Học cách sử dụng vốn ODA của Nhật
TT - Trong một thời gian rất ngắn (bốn ngày, từ 25 đến 29-11) nhưng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Nhật đã gặt hái được những thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Về chính trị, trong điều kiện Chính phủ Nhật đang phải đối phó với nhiều khó khăn như việc đảng đối lập lớn nhất Dân chủ đang chi phối đa số ghế sẽ không dễ dàng để một số điều luật ủng hộ chống khủng bố ở Afghanistan, tiếp dầu cho quân Mỹ ở Ấn Độ Dương, thậm chí hạ viện có thể phải giải tán trong một, hai tháng tới nhưng Chính phủ Nhật vẫn đón tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết rất trân trọng, cho thấy Chính phủ Nhật ý thức VN là một quốc gia có vị trí trên trường quốc tế.
Ngoài việc VN là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ và Nhật cần tiếng nói của VN để được bầu vào ghế thường trực HĐBA, việc tăng cường quan hệ hữu nghị với VN sẽ giúp Nhật có tiếng nói mạnh trong ASEAN, Đông Á và ASEAN +3.
Trên phương diện kinh tế, Nhật đã đồng ý tăng vốn ODA cho VN trong vòng vài năm tới. Tăng vốn là điều rất quan trọng nhưng dùng vốn đúng chỗ, dùng đúng chính sách mới thật sự tạo cơ hội cho quốc gia phát triển tốt đẹp hơn.
Đây là một kinh nghiệm lớn của Nhật thời gian sau Thế chiến II. Nhật đã vay vốn của Ngân hàng Thế giới hoặc nhiều nguồn quốc tế khác để xây dựng đất nước bị tàn phá sau chiến tranh. Đường bộ cao tốc Tokyo - Nagoya, đường sắt cao tốc Tokyo - Osaka, các đập thủy điện hay các sông dẫn nước canh tác cho trồng trọt và công nghiệp… đều xuất phát từ vốn vay ODA.
Phát triển sản xuất từ các công trình ODA, kinh tế Nhật tham gia thị trường thế giới và phát triển mạnh mẽ. Nhật đã trả lại hết tiền vay ODA từ lâu và trở thành nước viện trợ ODA nhiều nhất thế giới trong 10 năm của thập niên 1990. VN cần học kinh nghiệm của Nhật trong việc dùng vốn ODA, bởi không phải cứ vay được nhiều là tốt. Hiện có rất nhiều nước vay ODA gặp nhiều khó khăn do chẳng những không đủ khả năng trả tiền vay mà còn phải chịu thêm tiền lãi càng ngày càng chồng chất thêm.
Liên quan tới các dự án đầu tư ở miền Trung VN, sau khi thông suốt hành lang đông tây, vị trí của miền Trung VN sẽ trở nên rất quan trọng cho các xí nghiệp Nhật sản xuất trong khu vực các nước VN, Thái Lan, Lào và Campuchia cũng như vùng Vân Nam (Trung Quốc). Đó là điều VN cần phải tính đến.
Ngoài ra, trong tương lai VN cũng nên tiến tới việc xâm nhập thị trường Nhật thông qua việc mở trực tiếp những cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Nhật. Các doanh nghiệp lớn của Nhật có văn phòng tập trung ở Tokyo, Osaka hay những thành phố lớn. Chúng ta nên tập trung vào những khu vực đó thay vì điều tra thị trường mới ở những thành phố cỡ trung bình.
BÙI CHÍ TRUNG
(giáo sư Đại học Aichi Shukutoku, Nhật Bản)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=231940&ChannelID=87
Sáng nay cầm tờ báo Tuổi Trẻ đọc trên trang nhất thông tin ở trên mà không sao hiểu nổi. Nếu có thể hiểu được ý tác giả là chỉ cần nhìn vào tựa đề cũng đủ hiểu rồi, nhưng quyenjp thắc mắc với trình độ của một giáo sư đại học Shukuhoku mà lại viết văn như thế này, mà báo Tuổi Trẻ lại cũng đăng lên thì thật không hiểu nổi. Vì nội dung thì toàn là không ăn nhập gì đến chuyện học cách sử dụng vốn ODA của Nhật, chẳng hạn như chuyện chính phủ Nhật đang phải đối phó với sự chống đối của đảng đối lập nhưng vẫn tiếp đón trọng thể chủ tịch nước Việt Nam (chẳng lẽ vì chuyện đang đối phó với đảng đối lập nên sẽ không có chuyện tiếp đãi trọng thể đâu, nhưng mà vì Việt Nam hay vì Nhật là như tác giả nói Nhật ý thức mình là quốc gia có vị trí trên trường quốc tế nên đón tiếp trân trọng. (lập luận hết sức trẻ con và khôi hài vì chuyện này là chuyện hẳn nhiên ai cũng biết, nhất là đối với Nhật thì chuyện đón tiếp chu đáo, trịnh trọng là chuyện bình thường đối với tính cách của người Nhật nhất là đối với nhân vật vip)
Ngoài chuyện văn phong lộn xộn, chuyển nội dung không hợp lý (đang nói cái này tự nhiên bắt qua cái kia không có đầu có đũa) thì những chuyện mà tác giả viết một là quá cũ hai là quá thường (chính phủ Việt Nam được đội ngũ các nhà tư vấn Nhật của Jetro, Jica...v.v. nên chắc là sẽ không cần tác giả nhắc nhở nhiều về miền Trung).
Không biết có phải do cách viết của tác giả hay không mà quyenjp cảm nhận như vậy ?!)vì đang nói chuyện kinh nghiệm ODA của Nhật đột ngột nhảy sang các dự án ở miền Trung. Mà đâu phải chỉ có đại lộ Đông Tây ở miền Trung không đâu, còn một cái xuyên qua Campuchia về phía Tây Nam Việt Nam nữa.
Nói túm lại là quyenjp rất bức xúc với trình độ viết của ngài giáo sư đại học Shukuhoku, càng bức xúc hơn nữa là nó được đăng trên trang đầu của báo Tuổi Trẻ.
(hic, xin được lưu ý là ngài giáo sư không có thù oán cá nhân gì với quyenjp cả, chỉ là quyenjp thấy ...bức xúc nên mới đưa lên đây thôi !):matroi:
TT - Trong một thời gian rất ngắn (bốn ngày, từ 25 đến 29-11) nhưng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Nhật đã gặt hái được những thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Về chính trị, trong điều kiện Chính phủ Nhật đang phải đối phó với nhiều khó khăn như việc đảng đối lập lớn nhất Dân chủ đang chi phối đa số ghế sẽ không dễ dàng để một số điều luật ủng hộ chống khủng bố ở Afghanistan, tiếp dầu cho quân Mỹ ở Ấn Độ Dương, thậm chí hạ viện có thể phải giải tán trong một, hai tháng tới nhưng Chính phủ Nhật vẫn đón tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết rất trân trọng, cho thấy Chính phủ Nhật ý thức VN là một quốc gia có vị trí trên trường quốc tế.
Ngoài việc VN là thành viên không thường trực Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ và Nhật cần tiếng nói của VN để được bầu vào ghế thường trực HĐBA, việc tăng cường quan hệ hữu nghị với VN sẽ giúp Nhật có tiếng nói mạnh trong ASEAN, Đông Á và ASEAN +3.
Trên phương diện kinh tế, Nhật đã đồng ý tăng vốn ODA cho VN trong vòng vài năm tới. Tăng vốn là điều rất quan trọng nhưng dùng vốn đúng chỗ, dùng đúng chính sách mới thật sự tạo cơ hội cho quốc gia phát triển tốt đẹp hơn.
Đây là một kinh nghiệm lớn của Nhật thời gian sau Thế chiến II. Nhật đã vay vốn của Ngân hàng Thế giới hoặc nhiều nguồn quốc tế khác để xây dựng đất nước bị tàn phá sau chiến tranh. Đường bộ cao tốc Tokyo - Nagoya, đường sắt cao tốc Tokyo - Osaka, các đập thủy điện hay các sông dẫn nước canh tác cho trồng trọt và công nghiệp… đều xuất phát từ vốn vay ODA.
Phát triển sản xuất từ các công trình ODA, kinh tế Nhật tham gia thị trường thế giới và phát triển mạnh mẽ. Nhật đã trả lại hết tiền vay ODA từ lâu và trở thành nước viện trợ ODA nhiều nhất thế giới trong 10 năm của thập niên 1990. VN cần học kinh nghiệm của Nhật trong việc dùng vốn ODA, bởi không phải cứ vay được nhiều là tốt. Hiện có rất nhiều nước vay ODA gặp nhiều khó khăn do chẳng những không đủ khả năng trả tiền vay mà còn phải chịu thêm tiền lãi càng ngày càng chồng chất thêm.
Liên quan tới các dự án đầu tư ở miền Trung VN, sau khi thông suốt hành lang đông tây, vị trí của miền Trung VN sẽ trở nên rất quan trọng cho các xí nghiệp Nhật sản xuất trong khu vực các nước VN, Thái Lan, Lào và Campuchia cũng như vùng Vân Nam (Trung Quốc). Đó là điều VN cần phải tính đến.
Ngoài ra, trong tương lai VN cũng nên tiến tới việc xâm nhập thị trường Nhật thông qua việc mở trực tiếp những cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Nhật. Các doanh nghiệp lớn của Nhật có văn phòng tập trung ở Tokyo, Osaka hay những thành phố lớn. Chúng ta nên tập trung vào những khu vực đó thay vì điều tra thị trường mới ở những thành phố cỡ trung bình.
BÙI CHÍ TRUNG
(giáo sư Đại học Aichi Shukutoku, Nhật Bản)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=231940&ChannelID=87
Sáng nay cầm tờ báo Tuổi Trẻ đọc trên trang nhất thông tin ở trên mà không sao hiểu nổi. Nếu có thể hiểu được ý tác giả là chỉ cần nhìn vào tựa đề cũng đủ hiểu rồi, nhưng quyenjp thắc mắc với trình độ của một giáo sư đại học Shukuhoku mà lại viết văn như thế này, mà báo Tuổi Trẻ lại cũng đăng lên thì thật không hiểu nổi. Vì nội dung thì toàn là không ăn nhập gì đến chuyện học cách sử dụng vốn ODA của Nhật, chẳng hạn như chuyện chính phủ Nhật đang phải đối phó với sự chống đối của đảng đối lập nhưng vẫn tiếp đón trọng thể chủ tịch nước Việt Nam (chẳng lẽ vì chuyện đang đối phó với đảng đối lập nên sẽ không có chuyện tiếp đãi trọng thể đâu, nhưng mà vì Việt Nam hay vì Nhật là như tác giả nói Nhật ý thức mình là quốc gia có vị trí trên trường quốc tế nên đón tiếp trân trọng. (lập luận hết sức trẻ con và khôi hài vì chuyện này là chuyện hẳn nhiên ai cũng biết, nhất là đối với Nhật thì chuyện đón tiếp chu đáo, trịnh trọng là chuyện bình thường đối với tính cách của người Nhật nhất là đối với nhân vật vip)
Ngoài chuyện văn phong lộn xộn, chuyển nội dung không hợp lý (đang nói cái này tự nhiên bắt qua cái kia không có đầu có đũa) thì những chuyện mà tác giả viết một là quá cũ hai là quá thường (chính phủ Việt Nam được đội ngũ các nhà tư vấn Nhật của Jetro, Jica...v.v. nên chắc là sẽ không cần tác giả nhắc nhở nhiều về miền Trung).
Không biết có phải do cách viết của tác giả hay không mà quyenjp cảm nhận như vậy ?!)vì đang nói chuyện kinh nghiệm ODA của Nhật đột ngột nhảy sang các dự án ở miền Trung. Mà đâu phải chỉ có đại lộ Đông Tây ở miền Trung không đâu, còn một cái xuyên qua Campuchia về phía Tây Nam Việt Nam nữa.
Nói túm lại là quyenjp rất bức xúc với trình độ viết của ngài giáo sư đại học Shukuhoku, càng bức xúc hơn nữa là nó được đăng trên trang đầu của báo Tuổi Trẻ.
(hic, xin được lưu ý là ngài giáo sư không có thù oán cá nhân gì với quyenjp cả, chỉ là quyenjp thấy ...bức xúc nên mới đưa lên đây thôi !):matroi:
Có thể bạn sẽ thích