Đầu tháng 4-2005, tập đoàn EPSON đã mời báo chí các nước Việt Nam, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia... đến thăm các cơ sở nghiên cứu, sản xuất của EPSON tại Nhật Bản. EPSON có hoạt động sản xuất kinh doanh tại hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, từ lâu người tiêu dùng đã quá quen thuộc với thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng.
Từ hơn 10 năm nay, thị trường Việt Nam cũng không xa lạ gì các máy in kim hiệu EPSON và sau này là dòng sản phẩm in phun màu EPSON Stylus nổi tiếng. Ngoài ra, EPSON còn nghiên cứu nhiều dòng sản phẩm phong phú khác như máy chiếu dữ liệu cho văn phòng hay xem phim trong gia đình, TV công nghệ cao khổ lớn, máy quét ảnh, máy in laser đen và màu, màn ảnh cho điện thoại di động, thiết bị điều khiển tự động trong công nghiệp.
Doanh số toàn cầu của EPSON trong năm 2004 là hơn 18 tỷ USD, trong đó riêng thị trường Nhật Bản, nơi khách hàng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, EPSON đã đạt 4 tỷ USD về mực in chỉ trong một mùa Giáng sinh.
EPSON bày tỏ lập trường kiên định về vấn đề vật tư phụ liệu sử dụng cho máy in. EPSON khuyến cáo khách hàng không mua mực giả và mực không chính hãng cho máy in EPSON vì quyền lợi của chính người dùng. Song song đó, EPSON không ngừng nỗ lực xây dựng môi trường vật tư phụ liệu chính hiệu tích cực cho các sản phẩm của mình.
Đoàn nhà báo đã được tham quan các quy trình chế tạo mực in tiêu chuẩn tại Nhà máy Fujimi, thành phố Hirooka miền Trung Nhật Bản. Thực ra, EPSON chỉ đặt 3/60 dây chuyền sản xuất mực in của mình tại đây, còn nhà máy sản xuất mực in lớn nhất của EPSON hiện tọa lạc tại Indonesia. Trung bình mỗi ngày EPSON sản xuất ra 600.000 hộp mực in các loại. EPSON xem những nghiên cứu cơ bản về mực in là việc hệ trọng không kém các đầu tư về kỹ thuật chế tạo máy in. Khởi đầu từ hai loại mực truyền thống là Dye và Pigment, EPSON ngày nay sở hữu nhiều bí quyết công nghệ thể hiện bằng một loạt các loại mực in mới với các tính năng ưu việt. EPSON xác định những tính chất chính yếu của loại “mực in hoàn hảo” bao gồm: tạo bản in chất lượng cao với phổ màu rộng, không bị lem khi tiếp xúc với nước hay mồ hôi tay, bền màu dưới tác động của ánh sáng và ozone trong không khí.
Nhằm đáp ứng sâu hơn nhu cầu in của thị trường, EPSON chủ trương không sử dụng cùng một loại mực cho mọi máy in và mọi đối tượng người dùng. Đây là điểm khác biệt rất lớn về quan niệm của EPSON so với các hãng máy in khác. Hiện nay, EPSON phát triển đến 5 loại mực cho các sản phẩm máy in phun của mình.
Mực Dye là loại mực căn bản, giá phí chế tạo rẻ mà lại cho phổ màu vô cùng rộng. Dù có nhược điểm là độ bền màu không cao, loại mực này được nhiều hãng sử dụng như loại mực chính yếu, riêng EPSON chỉ dùng cho dòng máy cấp thấp, dành cho người mới sử dụng tại gia.
Mực Durabrite là loại mực đặc biệt được phát triển từ loại mực Pigment, không những cho ra các bản in bền màu, rõ nét trên nhiều loại vật liệu in khác nhau mà còn đem lại gam màu sắc phong phú. Mực Durabrite bền màu, kháng nước, chứa trong các hộp mực rời từng màu, giúp người dùng tiết kiệm chi phí. Mực Durabrite được dùng trong các máy in hoặc máy đa chức năng cho văn phòng.
Mực UltraChrome là loại mực Pigment 7 màu đoạt giải thưởng của EPSON, có thể in trên nhiều loại chất liệu với khả năng chống nước và độ bền màu cao. Tuy là mực in “trong nhà”, bản in bằng mực UltraChrome thực tế có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt ngoài trời đến hơn 1 năm mà không phai. Mực UltraChrome được dùng trong các dòng sản phẩm trợ giúp thiết kế, đồ họa, in khổ lớn.
Mực New-Dye. EPSON nghiên cứu thành công và đưa ra sử dụng loại mực New-Dye đặc biệt in ảnh, có đầy đủ các lợi điểm về màu của mực Dye, nhưng lại vô cùng bền vững với thời gian và môi trường. Mực New-Dye được dùng trong tất cả các máy in chuyên in ảnh của EPSON.
Mực UltraChrome Hi-Gloss. Loại mực này cho bề mặt bản in bóng mịn, tạo cảm giác thực như ảnh lab truyền thống. Lớp nhựa thông cao cấp trong suốt bao phủ từng hạt mực in giúp hạt mực được bền vững với môi trường. Mực UltraChrome Hi-Gloss hiện mới chỉ được sử dụng trong model máy in ảnh mới nhất của EPSON, cho cảm nhận hình ảnh tốt hơn cả công nghệ nhũ tương bạc truyền thống.
Việc chế tạo mực in và các sản phẩm công nghệ cao khác không tránh khỏi ô nhiễm môi trường bằng nhiều hóa chất thải nguy hiểm. Tập đoàn EPSON đã cố gắng khắc phục có hiệu quả vấn đề này. Mỗi năm EPSON chi ra đến 1,8 tỷ USD (bằng 10% doanh số) cho việc nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm và xử lý chất thải. Khi chúng tôi đến tham quan, EPSON đã giới thiệu thành tựu nghiên cứu phục vụ công nghệ truyền hình, máy tính, thiết bị di động là thế hệ màn hình mỏng và có thể cuộn lại như tờ giấy. Hiện tại, loại màn hình “dẻo” này mới chỉ ở dạng trắng đen, phiên bản màu dự tính sẽ xuất hiện khoảng năm 2007.
Các nhà máy của EPSON mà chúng tôi đã tham quan đều không có ống khói và không khí rất trong lành, tĩnh lặng khác xa với hình ảnh thông thường về một nhà máy sản xuất. Đây là môi trường sạch theo đúng nghĩa của nó. Mọi người ra vào khu vực đều phải sử dụng y phục, giày dép đã khử trùng. Mỗi dây chuyền sản xuất 10.000 hộp mực in/ngày, chỉ cần 2,5 công nhân, tất cả đều được tự động hóa. Nhờ vậy, chỉ với nguồn nhân lực chưa đến 10 vạn người, EPSON làm ra giá trị sản phẩm hơn hẳn tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia có hàng chục triệu người.
Trao đổi với các nhà báo Việt Nam, ông Yakuwa - Chủ tịch EPSON khu vực Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam, một thị trường đầy tiềm năng, hơn cả thị trường đông dân như Trung Quốc. Rất nhiều tập đoàn Nhật Bản đã và đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam vì cho rằng các thị trường Thái Lan, Singapore, Indonesia đã bão hòa. Chúng tôi dự đoán trong thời gian tới, mỗi năm Việt Nam sẽ tiêu thụ được 300.000 đến 400.000 máy tính. Chúng tôi đang hướng đến việc cung cấp các sản phẩm kỹ thuật cao phù hợp với thị trường Việt Nam”.
Trả lời câu hỏi hiện giá mực in của EPSON còn khá cao với thu nhập của người Việt Nam, EPSON có ý định xây dựng nhà máy ở Việt Nam để giảm giá bán sản phẩm không?, ông Niwa - Phó chủ tịch tập đoàn EPSON - cho biết hiện đang lựa chọn phương án xây dựng nhà máy tại Việt Nam hay Thái Lan. EPSON chủ trương đưa vào thị trường Việt Nam sản phẩm đa dạng và bảo đảm chất lượng. Còn giá cả sản phẩm là chính sách toàn cầu của EPSON, rất khó thay đổi theo yêu cầu của từng thị trường.
Nhân dịp này, EPSON cũng đưa đoàn nhà báo tham quan nhiều thành phố Nhật Bản như Tokyo, Kyoto, Hirooka, Osaka... Chúng tôi cũng được xem nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: tượng Nữ thần Tự do (phỏng theo nguyên bản của Mỹ) và cung điện Hoàng gia Nhật Bản ở Tokyo, các chùa Thiền, chùa Vàng, lăng mộ các hoàng đế và lâu đài của các lãnh chúa ở cố đô Kyoto và thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản ở một nhà hàng nổi tiếng với các geisha trong trang phục kimono truyền thống và phong cách phục vụ rất đặc biệt.
Cuối chuyến đi, đại diện báo chí các nước đã cám ơn việc tổ chức, đón tiếp chu đáo của EPSON để các nhà báo có được một chuyến tham quan lý thú trên đất nước Nhật Bản, hiểu biết thêm rất nhiều về những thành tựu KHKT, kinh tế, xã hội và nền văn hóa đặc sắc của nước bạn. Đặc biệt, chuyến đi được tổ chức đúng vào dịp hoa anh đào đang tưng bừng khoe sắc và các đỉnh núi Nhật Bản vẫn còn phủ tuyết trắng xóa. Hoa anh đào với sắc trắng và hồng nở ở các xa lộ cao tốc, dưới chân núi và theo các bờ sông êm đềm qua những thành phố hiện đại. Trong khuôn viên văn phòng, nhà máy EPSON cũng rực hoa anh đào.
(Theo CATP.HCM)
Từ hơn 10 năm nay, thị trường Việt Nam cũng không xa lạ gì các máy in kim hiệu EPSON và sau này là dòng sản phẩm in phun màu EPSON Stylus nổi tiếng. Ngoài ra, EPSON còn nghiên cứu nhiều dòng sản phẩm phong phú khác như máy chiếu dữ liệu cho văn phòng hay xem phim trong gia đình, TV công nghệ cao khổ lớn, máy quét ảnh, máy in laser đen và màu, màn ảnh cho điện thoại di động, thiết bị điều khiển tự động trong công nghiệp.
Doanh số toàn cầu của EPSON trong năm 2004 là hơn 18 tỷ USD, trong đó riêng thị trường Nhật Bản, nơi khách hàng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, EPSON đã đạt 4 tỷ USD về mực in chỉ trong một mùa Giáng sinh.
EPSON bày tỏ lập trường kiên định về vấn đề vật tư phụ liệu sử dụng cho máy in. EPSON khuyến cáo khách hàng không mua mực giả và mực không chính hãng cho máy in EPSON vì quyền lợi của chính người dùng. Song song đó, EPSON không ngừng nỗ lực xây dựng môi trường vật tư phụ liệu chính hiệu tích cực cho các sản phẩm của mình.
Đoàn nhà báo đã được tham quan các quy trình chế tạo mực in tiêu chuẩn tại Nhà máy Fujimi, thành phố Hirooka miền Trung Nhật Bản. Thực ra, EPSON chỉ đặt 3/60 dây chuyền sản xuất mực in của mình tại đây, còn nhà máy sản xuất mực in lớn nhất của EPSON hiện tọa lạc tại Indonesia. Trung bình mỗi ngày EPSON sản xuất ra 600.000 hộp mực in các loại. EPSON xem những nghiên cứu cơ bản về mực in là việc hệ trọng không kém các đầu tư về kỹ thuật chế tạo máy in. Khởi đầu từ hai loại mực truyền thống là Dye và Pigment, EPSON ngày nay sở hữu nhiều bí quyết công nghệ thể hiện bằng một loạt các loại mực in mới với các tính năng ưu việt. EPSON xác định những tính chất chính yếu của loại “mực in hoàn hảo” bao gồm: tạo bản in chất lượng cao với phổ màu rộng, không bị lem khi tiếp xúc với nước hay mồ hôi tay, bền màu dưới tác động của ánh sáng và ozone trong không khí.
Nhằm đáp ứng sâu hơn nhu cầu in của thị trường, EPSON chủ trương không sử dụng cùng một loại mực cho mọi máy in và mọi đối tượng người dùng. Đây là điểm khác biệt rất lớn về quan niệm của EPSON so với các hãng máy in khác. Hiện nay, EPSON phát triển đến 5 loại mực cho các sản phẩm máy in phun của mình.
Mực Dye là loại mực căn bản, giá phí chế tạo rẻ mà lại cho phổ màu vô cùng rộng. Dù có nhược điểm là độ bền màu không cao, loại mực này được nhiều hãng sử dụng như loại mực chính yếu, riêng EPSON chỉ dùng cho dòng máy cấp thấp, dành cho người mới sử dụng tại gia.
Mực Durabrite là loại mực đặc biệt được phát triển từ loại mực Pigment, không những cho ra các bản in bền màu, rõ nét trên nhiều loại vật liệu in khác nhau mà còn đem lại gam màu sắc phong phú. Mực Durabrite bền màu, kháng nước, chứa trong các hộp mực rời từng màu, giúp người dùng tiết kiệm chi phí. Mực Durabrite được dùng trong các máy in hoặc máy đa chức năng cho văn phòng.
Mực UltraChrome là loại mực Pigment 7 màu đoạt giải thưởng của EPSON, có thể in trên nhiều loại chất liệu với khả năng chống nước và độ bền màu cao. Tuy là mực in “trong nhà”, bản in bằng mực UltraChrome thực tế có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt ngoài trời đến hơn 1 năm mà không phai. Mực UltraChrome được dùng trong các dòng sản phẩm trợ giúp thiết kế, đồ họa, in khổ lớn.
Mực New-Dye. EPSON nghiên cứu thành công và đưa ra sử dụng loại mực New-Dye đặc biệt in ảnh, có đầy đủ các lợi điểm về màu của mực Dye, nhưng lại vô cùng bền vững với thời gian và môi trường. Mực New-Dye được dùng trong tất cả các máy in chuyên in ảnh của EPSON.
Mực UltraChrome Hi-Gloss. Loại mực này cho bề mặt bản in bóng mịn, tạo cảm giác thực như ảnh lab truyền thống. Lớp nhựa thông cao cấp trong suốt bao phủ từng hạt mực in giúp hạt mực được bền vững với môi trường. Mực UltraChrome Hi-Gloss hiện mới chỉ được sử dụng trong model máy in ảnh mới nhất của EPSON, cho cảm nhận hình ảnh tốt hơn cả công nghệ nhũ tương bạc truyền thống.
Việc chế tạo mực in và các sản phẩm công nghệ cao khác không tránh khỏi ô nhiễm môi trường bằng nhiều hóa chất thải nguy hiểm. Tập đoàn EPSON đã cố gắng khắc phục có hiệu quả vấn đề này. Mỗi năm EPSON chi ra đến 1,8 tỷ USD (bằng 10% doanh số) cho việc nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm và xử lý chất thải. Khi chúng tôi đến tham quan, EPSON đã giới thiệu thành tựu nghiên cứu phục vụ công nghệ truyền hình, máy tính, thiết bị di động là thế hệ màn hình mỏng và có thể cuộn lại như tờ giấy. Hiện tại, loại màn hình “dẻo” này mới chỉ ở dạng trắng đen, phiên bản màu dự tính sẽ xuất hiện khoảng năm 2007.
Các nhà máy của EPSON mà chúng tôi đã tham quan đều không có ống khói và không khí rất trong lành, tĩnh lặng khác xa với hình ảnh thông thường về một nhà máy sản xuất. Đây là môi trường sạch theo đúng nghĩa của nó. Mọi người ra vào khu vực đều phải sử dụng y phục, giày dép đã khử trùng. Mỗi dây chuyền sản xuất 10.000 hộp mực in/ngày, chỉ cần 2,5 công nhân, tất cả đều được tự động hóa. Nhờ vậy, chỉ với nguồn nhân lực chưa đến 10 vạn người, EPSON làm ra giá trị sản phẩm hơn hẳn tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia có hàng chục triệu người.
Trao đổi với các nhà báo Việt Nam, ông Yakuwa - Chủ tịch EPSON khu vực Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam, một thị trường đầy tiềm năng, hơn cả thị trường đông dân như Trung Quốc. Rất nhiều tập đoàn Nhật Bản đã và đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam vì cho rằng các thị trường Thái Lan, Singapore, Indonesia đã bão hòa. Chúng tôi dự đoán trong thời gian tới, mỗi năm Việt Nam sẽ tiêu thụ được 300.000 đến 400.000 máy tính. Chúng tôi đang hướng đến việc cung cấp các sản phẩm kỹ thuật cao phù hợp với thị trường Việt Nam”.
Trả lời câu hỏi hiện giá mực in của EPSON còn khá cao với thu nhập của người Việt Nam, EPSON có ý định xây dựng nhà máy ở Việt Nam để giảm giá bán sản phẩm không?, ông Niwa - Phó chủ tịch tập đoàn EPSON - cho biết hiện đang lựa chọn phương án xây dựng nhà máy tại Việt Nam hay Thái Lan. EPSON chủ trương đưa vào thị trường Việt Nam sản phẩm đa dạng và bảo đảm chất lượng. Còn giá cả sản phẩm là chính sách toàn cầu của EPSON, rất khó thay đổi theo yêu cầu của từng thị trường.
Nhân dịp này, EPSON cũng đưa đoàn nhà báo tham quan nhiều thành phố Nhật Bản như Tokyo, Kyoto, Hirooka, Osaka... Chúng tôi cũng được xem nhiều di tích văn hóa, lịch sử như: tượng Nữ thần Tự do (phỏng theo nguyên bản của Mỹ) và cung điện Hoàng gia Nhật Bản ở Tokyo, các chùa Thiền, chùa Vàng, lăng mộ các hoàng đế và lâu đài của các lãnh chúa ở cố đô Kyoto và thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản ở một nhà hàng nổi tiếng với các geisha trong trang phục kimono truyền thống và phong cách phục vụ rất đặc biệt.
Cuối chuyến đi, đại diện báo chí các nước đã cám ơn việc tổ chức, đón tiếp chu đáo của EPSON để các nhà báo có được một chuyến tham quan lý thú trên đất nước Nhật Bản, hiểu biết thêm rất nhiều về những thành tựu KHKT, kinh tế, xã hội và nền văn hóa đặc sắc của nước bạn. Đặc biệt, chuyến đi được tổ chức đúng vào dịp hoa anh đào đang tưng bừng khoe sắc và các đỉnh núi Nhật Bản vẫn còn phủ tuyết trắng xóa. Hoa anh đào với sắc trắng và hồng nở ở các xa lộ cao tốc, dưới chân núi và theo các bờ sông êm đềm qua những thành phố hiện đại. Trong khuôn viên văn phòng, nhà máy EPSON cũng rực hoa anh đào.
(Theo CATP.HCM)
Có thể bạn sẽ thích