Mặc dù trước khi ra đi ông Junichiro Koizumi đã để lại một gia sản kinh tế khá tốt đẹp hơn những gì nước Nhật có khi ông mới bước chân vào nhiệm sở năm 2001. Nhưng mọi việc vẫn còn dang dở và để kinh tế Nhật tiếp tục lăn về phía trước, thách thức lớn nhất đối với tân Thủ tướng Shinzo Abe lúc này là làm sao đẩy mạnh được nhịp độ cải cách.
Người ta nói rằng, “vương triều” Koizumi đã làm được kì tích khi hoá giải được những núi nợ khổng lồ của hệ thống ngân hàng thương mại Nhật Bản. Đây được xem như di sản quý báu để triều đại mới của ông Shinzo Abe lấy làm nền tảng vực dậy nền kinh tế. Bằng những biện pháp bán hoá giá số nợ,… Koizumi đưa các ngân hàng Nhật từ mức sống dở chết dở với những khoản nợ động khổng lồ xuống còn dưới mức 1,8%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ khó đòi cỡ 4,5% ở các ngân hàng khu vực. Tuy vẫn ở cấp độ thấp nhưng tăng trưởng đã trở lại, và việc làm đối với tân Thủ tướng Shinzo Abe lúc này là làm sao cân bằng được nhịp độ của nền kinh tế. Bởi có lẽ chưa bao giờ, kể từ năm 50 trở lại đây, sự phục hồi kinh tế lại được hâm nóng bằng nguồn đầu tư mạnh mẽ như lúc này. Hơn thế nữa, bên cạnh đòn bẩy đầu tư, sự hồi phục của kinh tế Nhật đang nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ từ thặng dư thương mại - khi Nhật Bản đang cùng một lúc thụ hưởng những lợi ích khi thương mại với hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc mỗi lúc một gia tăng, trong bối cảnh đồng Yên hạ giá nhất kể từ năm 1986.
Tuy nhiên những thành quả đó vẫn chưa phải là tất cả, thách thức lớn đối với tân Thủ tướng Shinzo Abe đó là xu hướng sụt giảm tiêu dùng trong nước. Do những áp lực kinh tế vẫn đè nén, hạn chế thu nhập của người dân từ nhiều năm qua. Trong khi vẫn duy trì mức lãi suất xấp xỉ 0%, thì sức ép việc làm vẫn đè nặng, nhất là khi mỗi ngày con số lao động ttỷ lệ lao động nửa ngày, lao động tạm thời ở Nhật vẫn một tăng. Thu nhập thấp khiến mức tiết kiệm trong dân ở Nhật Bản giảm từ 10% năm 1997 xuống chỉ còn 3% tính tới con số công bố năm 2004. Ước tới, 1/4 số hộ gia đình Nhật Bản không có tiết kiệm trong suốt 1 thập kỷ qua. Hơn thế nữa, nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những áp lực từ thâm thủng ngân sách. Trong khi mọi tăng trưởng trong thu nhập của người dân phụ thuộc vào chi tiêu của chính phủ thì những áp lực ngân sách khiến Tokyo liên tục cắt giảm các chương trình an ninh xã hội, y tế giáo dục. Bên cạnh đó sự già hoá dân số cũng là những trở ngại không dễ vượt qua. Tương lai tân Thủ tướng Shinzo Abe phụ thuộc nhiều vào nỗ lực cải cách. Làm sao đẩy mạnh được sức sống cho khu vực sản xuất xuất khẩu đồng thời cắt giảm những hoạt động kinh tế không hiệu quả trong các lĩnh vực như xây dựng nhà, chế biến thực phẩm và hàng loạt các khu vực dịch vụ khác. Ngay tại sân nhà, các DN Nhật Bản cũng bắt đầu cảm thấy nghẹt thở trước áp lực cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ ngoại, do làn sóng tự do hoá thương mại đem về. Bởi thế người ta vẫn e ngại rằng thời gian tới sẽ vẫn là những tháng ngày thử thách với kinh tế Nhật cho dù Thủ tướng Shinzo Abe được thừa hưởng những nền tảng vững chắc từ người tiền nhiệm Junichiro Koizumi.
Thanh Trà
(www.dddn.com.vn)
Người ta nói rằng, “vương triều” Koizumi đã làm được kì tích khi hoá giải được những núi nợ khổng lồ của hệ thống ngân hàng thương mại Nhật Bản. Đây được xem như di sản quý báu để triều đại mới của ông Shinzo Abe lấy làm nền tảng vực dậy nền kinh tế. Bằng những biện pháp bán hoá giá số nợ,… Koizumi đưa các ngân hàng Nhật từ mức sống dở chết dở với những khoản nợ động khổng lồ xuống còn dưới mức 1,8%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ khó đòi cỡ 4,5% ở các ngân hàng khu vực. Tuy vẫn ở cấp độ thấp nhưng tăng trưởng đã trở lại, và việc làm đối với tân Thủ tướng Shinzo Abe lúc này là làm sao cân bằng được nhịp độ của nền kinh tế. Bởi có lẽ chưa bao giờ, kể từ năm 50 trở lại đây, sự phục hồi kinh tế lại được hâm nóng bằng nguồn đầu tư mạnh mẽ như lúc này. Hơn thế nữa, bên cạnh đòn bẩy đầu tư, sự hồi phục của kinh tế Nhật đang nhận được hậu thuẫn mạnh mẽ từ thặng dư thương mại - khi Nhật Bản đang cùng một lúc thụ hưởng những lợi ích khi thương mại với hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc mỗi lúc một gia tăng, trong bối cảnh đồng Yên hạ giá nhất kể từ năm 1986.
Tuy nhiên những thành quả đó vẫn chưa phải là tất cả, thách thức lớn đối với tân Thủ tướng Shinzo Abe đó là xu hướng sụt giảm tiêu dùng trong nước. Do những áp lực kinh tế vẫn đè nén, hạn chế thu nhập của người dân từ nhiều năm qua. Trong khi vẫn duy trì mức lãi suất xấp xỉ 0%, thì sức ép việc làm vẫn đè nặng, nhất là khi mỗi ngày con số lao động ttỷ lệ lao động nửa ngày, lao động tạm thời ở Nhật vẫn một tăng. Thu nhập thấp khiến mức tiết kiệm trong dân ở Nhật Bản giảm từ 10% năm 1997 xuống chỉ còn 3% tính tới con số công bố năm 2004. Ước tới, 1/4 số hộ gia đình Nhật Bản không có tiết kiệm trong suốt 1 thập kỷ qua. Hơn thế nữa, nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những áp lực từ thâm thủng ngân sách. Trong khi mọi tăng trưởng trong thu nhập của người dân phụ thuộc vào chi tiêu của chính phủ thì những áp lực ngân sách khiến Tokyo liên tục cắt giảm các chương trình an ninh xã hội, y tế giáo dục. Bên cạnh đó sự già hoá dân số cũng là những trở ngại không dễ vượt qua. Tương lai tân Thủ tướng Shinzo Abe phụ thuộc nhiều vào nỗ lực cải cách. Làm sao đẩy mạnh được sức sống cho khu vực sản xuất xuất khẩu đồng thời cắt giảm những hoạt động kinh tế không hiệu quả trong các lĩnh vực như xây dựng nhà, chế biến thực phẩm và hàng loạt các khu vực dịch vụ khác. Ngay tại sân nhà, các DN Nhật Bản cũng bắt đầu cảm thấy nghẹt thở trước áp lực cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ ngoại, do làn sóng tự do hoá thương mại đem về. Bởi thế người ta vẫn e ngại rằng thời gian tới sẽ vẫn là những tháng ngày thử thách với kinh tế Nhật cho dù Thủ tướng Shinzo Abe được thừa hưởng những nền tảng vững chắc từ người tiền nhiệm Junichiro Koizumi.
Thanh Trà
(www.dddn.com.vn)
Có thể bạn sẽ thích