Ở Nhật, ngày Valentine là ngày khuyến khích phụ nữ biểu lộ tình cảm của mình bằng cách tặng sôcôla cho đàn ông. Để cho công bằng, người Nhật sáng tạo ra một ngày để đàn ông đền đáp lại những món quà cho phụ nữ. Đó là ngày 14 tháng 3, gọi là White Day - ngày Kẹo Sữa.
Ngày Valentine 14-2, du nhập vào Nhật Bản năm 1958 do một công ty sản xuất kẹo mứt ở Nhật. Vào ngày này, các cửa hàng tạp hoá lớn nhỏ bày bán nhiều loại sôcôla trong nước và ngoài nước khác nhau. Hơn một nửa số sôcôla bán được trong một năm đều vào ngày Valentine. Phụ nữ mua sôcôla tặng cho thủ trưởng, những bạn trai, anh em trai, cha, chồng, người yêu…
Có hai loại sôcôla. Sôcôla tặng cho người đàn ông mà phụ nữ không yêu, chỉ bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn, quý mến như thủ trưởng, đồng nghiệp…, gọi là sôcôla giri. Nhiều đàn ông cảm thấy lúng túng và bối rối nếu họ không nhận được một thỏi sôcôla nào vào ngày 14-2. Vì thế, phụ nữ tặng sôcôla cho họ để họ không còn cảm giác… bị bỏ rơi(!). Giá trung bình của sôcôla giri từ 100 yên đến 300 yên Nhật.
Phụ nữ có xu hướng tặng những món quà đặc biệt, chẳng hạn như cà-vạt hoặc quần áo kèm với sôcôla cho người đàn ông họ yêu. Loại sôcôla này được gọi là sôcôla honmei. Honmei giá đắt hơn nhiều so với giri. Thỉnh thoảng, họ tự làm honmei ở nhà.Thật may mắn cho người đàn ông nào được nhận sôcôla honmei!
Nhãn hiệu sôcôla nổi tiếng ở Nhật là Glico, Meiji và Lotte. Các hãng này cho ra mắt nhiều loại sôcôla có hương vị ngọt ngào, được trang trí trong những chiếc hộp hấp dẫn, đẹp mắt.
White Day - Ngày Kẹo Sữa
Ngày Kẹo Sữa ít phổ biến hơn ngày Valentine.Trong 2700 người tham gia một cuộc điều tra xã hội học, 67% nữ giới kỉ niệm ngày Valentine, trong khi đó chỉ 45% nam giới tổ chức Ngày Kẹo Sữa. Valentine chiếm ưu thế đối với người còn độc thân hơn những người đã lập gia đình. Ngày Kẹo Sữa thì ngược lại, những người có gia đình chiếm 51%, những người độc thân chiếm 40%. Thực tế, đối với người đã lập gia đình, White Day (chiếm 51,3%) cũng được ưu ái như ngày Valentine (chiếm 53,9%).
Năm 1965, một công ty kẹo dẻo mở một chiến dịch khuyến khích đàn ông cảm ơn những món quà phụ nữ đã tặng trong ngày Valentine bằng cách tặng lại cho họ những hộp kẹo dẻo mềm. Cái tên White Day xuất phát từ màu sắc của kẹo, và ban đầu được gọi là Ngày Kẹo Dẻo.
Khi các ông chủ nhận thấy đó chính là cơ hội để mở rộng việc kinh doanh, họ bắt đầu sản xuất loại sôcôla màu trắng sữa và các loại kẹo khác, và từng bước phát triển nó thành một phong trào. Ngày nay, người đàn ông không chỉ mua kẹo mà còn tặng cho phụ nữ những món quà khác như khăn tay…
Theo một cuộc điều tra xã hội học do một cửa hàng tạp hoá ở Tokyo tổ chức năm 1996, món quà trong Ngày Kẹo Sữa làm cho phụ nữ hạnh phúc nhất là những bó hoa đính kèm với một tấm thiệp mừng xinh xắn.
(Tổng hợp từ Japan-guide, Japanese)
Ngày Valentine 14-2, du nhập vào Nhật Bản năm 1958 do một công ty sản xuất kẹo mứt ở Nhật. Vào ngày này, các cửa hàng tạp hoá lớn nhỏ bày bán nhiều loại sôcôla trong nước và ngoài nước khác nhau. Hơn một nửa số sôcôla bán được trong một năm đều vào ngày Valentine. Phụ nữ mua sôcôla tặng cho thủ trưởng, những bạn trai, anh em trai, cha, chồng, người yêu…
Có hai loại sôcôla. Sôcôla tặng cho người đàn ông mà phụ nữ không yêu, chỉ bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn, quý mến như thủ trưởng, đồng nghiệp…, gọi là sôcôla giri. Nhiều đàn ông cảm thấy lúng túng và bối rối nếu họ không nhận được một thỏi sôcôla nào vào ngày 14-2. Vì thế, phụ nữ tặng sôcôla cho họ để họ không còn cảm giác… bị bỏ rơi(!). Giá trung bình của sôcôla giri từ 100 yên đến 300 yên Nhật.
Phụ nữ có xu hướng tặng những món quà đặc biệt, chẳng hạn như cà-vạt hoặc quần áo kèm với sôcôla cho người đàn ông họ yêu. Loại sôcôla này được gọi là sôcôla honmei. Honmei giá đắt hơn nhiều so với giri. Thỉnh thoảng, họ tự làm honmei ở nhà.Thật may mắn cho người đàn ông nào được nhận sôcôla honmei!
Nhãn hiệu sôcôla nổi tiếng ở Nhật là Glico, Meiji và Lotte. Các hãng này cho ra mắt nhiều loại sôcôla có hương vị ngọt ngào, được trang trí trong những chiếc hộp hấp dẫn, đẹp mắt.
White Day - Ngày Kẹo Sữa
Ngày Kẹo Sữa ít phổ biến hơn ngày Valentine.Trong 2700 người tham gia một cuộc điều tra xã hội học, 67% nữ giới kỉ niệm ngày Valentine, trong khi đó chỉ 45% nam giới tổ chức Ngày Kẹo Sữa. Valentine chiếm ưu thế đối với người còn độc thân hơn những người đã lập gia đình. Ngày Kẹo Sữa thì ngược lại, những người có gia đình chiếm 51%, những người độc thân chiếm 40%. Thực tế, đối với người đã lập gia đình, White Day (chiếm 51,3%) cũng được ưu ái như ngày Valentine (chiếm 53,9%).
Năm 1965, một công ty kẹo dẻo mở một chiến dịch khuyến khích đàn ông cảm ơn những món quà phụ nữ đã tặng trong ngày Valentine bằng cách tặng lại cho họ những hộp kẹo dẻo mềm. Cái tên White Day xuất phát từ màu sắc của kẹo, và ban đầu được gọi là Ngày Kẹo Dẻo.
Khi các ông chủ nhận thấy đó chính là cơ hội để mở rộng việc kinh doanh, họ bắt đầu sản xuất loại sôcôla màu trắng sữa và các loại kẹo khác, và từng bước phát triển nó thành một phong trào. Ngày nay, người đàn ông không chỉ mua kẹo mà còn tặng cho phụ nữ những món quà khác như khăn tay…
Theo một cuộc điều tra xã hội học do một cửa hàng tạp hoá ở Tokyo tổ chức năm 1996, món quà trong Ngày Kẹo Sữa làm cho phụ nữ hạnh phúc nhất là những bó hoa đính kèm với một tấm thiệp mừng xinh xắn.
(Tổng hợp từ Japan-guide, Japanese)
Có thể bạn sẽ thích