Cơ bản về cách đọc Kanji

q.hoa

New Member
Hầu hết mọi chữ đều có 2 cách đọc khác nhau gọi là 音読み (おんよみ) và 訓読み(くんよみ). 音読み là cách đọc theo âm gốc của chữ Hán trong khi 訓読み là cách đọc theo âm Nhật. Những chữ Hán xuất hiện dưới dạng chữ ghép hay 熟語 thường được đọc theo 音読み trong khi những chữ kanji đứng một mình thường được đọc theo 訓読み. Ví dụ chữ 力(ちから) được đọc bằng 訓読み trong khi chữ tương tự trong từ ghép như 「能力 lại được đọc theo 音読み (trong trường hợp này là りょく).
Một số chữ nhất định (đặc biệt là những chữ hay sử dụng)có thể có 1 hay cả 2 cách đọc theo 音読み hay 訓読み. Ví dụ, trong từ 怪力, 力 được đọc là りき chứ không phải làりょく. Một số chữ ghép nhất định cũng có cách đọc riêng chữ không phải là tổng hợp của cách đọc của các chữ tạo nên nó. Những cách đọc này phải được ghi nhớ riêng.
訓読み Cũng được dùng cho các tính từ và động từ chứ không chỉ được sử dụng cho những chữ đứng đơn lẻ. Những chữ này thường có 1 chuỗi ký tự kèm theo gọi là okurigana. Điều này giúp giữ nguyên cách đọc các chữ Hán ngay cả khi thay đổi hoặc chia các từ đó. Ví dụ, dạng quá khứ của động từ 「食べる」 là 「食べた」. Ngay cả khi động từ đã được thay đổi, cách đọc chữ 「食」vẫn được giữ nguyên. Okurigana cũng được dùng để phân biệt giữa nội và ngoại động từ
Một nguyên tắc nữa cũng gây khó dễ cho người mới bắt đầu học là cách đọc của các chữ kanji ghép có thể hơi thay đổi để khiến chúng dễ đọc hơn. Cách chuyển đổi thông dụng là đổi các âm / h / thành các âm / b / hay / p / hay đổi âm 「つ」 thành 「っ」. Ví dụ: 「一本」、「徹底」、và 「格好」.
Một khía cạnh thú vị khác của kanji mà bạn sẽ gặp là những từ có nghĩa giống nhau thì thường đựợc phát âm giống nhau nhưng lại dùng các chữ kanji khác nhau để tạo ra sự hơi khác biệt về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ 「聞く」(きく) nghĩa là "lắng nghe" giống như 「聴く」(きく). Sự khác biệt duy nhất là 「聴く」 có nghĩa là lắng nghe chăm chú hơn. Ví dụ như nghe nhạc người ta hay dùng 「聴く」 hơn là 「聞く」. 「聞く」 cũng có thể có nghĩa "hỏi han" bên cạnh nghĩa "lắng nghe" nhưng「訊く」(きく)chỉ có nghĩa là "hỏi han". 1 ví dụ khác nữa là cách viết 「見る」 thành 「観る」 khi dùng để mô tả hành động xem 1 show diễn, ví dụ như xem phim. Một ví dụ thú vị khác nữa là 「書く」(かく)với nghĩa "viết" trong khi 描く (かく) có nghĩa là "vẽ". Tuy nhiên, khi bạn phác họa 1 hình ảnh trừu tượng trong 1 cuốn sách khoa học nào đó, cách đọc từ 「描く」 lại trở thành 「えがく」. Cũng có những trường hợp ngữ nghĩa và kanji được giữ nguyên nhưng lại có nhiều cách đọc như từ 「今日」 có thể đọc là 「きょう」、「こんじつ」, hay 「こんにち」. Trong trường hợp này, chọn cách đọc nào không quan trọng, ngoại trừ việc 1 số cách đọc được chuộng hơn trong 1 ngữ cảnh cụ thể nào đó.
Ý nghĩa biểu thị của Hán ngữ được ghép lại từ hơn hai chữ có tính phân tích, tức là nghĩa của nó có thể suy đoán từ nghĩa của từng từ. Ví dụ, chữ jaku (弱, "nhược") khi ghép với các chữ sei (脆, "thúy", "dễ vỡ"), hin (貧, "bần", "nghèo"), nan (軟, "nhuyễn", "mềm, ủ rủ"), haku (薄, "bạc", "ốm yếu"), tạo thành từ vựng có tính phân tích - giải thích như zeijaku (脆弱, "dễ vỡ"), hinjaku (貧弱, "nghèo", "xơ xác"), nanjaku (軟弱, "ốm yếu"), hakujaku (薄弱, "yếu đuối)
Cuối cùng, có 1 chữ đặc biệt là 々 lại không phải là 1 chữ kanji thật sự. Nó chỉ có nghĩa đơn giản là cho biết chữ đứng trước nó cần được lặp lại. Ví dụ 「時時」、「様様」、「色色」、「一一」 thường được viết là「時々」、「様々」、「色々」、「一々」.
 

Qualhasif

New Member
Cuối cùng, có 1 chữ đặc biệt là 々 lại không phải là 1 chữ kanji thật sự. Nó chỉ có nghĩa đơn giản là cho biết chữ đứng trước nó cần được lặp lại. Ví dụ 「時時」、「様様」、「色色」、「一一」 thường được viết là「時々」、「様々」、「色々」、「一々」.

"々" người Trung Quốc gọi là "điệp tự phù hiệu" (疊字符號/叠字符号) hoặc "trùng văn hiệu" (重文號/重文号). Trong Trung văn nó chỉ được dùng trong trường hợp phi chính thức. Gần đây phỏng theo kiểu viết bình phương bậc hai một số người viết thêm số 2 nhỏ ở bên góc phải của chữ để biểu thị chữ này được lặp lại nhưng cũng tương tự như "々", kiểu viết như vậy không được chấp nhận trong văn bản chính thức. Tình hình sử dụng ở Nhật Bản thì khác, ngay cả trong văn bản chính thức cũng có thể dùng.
 

Điểm tin

Top