 năm

Bom nguyên tử ra đời tròn 60 năm

Trong cái nóng thiêu đốt của tháng 7, hàng nghìn người đã đổ về New Mexico-Mỹ và tìm đến nơi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới phát nổ.

Ngày 16/7/1945, đúng lúc 5h29 phút 45 giây giờ địa phương tại bang New Mexico, Hoa Kỳ, quả bom nguyên tử đầu tiên khai ngòi. Binh nhì Daniel Yearout, một trong những người chứng kiến vụ nổ nói: ''Khi ấy, cả thế giới bùng lên trong một quầng sáng".
images686337_ngtu.jpg

Vụ nổ bom nguyên tử ngày 16/07/1945 đã thay đổi cả thế giới
Sáu thập kỷ kể từ ngày đó, nay nhân loại đang nhìn lại xem sự kiện này có ý nghĩa gì.

Khi được hỏi lúc sinh thời rằng ông nghĩ gì về bom nguyên tử, nhà khoa học hàng đầu trong nhóm chế tạo bom là J Robert Oppenheimer đã trích Bhagavad-Gita-câu thơ Ấn Giáo yêu thích của ông: ''Ta là Sự Chết, là kẻ tàn phá vô vàn thế giới''.

Oppenheimer và các khoa học gia tham dự chương trình chế tạo bom hạt nhân hoàn toàn ý thức được rằng từ khi ấy, thế giới loài người thay đổi vĩnh viễn. Tuy nhiên, những người như binh nhì Yearout phải mất một thời gian mới hiểu được tầm cỡ của sự việc.

Thế giới bên ngoài cũng chỉ hiểu vấn đề rõ hơn sau ngày 6/8/1945, khi thành phố Hiroshima của Nhật trở thành nạn nhân đầu tiên của vũ khí nguyên tử.

Thành phố bí mật

Daniel Yearout khi ấy 25 tuổi, đang làm việc trong một đơn vị cơ khí và kỹ sư của lục quân Mỹ thì được điều đến nơi mang tên 'Vùng Số Không' (Ground Zero) vào sáng ngày 16/07/1945. Nơi anh đóng quân là căn cứ bí mật ở Los Alamos, được chính quyền Mỹ cho xây dựng trong một vùng đồi kín đáo tại tiểu bang New Mexico.

Đây chính là nơi đặt phòng thí nghiệm chế ra bom nguyên tử - loại vũ khí được quân đội Mỹ kỳ vọng rằng nó sẽ giúp họ chiến thắng trong Thế Chiến II.

Trái bom plutonium 19 kiloton mang tên 'The Gadget' được đặt lên một tháp bằng thép và cho phát nổ trên đó.

images686335_bom.jpg

Trái bom plutonium 19 kiloton mang tên ''The Gadget'' được đặt lên một tháp bằng thép và cho phát nổ trên đó

Khoảng 8000 người làm việc ở thành phố bí mật này. Họ là các nhà khoa học cùng gia đình, các kỹ thuật viên, quân nhân và nhân viên hành chính. Tất cả làm việc theo đúng chức năng nhưng thực ra rất ít người hiểu rõ và được phép biết về dự án bom nguyên tử.

Thậm chí bây giờ, ông Yearout, hiện sống ở Waverly, Tennessee vẫn nhớ lại rằng Los Alamos là một trong những nơi bí mật nhất.

Ngày nổ bom

Sáng 16/7/1945, đoàn xe đi chừng 320km vào sa mạc, đến một nơi mang tên Alamorgordo, cách Vùng Số Không gần 30km. Họ được điều đến đó để đề phòng trường hợp dân chúng tại một vài làng cần phải được sơ tán.

Người chỉ huy nói với binh nhì Yearout và các binh sĩ khác rằng họ sẽ tham dự một cuộc thí nghiệm. Ông nói: ''Nếu mọi thứ trôi chảy thì chiến tranh sẽ chấm dứt trong vài ngày tới, nếu không, ai cũng sẽ tiêu tan''.

Yearout và các binh sĩ khác được lệnh trèo lên một quả đồi. Trời có giông tố nên cuộc thí nghiệm dự kiến diễn ra vào lúc 4 giờ sáng đã bị chậm lại đôi chút.

Lúc gần tới 5h30, các nhà khoa học chui vào hầm trú ẩn và đeo kính quan sát song các quân nhân thì vẫn được lệnh nằm trên đồi.

David Yearout ngày đó là một binh nhì 25 tuổi đóng tại căn cứ Los Alamos. Ông nói: 'Tôi không nhớ khi ấy mình đứng hay nằm dưới một hàng rào''.

images686333_yearout.jpg

Binh nhì Yearout 25 tuổi nay đã thành một cụ già.
''Đột nhiên, không có một tiếng động mà cả thế giới bừng sáng. Khi tôi định thần lại, tôi nhớ mình nằm trên mặt đất, quay lưng về phía vụ nổ. Tôi lấy tay che mắt nhưng nhìn thấy tất cả các xương ngón tay, như khi chiếu X quang vậy. Tôi hé mắt nhìn quanh và quay về phía nguồn sáng. Tôi nghe thấy cả Trái đất rung chuyển và thấy một trái cầu bằng lửa cực lớn bay lên bầu trời. Trái cầu lửa cứ lớn dần lên, lớn dần lên. Tiếng rung chuyển kéo dài chừng 10 phút, lan ra khắp mọi núi đồi. Sau đó, trái cầu lửa rơi dần xuống và khói đen bốc lên''.

Ông kể rằng khi ấy ông cảm thấy rất sợ. Nhưng khi quay trở lại lều, các binh sĩ lại vẫn đánh bài với nhau như chẳng có chuyện gì khác lạ. Chỉ có anh thợ ảnh đi cùng thì sung sướng nói đã chụp được nhiều hình thật tốt. Sau đó, không ai được quyền nói chuyện về những điều đã thấy.

Vụ nổ tạo ra sức nóng lớn hơn bốn lần so với nhiệt độ bên trong mặt trời và người ta có thể nhìn trái trái cầu lửa từ cách xa 400km. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, dự án mang tên Trinity (Ba Ngôi) được thông báo rằng một vụ nổ kho đạn của quân đội.

Tại bàn hội nghị ở Potsdam ở ngoại ô Berlin, Tổng thống Harry Truman đợi mật điện nói vụ thử bom đã thành công.

(Theo BBC)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top