Nghịch lý của vấn đề xuất khẩu lao động

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
TTCT - Xuất khẩu lao động cần được phân tích trên bình diện thế giới và đặt trong toàn cục của quá trình phát triển để thấy rõ hơn bản chất của vấn đề và có chính sách đúng đắn.

Những nước xuất khẩu lao động nhiều là những nước kém phát triển, hoặc phát triển với tốc độ chậm mà lại không ưu tiên đẩy mạnh các ngành dùng nhiều lao động. Có thể thấy một số đặc điểm cơ bản liên quan đến lao động xuất khẩu và liên quan đến những nước xuất khẩu nhiều lao động:

Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nước công nghiệp mới thông thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao động dễ bị xâm phạm nếu việc xuất nhập khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan của nước sở tại.

Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở xứ người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra hoặc bỏ trốn, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người.

Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân các nước này không khỏi lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc. Tại châu Á, ngay cả việc rời nông thôn để ra thành thị đối với họ cũng không phải là sự chọn lựa dễ dàng. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm, ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ, tư bản... và nhất là có kế hoạch chấm dứt xuất khẩu lao động trong tương lai.

Tại VN, không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước và lãnh thổ ở Đông Á, nhất là Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400.000 lao động VN làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100.000 người, chíếm độ 10% tổng số lao động nhập khẩu của nước này.

Báo chí đã nói nhiều về tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm của người lao động đang làm việc ở nước ngoài. Cùng với hiện tượng ngày càng nhiều phụ nữ VN kết hôn với người nước ngoài chỉ vì mục đích giải quyết khó khăn về kinh tế, việc xuất khẩu lao động trở thành vấn đề bức xúc của xã hội ta, xúc phạm lòng tự trọng của người VN. Đặc biệt xuất khẩu lao động làm cho hình ảnh của VN trên thế giới không mấy sáng sủa. Tổn thất này có bù đắp được bằng mấy tỉ đôla ngoại hối do xuất khẩu lao động mang lại hằng năm?

Sớm chấm dứt xuất khẩu lao động

Trong nước đang bàn về dự thảo Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua luật này vào cuối năm 2006. Hi vọng việc tổ chức sẽ được cải thiện, nhất là tránh được tình trạng người lao động bị bóc lột ngay tại nước mình trước khi được “xuất khẩu”. Tuy nhiên, trên căn bản, tôi nghĩ vấn đề xuất khẩu lao động của VN cần được giải quyết theo hướng sau:

Thứ nhất, cần đưa vấn đề này vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghiệp phải hướng vào điểm mấu chốt đó. Việc hoạch định chính sách theo hướng đó và công bố rộng rãi chính sách này sẽ làm người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, thấy an tâm là mình sẽ không bị bỏ rơi trong quá trình phát triển và như vậy giảm được áp lực tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ hai, đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Những lao động được chọn đi không nên là lao động quá giản đơn (unskilled) mà là lao động có một trình độ học vấn nhất định (semi-skilled) để dễ thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội ở nước ngoài và nhất là để có thể lĩnh hội tri thức mới qua công việc.

Thứ ba, có lẽ trong những năm trước mắt chưa thể chấm dứt ngay vấn đề xuất khẩu lao động, do đó cần tổ chức tốt để hoạt động này có hiệu quả hơn, tránh tình trạng lao động bị bóc lột như trong thời gian qua. Nói cụ thể hơn, cần thu thập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường lao động, tổ chức theo dõi, quản lý tại các nước và phổ biến rộng rãi trong nước để người dân có đủ cơ sở chọn lựa tham gia xuất khẩu lao động hay không.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh lại điểm sau đây: một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong một thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.

TRẦN VĂN THỌ (TOKYO)
 

tihonjp

New Member
Ơ ,đọc bài của bác này ko biết là nên ủng hộ hay phản đối nữa ..
Thực ra bác ý nói cũng đúng lắm nhưng mà em thấy sách vở quá.Em thì ko văn hay chữ tốt như vậy ,cũng ko có đuọc cái nhìn tổng quát sâu sắc như thế ,em chỉ có thể nhìn vào những vấn đề thực tế,cụ thể truớc mát ..mà những vấn đề đó đôi khi nó lại ko như mấy bác đó nghĩ ...
Về cơ bản VN mình còn nghèo ,dân số lại đông ,tập trung phần lớn ở nông thôn ,nói tóm lại là lao động dư thừa rất đông,cho dù phần lớn đã đuọc tuyển dụng vào các khu công nghiệp và khu chế xuất để làm việc,tuy nhiên điều kiện làm việc ở đó cũng chẳng hơn gì,tăng ca triền miên,luơng tháng lại thấp.Như thế thì nếu dc di xuất khẩu lao động thì thà chịu cực hơn một chút mà có tiền dành dụm sau này thì còn hơn ở vn bị người ta bóc lột ko đấy ạ .
Vấn đề người lao động bị bóc lột ở nuớc ngoài thì phần lớn vấn đề đó nằm ở giữa doanh nghiệp đưa người đi và phía tiếp nhận thôi ạ,thực ra hiên nay có rât nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào việc đưa nguòi đi lao động xuất khẩu ,mà các doanh nghiệp đó nói thẳng ra là chỉ nhìn vào lợi nhuận thôi,ngay người lao động của mình còn ép lên ép xuống thì lấy đâu ra chuyện đứng ra bảo vệ quyền lợi cho lao động của mình ...giả quyết vấn đề này lại nằm ở chính các cơ quan có trách nhiêm của nhà nuớc thôi đấy ạ ( mà có khi vấn đề con ngưòi lại đóng vai trò quan trọng ý chứ) thử đưa các chế tài một cách nghiêm khắc thử xem ..có tốt nên ko ạ.
Em cũng có tinh thần tự hào dân tộc lắm,cũng cảm thấy rất bức xúc truóc cảnh người lao động của mình bị bóc lột ( và cũng vô cùng xấu hổ truớc những hành động ko tốt mà người vn tạo ra ở nuóc ngoài ) tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách thực tế thì em vân thấy ko nên dừng việc xuất khẩu lao động đâu..vì thực tế thì có dư nguồn lao động thì mới xuất khẩu chứ,chứ ko để ở vn làm gì ạ..cho nạn thất nghiệp nó tăng à khi mà chính phủ ko thể một sớm một ngày giait quyết dc,ngay đên một nuóc đang phat triển manh mẽ như TQ thì nó cũng vẫn đang xuất khẩu lao động đó thôi,VN chỉ là một con số nhỏ với TQ thôi ,do đó chẳng phải cứ nhìn vô đó mà đánh giá hết dc,cuối cùng thì cũng là do nghèo thôi ạ .chẳng thể ngày mai ngủ dậy biến thành con rồng ngay đuợc.Hơn nữa thực tế cho thấy có khối người cũng nhờ vào viiecj ra nuớc ngoài lao động mà khi trở về vn cũng có một cs tốt hơn,có một số vốn đê kinh doanh buôn bán, một hỗ trợ tốt để người ta hòa nhập vào cs.Chẳng phải thế mà em đọc báo thấy có nhiu người ở Li băng dù đang bị chiến tranh mà vẫn cố níu ở lại vì biết rằng về vn ko biết sẽ làm gì nữa.Dù sao thì dân giàu thì nuớc mới mạnh đúng ko ạ.
Cuối cùng vấn đề mà em thấy cần giải quyết hơn truớc hết vẫn là vấn đề con nguời đấy ạ,chính sách dù có hay đến đâu mà con nguòi ko tốt thì cuối cùng kết quả của nó cũng là tiêu cực thôi .
 

kamikaze

Administrator
Tihonjp cho hỏi 1 câu nhé: "Cuối cùng vấn đề mà em thấy cần giải quyết hơn truớc hết vẫn là vấn đề con nguời đấy ạ" < nếu như con người, đặc biệt những con người có vai trò chèo lái đất nước mà thực sự có "chất" và có "lòng" cũng như tầm nhin thì liệu có để xẩy ra những tình trạng xấu về XKLD hay không? Có lẽ tihonjp có khuynh hướng nhìn vào cái lợi trước mắt, lợi thực tế hơn là lâu dài trong việc xuất khẩu lao động. Chính chính phủ VN cũng đang lâm vào vũng lầy này đó. Có một lần mình đọc báo thấy viết là một người chức vụ rất cao đã phát biểu đại khái " thu nhập bình quân của người đi xkld ở Nhật đạt 500 usd/tháng, đây là một giấu hiệu rất khả quan" ... Rất tiếc là nhà lãnh đạo nà đã không biết rằng với mức lương này ở Nhật là mức lương bị bóc lột thậm tệ!

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là rất quan trọng. Vấn đề giải quyết nghèo đó cũng quan trọng nhưng không nên lúc nào cũng vin vào mấy chữ "nước tôi còn nghèo nên ..." để đẩy càng nhiều lao động ra nước ngoài càng tốt và sau đấy có chuyện gì xẩy ra thì cũng không ngó tới!

Ở các nứơc khác mình không rõ còn ở Nhật có cơ quan qủan lý lao động ngoài nước đấy chứ nhưng thử hỏi họ đã làm được gì và họ nắm được thực tế đời sống và tình cảnh của ngừơi lao động đến đâu? Chắc là toàn trên giấy tờ thôi!

Lưu ý: Không phải 100% người đi xkld là bị bóc lột. Nhiều người được chọn vào những công ty tốt thì c/s rất khá.
 

kamezen

New Member
Buồn lắm, mình làm XKLĐ đã 6 năm nay rồi. Vui chẳng được bao nhiêu, buồn thì nhiều.
Có điều, dân mình vẫn còn muốn đi LĐ nước ngoài nhiều lắm và họ cho đó là cứu cánh (cũng phải thôi, ở VN thì họ làm sao kiếm tiền mua xe TQ đua với người ta chứ).
Đành phải cố thôi, không phải mình đạo đức giả nhưng thấy họ vui khi có visa nhập cảnh Nhật, mình buồn lắm.
Các vị quan chức mình không biết gì đâu, như chị Hằng bộ chủ quản của mình đó, rõ chán!
 

YukiSakura

Tia nắng mặt trời
Mình thấy dù đi xklđ ở nước nào thì chắc cũng giống nhau cả thôi, nhưng lương thì chắc là cao hơn ở VN rồi. Dù sao cũng đỡ hơn ở VN cùng làm 1 công việc như vậy mà ko để dành được bao nhiêu.
 

kamikaze

Administrator
Quan chức chỉ biết danh tiếng.Chị hằng thử hỏi đã gặp bao nhiêu tu nghiệp sinh? Chị có biết tình cảnh TNS thế nào đâu. Cũng đúng thôi, trách nhiệm của chị là họp và phát biểu cho lớn tiếng vào. Ai chết thì mặc.
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ có việc việc làm trên số người nộp đơn trong tháng 2 giảm xuống còn 1,24 , tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện.
Nhật Bản : Tỷ lệ có việc việc làm trên số người nộp đơn trong tháng 2 giảm xuống còn 1,24 , tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố vào ngày 1 rằng tỷ lệ có việc làm trên số người nộp đơn (điều chỉnh theo mùa) trong tháng 2 là 1,24, giảm 0,02 điểm so với tháng trước. Đây là lần giảm...
Thumbnail bài viết: 2.845 công ty có nguy cơ phá sản trong vòng một năm, chiếm 10% công ty tại Kyoto. Giá cả và chi phí lao động tăng có tác động.
2.845 công ty có nguy cơ phá sản trong vòng một năm, chiếm 10% công ty tại Kyoto. Giá cả và chi phí lao động tăng có tác động.
Teikoku Databank Kyoto Branch đã tính toán "giá trị dự báo phá sản" mới nhất và phát hiện ra rằng khoảng 10% công ty tại tỉnh Kyoto, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nguy cơ phá sản...
Thumbnail bài viết: "Chỉ toàn người nước ngoài xung quanh"... Khách du lịch người Nhật đã "né tránh" du lịch Kyoto ?
"Chỉ toàn người nước ngoài xung quanh"... Khách du lịch người Nhật đã "né tránh" du lịch Kyoto ?
Số lượng du khách nước ngoài tăng và số lượng người Nhật Bản giảm Vào mùa thu năm 2024 tại Thành phố Kyoto, nơi khách du lịch nước ngoài đang tràn vào, người ta thấy rằng số lượng khách du lịch...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 12.000 đơn xin tị nạn vào năm 2024 , 190 đơn được công nhận . Số lượng lớn nhất là đến từ Afghanistan.
Nhật Bản : 12.000 đơn xin tị nạn vào năm 2024 , 190 đơn được công nhận . Số lượng lớn nhất là đến từ Afghanistan.
Số lượng người nước ngoài nộp đơn xin công nhận tị nạn tại Nhật Bản vào năm 2024 là 12.373 người , giảm 10,5% so với năm trước và 190 người được công nhận là người tị nạn, giảm 37,3% so với năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xác thực chữ ký cho thẻ tín dụng bị bãi bỏ, mã PIN sẽ được bắt buộc.
Nhật Bản : Xác thực chữ ký cho thẻ tín dụng bị bãi bỏ, mã PIN sẽ được bắt buộc.
Vào cuối tháng 3 năm 2025, phương pháp bỏ qua nhập mã PIN và xác thực danh tính bằng chữ ký khi thanh toán bằng thẻ tín dụng tại cửa hàng (PIN bypass) sẽ bị bãi bỏ. Mặc dù việc nhập mã PIN đã bắt...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Học phí đại học miễn phí cho các gia đình đông con . Luật sửa đổi được thông qua, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4.
Nhật Bản : Học phí đại học miễn phí cho các gia đình đông con . Luật sửa đổi được thông qua, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4.
Đạo luật hỗ trợ giáo dục đại học và giáo dục khác đã được sửa đổi, bao gồm các điều khoản như xóa bỏ hạn chế về thu nhập và miễn học phí đại học cho các gia đình đông con có ba con trở lên, đã...
Thumbnail bài viết: Thời gian ngủ trung bình của người Nhật ngắn nhất thế giới ? Khoảng 85% nghi ngờ bị mất ngủ.
Thời gian ngủ trung bình của người Nhật ngắn nhất thế giới ? Khoảng 85% nghi ngờ bị mất ngủ.
NTT PARAVITA đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát về "giấc ngủ". Để tôn vinh Ngày Giấc ngủ Thế giới vào ngày 14 tháng 3, công ty đã phân tích dữ liệu từ những người dùng dịch vụ cải thiện giấc...
Thumbnail bài viết: Tại sao lại có nhiều người dùng iPhone ở Nhật Bản như vậy ? Khám phá nguồn gốc của cuộc tranh luận "iPhone so với Android"
Tại sao lại có nhiều người dùng iPhone ở Nhật Bản như vậy ? Khám phá nguồn gốc của cuộc tranh luận "iPhone so với Android"
Mùa nhập học và tốt nghiệp là thời điểm trẻ em thường được bố mẹ mua " điện thoại thông minh". Nhiều gia đình mua điện thoại thông minh cho trẻ như một phương tiện giao tiếp do thay đổi lối sống...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Những nhược điểm bất ngờ của hệ thống mới của "đèn giao thông" là gì ?
Nhật Bản : Những nhược điểm bất ngờ của hệ thống mới của "đèn giao thông" là gì ?
Trong những năm gần đây, số lượng đèn giao thông phân cách người đi bộ-xe đã tăng lên. Vì người đi bộ và xe hơi có thể chạy và băng qua đường hoàn toàn tách biệt, nên đèn giao thông được đưa vào...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : "Trợ cấp dị ứng phấn hoa" mà chúng ta nghe nói gần đây là gì ? Có nhiều công ty áp dụng chế độ này không?
Nhật Bản : "Trợ cấp dị ứng phấn hoa" mà chúng ta nghe nói gần đây là gì ? Có nhiều công ty áp dụng chế độ này không?
Nhiều người ở Nhật Bản bị dị ứng phấn hoa . Trong số các loại dị ứng phấn hoa khác nhau, nhiều người gặp phải các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn do phấn hoa tuyết tùng và cây bách, loại phấn...
Top