Khám phá thế giới blog của người Nhật

Khám phá thế giới blog của người Nhật

Trong khi người Mỹ viết blog để nổi bật, người Nhật viết blog để tâm sự về những việc nhỏ bé, như mèo và hoa, xe đạp và bữa sáng. Họ viết ngắn hơn và thường ẩn danh.

So với thế giới nói tiếng Anh, phong cách blog của người Nhật có nhiều khác biệt. Theo Technorati, một công cụ tìm kiếm Internet chuyên về blog, mặc dù số người nói tiếng Anh nhiều hơn người nói tiếng Nhật với tỉ lệ 5-1, song số blog viết bằng tiếng Nhật lại nhiều hơn tiếng Anh.

Tiếng Nhật đang thống lĩnh thế giới blog

Ước tính, có đến 40% các blog tiếng Nhật được thực hiện trên ĐTDĐ. Hầu hết đó là những người đi tàu điện ngầm vé tháng, họ nhìn chằm chằm vào những màn hình tí xíu hàng giờ liền và viết blog.

Mặc dù vậy, blog ở Nhật “nhẹ nhàng” hơn người Mỹ và phần còn lại của thế giới nói tiếng Anh. Blogger Nhật thường tránh xa chính trị và lối ngôn ngữ gai góc. Họ cũng ít khi tâng bốc bản thân. Trong khi người Mỹ viết blog để nổi bật, người Nhật viết blog để tâm sự về những việc nhỏ bé, như mèo và hoa, xe đạp và bữa sáng, ĐTDĐ và ngôi sao truyền hình. Họ viết ngắn hơn người Mỹ, thường dưới dạng ẩn danh và viết thường xuyên hơn.

“Thái độ quan trọng hơn công nghệ”, Joichi Ito, một thành viên tại Technorati và là một chuyên gia nghiên cứu cách mọi người trên thế giới dùng Internet, nói. “Ở Nhật, xã hội vẫn chưa chấp nhận theo đuổi sự nổi tiếng”.

Một phát hiện thú vị của Technorati là trong số tất cả những blog được đăng tải trong quý 4/2006, có 37% được viết bằng tiếng Nhật, 36% bằng tiếng Anh, 8% bằng tiếng Trung Quốc, còn lại là bằng các ngôn ngữ khác.

Những con số trên không làm người Nhật nào giật mình. Họ thường xuyên dùng PC, ĐTDĐ truy cập web và một mạng lưới Internet tốc độ cao ở khắp mọi nơi để viết blog bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào.

Junko Kenetsuna viết blog đều đặn 5 lần/tuần trong 3 năm qua, về 1 chủ đề giản dị là bữa ăn trưa của cô. Đây là một blog khá “hiền lành”. Kenetsuna không bao giờ viết một từ nào “tiêu cực”, không phê bình thức ăn kém, dịch vụ tồi hay giá cả đắt đỏ. “Nếu tôi nghĩ thức ăn kém, tôi không viết thế”, Kenetsuna, 43 tuổi, làm nghề viết kịch bản quảng cáo cho một tờ tuần báo ở Tokyo, nói. “Tôi sẽ cảm thấy có lỗi với nhà hàng, nếu họ thua lỗ vì những gì tôi viết ra”.

Khoảng 300 người thường vào đọc blog của cô, hầu hết họ là bạn bè. Họ không mấy khi nhận xét hay phản hồi từ các bài viết, mặc dù đôi lúc Kenetsuna cũng muốn được phản hồi. Tuy nhiên, Kenetsuna không muốn kích động bạn đọc hoặc có những phản hồi làm tổn thương. “Bởi có thể có nhiều người mà tôi không biết đọc blog của tôi. Tôi phải cận thận khi nói ra những suy nghĩ bên trong của mình. Tôi không muốn bị phê bình vì những gì mình viết ra”. Và để bí mật, blog của Kenetsuna để ở dạng ẩn danh.

Những điều trên không hề khiến Robert Pickard, Giám đốc khu vực Bắc Á của hãng quan hệ cộng đồng Edelman, ngạc nhiên. Edelman đã hợp tác với Technorati thực hiện cuộc khảo sát về thái độ của blogger Nhật Bản với những blogger nói tiếng Anh. Họ phát hiện ra blogger tiếng Nhật và tiếng Anh có những động cơ khác nhau khi viết blog.

Khoảng 40% blogger tiếng Anh nói mục tiêu chính của họ là “nâng cao cá nhân trong lãnh địa riêng”. Chỉ 5% blogger tiếng Nhật nói đó là mục tiêu chính của họ khi viết blog. Thay vào đó, họ làm blog để ghi lại những suy nghĩ và thông tin mà họ thu lượm được.

Ngoài ra, người Nhật có thể đọc blog nhiều hơn người Mỹ, Anh hay Pháp 5 lần/tuần, nhưng ít khi phản ứng lại những gì họ đọc.

Thói quen viết nhật ký và sự hỗ trợ của công nghệ

Trước khi blog trở nên phổ biến vào năm 2002 và 2003, người Nhật dùng PC để viết nhật ký. Trước khi có PC, họ dùng các biện pháp truyền thống như giấy và bút.

Nhật Bản là một đất nước giàu có nơi hầu hết các gia đình đều có thể mua về một chiếc PC và kết nối Internet tốc độ cao. Một lý do quan trọng nữa góp phần đẩy mạnh phong trào blog tại Nhật là số ĐTDĐ tăng cao tại Nhật, sử dụng những kết nối không dây tốc độ cao đâu đâu cũng có. Và Nhật Bản có rất nhiều công dân đi trên các chuyến tàu điện ngầm hàng ngày.

Các chuyên gia đoán rằng tại Mỹ, khi ĐTDĐ và kết nối không dây phát triển hơn, blog cũng sẽ phổ biến như ở Nhật.

Điều đó có nghĩa là sự kết nối liên tục đến thiết bị viết blog tạo điều kiện cho người Nhật thường xuyên viết blog hơn. Tuy nhiên, văn hóa blog Nhật ít viết về các chính trị gia, ít làm nổi mình mà thường viết nhẹ nhàng về vật yêu, con cái và những bữa ăn.

Katsuhiro Kimura, một kỹ sư ở Tokyo, viết blog 2 năm nay. Anh viết về con trai 5 tuổi của mình. Tuy nhiên, những bức ảnh đăng trên blog không bao giờ chụp rõ khuôn mặt của cậu bé.

TH8X theo Huyền Thương/ICTnews, Washington Post
 
Bình luận (2)

summer_girl

New Member
Trong cam nhan cua toi thi nguoi Nhat khong co long tin vao tat ca nhung gi ngoai ban than minh va doi thi ngay ca voi chinh minh. Co le dieu nay khien nguoi ho song khep minh den nhu vay. Nhung gi la quan trong nhat voi ho? Co the khong ai noi cho ho biet hanh phuc chinh tu su chia se va nhieu khi la phai dau tranh hay phai chiu dau kho vi nguoi khac.Cam nhan ve su an toan ca nhan va tinh dam bao trong moi viec co le la dieu song con voi ho. Neu ho tim duoc niem vui trong nhung viec lam cua minh, ho that may man, neu khong den mot luc nao do ho se tu bo cuoc song nay nhu la mot dieu co y nghia cuoi cung ma ho co the lam!
 

kamikaze

Administrator
Ngoài ra, blog còn có một mục đích nữa là kiếm tiền. Gần đây nhiều người Viết blog để kiếm tiền. Người Nhật hầu như không quan tâm và tránh xa chuyện chính trị trên blog. Tuy thế khi có ai nêu ra họ rất tích cực tham gia đọc(và không phản hồi.)

Phong cách blog nói riêng và website của Nhật nói chung là khồn lòe loẹt ồn ào. Họ chú trọng đến sự đơn giản.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top