Hồi ấy nhà tôi có một thùng gạo rất to, mỗi lần bố mẹ tôi thường mua đến tạ gạo đổ vào thùng. Nhớ mỗi lần đi xếp hàng đong gạo từ rất sớm. 4 giờ sáng đã dậy ra cửa hàng lương thực, đến nơi thấy gạch, đá, chổi cùn, rế rách xếp thành dãy rồi. Đặt cái bao tải ở đấy rồi đi về rang cơm nguội ăn. Đến 7 gìơ 30 thì ra nhận lại chỗ mình đã đánh dấu bằng cái bao tải. Bao giờ cửa hàng lương thực cũng đông người xếp hàng. Có lúc đoàn người dài đến 30 mét.
Gạo bán theo tiêu chuẩn, nhiều nhà vẫn phải đong thêm gạo bên ngoài. Giá gạo thực sự là mối lo hàng đầu của người dân.Sau đó đến chất đốt như củi, dầu hoả. Cửa hàng dầu hoả cũng đông nghẹt người xếp hàng như hàng gạo. Thứ sau cùng mới đến thực phẩm là nước mắm. Còn các thực phẩm như thịt, cá thì thuộc xa xỉ phẩm rồi. Người ta cứ có gạo,mắm, dầu hoả trong nhà làm chủ lực để yên tâm cái đã. Còn cái khác có thì tốt mà không có thì ăn cơm với dưa cải sen muối chấm nước mắm cũng qua bữa.
Năm 79 đổi tiền,khiến cho mọi thứ hàng hoá nhẩy giá vùn vụt. Cuộc sống người dân lao đao. Ngày ấy tiếng ống bơ sữa bò vét gạo trong thùng sồn sột là nỗi kinh hoàng của nhiều nhà. Hàng xóm vác ra đi vay nhau từng bơ gạo. Bao năm qua, đôi khi tôi vẫn mơ thấy tiếng bơ gạo nạo vét từng hạt trong thùng chứa. Dân gian người ta lưu truyền câu ca
Bác sống thì gạo đồng ba ( 1,3 đồng)
Đến thì bác mất gạo ba, bốn đồng
Bây giờ ông Duẩn, ông Đồng
Gạo sáu , bảy đồng giá vẫn còn tăng.
Thế rồi ông Nguyễn Văn Linh làm một cuộc đổi mới. Cả một thời gian dài sau đổi mới, người ta không còn bận tâm đến chuyện thùng gạo, can dầu, chai nước mắm nữa.
Hôm nay ngồi hàng nước chè ở chợ, thấy dân tình xôn xao nhắc đến chuyện gạo. Hỏi ra mới biết đã 18 nghìn một cân gạo Bắc Hương. Cứ nghĩ Bắc Hương là thứ gạo đặc sản mới thế, khi biết là gạo loại trung bình mới giật mình ngạc nhiên. Người ta bảo mình lạc hậu quá,không biết tin tức gì cả.
Ôi,lâu nay thấy đài báo nói. Kinh tế trên đà tăng trưởng mạnh lắm. Đời sống bà con nhân dân đang ngày càng đi lên. Vậy thì sao mà vật giá leo vọt lúc thu nhập chưa tăng, thế thì đi lên đâu. Thiên đàng chủ nghĩa xã hội chắc? Trong khi ra rả Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thế này,thế kia trên thế giới.Mà gạo trong nước khan hiếm, giá cả thế này thì hỏi là chuyện gì đây. Các ông lãnh đạo hết bàn đến chuyện to tát như xây khu công nghiệp này,mở chế xuất kia..thế mà có thùng gạo của dân lẽ nào lại để tiếng bơ vét gạo kêu sồn sột như 30 năm trước đây sao?
Ai đọc bài này, biết chỗ gửi thì cho tôi gửi tới ông thủ tướng câu ca
Bây giờ ông Dũng Cà Mau
Gạo hai chục nghìn giá vẫn còn tăng
http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS290hb67U6oYE5faRfPd8?p=1579
Gạo bán theo tiêu chuẩn, nhiều nhà vẫn phải đong thêm gạo bên ngoài. Giá gạo thực sự là mối lo hàng đầu của người dân.Sau đó đến chất đốt như củi, dầu hoả. Cửa hàng dầu hoả cũng đông nghẹt người xếp hàng như hàng gạo. Thứ sau cùng mới đến thực phẩm là nước mắm. Còn các thực phẩm như thịt, cá thì thuộc xa xỉ phẩm rồi. Người ta cứ có gạo,mắm, dầu hoả trong nhà làm chủ lực để yên tâm cái đã. Còn cái khác có thì tốt mà không có thì ăn cơm với dưa cải sen muối chấm nước mắm cũng qua bữa.
Năm 79 đổi tiền,khiến cho mọi thứ hàng hoá nhẩy giá vùn vụt. Cuộc sống người dân lao đao. Ngày ấy tiếng ống bơ sữa bò vét gạo trong thùng sồn sột là nỗi kinh hoàng của nhiều nhà. Hàng xóm vác ra đi vay nhau từng bơ gạo. Bao năm qua, đôi khi tôi vẫn mơ thấy tiếng bơ gạo nạo vét từng hạt trong thùng chứa. Dân gian người ta lưu truyền câu ca
Bác sống thì gạo đồng ba ( 1,3 đồng)
Đến thì bác mất gạo ba, bốn đồng
Bây giờ ông Duẩn, ông Đồng
Gạo sáu , bảy đồng giá vẫn còn tăng.
Thế rồi ông Nguyễn Văn Linh làm một cuộc đổi mới. Cả một thời gian dài sau đổi mới, người ta không còn bận tâm đến chuyện thùng gạo, can dầu, chai nước mắm nữa.
Hôm nay ngồi hàng nước chè ở chợ, thấy dân tình xôn xao nhắc đến chuyện gạo. Hỏi ra mới biết đã 18 nghìn một cân gạo Bắc Hương. Cứ nghĩ Bắc Hương là thứ gạo đặc sản mới thế, khi biết là gạo loại trung bình mới giật mình ngạc nhiên. Người ta bảo mình lạc hậu quá,không biết tin tức gì cả.
Ôi,lâu nay thấy đài báo nói. Kinh tế trên đà tăng trưởng mạnh lắm. Đời sống bà con nhân dân đang ngày càng đi lên. Vậy thì sao mà vật giá leo vọt lúc thu nhập chưa tăng, thế thì đi lên đâu. Thiên đàng chủ nghĩa xã hội chắc? Trong khi ra rả Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thế này,thế kia trên thế giới.Mà gạo trong nước khan hiếm, giá cả thế này thì hỏi là chuyện gì đây. Các ông lãnh đạo hết bàn đến chuyện to tát như xây khu công nghiệp này,mở chế xuất kia..thế mà có thùng gạo của dân lẽ nào lại để tiếng bơ vét gạo kêu sồn sột như 30 năm trước đây sao?
Ai đọc bài này, biết chỗ gửi thì cho tôi gửi tới ông thủ tướng câu ca
Bây giờ ông Dũng Cà Mau
Gạo hai chục nghìn giá vẫn còn tăng
http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS290hb67U6oYE5faRfPd8?p=1579
Có thể bạn sẽ thích