[WRAP]http://www.sendmefile.net/uploads/d16712ad1d.jpg[/WRAP]
(Ảnh: France 24, Báo Cần Thơ)
[/Một cây cầu bằng giấy cactông (ảnh) có thể đưa 20 người qua sông cùng lúc là công trình của kiến trúc sư Nhật Shigeru Ban, người đã thực hiện nhiều căn nhà bằng giấy cactông cho các trại tị nạn động đất ở Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay cho người tị nạn Rwanda.
Ông cũng là đồng tác giả của Trung tâm Pompidou ở Metz (Pháp), một công trình nổi tiếng được xây bằng gỗ, bêtông, thép và thủy tinh.
Cây cầu giấy vừa được khánh thành cuối tuần qua bắc ngang kênh dẫn nước Pont-du-Gard nằm ở Lyon, Pháp. Cầu dài 20m. Giấy cactông xây cầu gồm nhiều khúc hình ống với đường kính 11,5cm, độ dày của giấy 11,9mm, bên trong có lót vải quấn tròn
Toàn bộ công trình nặng 7,5 tấn với tải trọng tối đa 1,5 tấn. Khách qua cầu sẽ giẫm lên các thanh nằm ngang làm bằng một hỗn hợp giấy và nhựa tái sinh. Móng cầu là những thùng gỗ đựng đầy cát và sỏi. Ông Shigeru Ban giải thích: “Để dựng cầu cho nhanh. Vả lại, ximăng rất khó tái sinh”.
Theo AFP, Tuổi trẻ
(Ảnh: France 24, Báo Cần Thơ)
[/Một cây cầu bằng giấy cactông (ảnh) có thể đưa 20 người qua sông cùng lúc là công trình của kiến trúc sư Nhật Shigeru Ban, người đã thực hiện nhiều căn nhà bằng giấy cactông cho các trại tị nạn động đất ở Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay cho người tị nạn Rwanda.
Ông cũng là đồng tác giả của Trung tâm Pompidou ở Metz (Pháp), một công trình nổi tiếng được xây bằng gỗ, bêtông, thép và thủy tinh.
Cây cầu giấy vừa được khánh thành cuối tuần qua bắc ngang kênh dẫn nước Pont-du-Gard nằm ở Lyon, Pháp. Cầu dài 20m. Giấy cactông xây cầu gồm nhiều khúc hình ống với đường kính 11,5cm, độ dày của giấy 11,9mm, bên trong có lót vải quấn tròn
Toàn bộ công trình nặng 7,5 tấn với tải trọng tối đa 1,5 tấn. Khách qua cầu sẽ giẫm lên các thanh nằm ngang làm bằng một hỗn hợp giấy và nhựa tái sinh. Móng cầu là những thùng gỗ đựng đầy cát và sỏi. Ông Shigeru Ban giải thích: “Để dựng cầu cho nhanh. Vả lại, ximăng rất khó tái sinh”.
Theo AFP, Tuổi trẻ
Có thể bạn sẽ thích