Trong vài năm lại đây, nhất là sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 41 - CT - TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia, khẳng định rằng
"Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước- Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa..., đồng thời thực hiện Nghị định mới của Chính phủ số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xuất khẩu lao động, cho đến nay trên cả nước đã xuất hiện khá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (153 doanh nghiệp) kéo theo sự tăng lên đáng kể số người lao động Việt Nam hiện đang có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó, phải kể đến khu vực Đông Bắc á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) đang là khu vực nhận nhiều lao động Việt Nam và trong tương lai gần vẫn là thị trường chính của ta.
Bài viết dưới đây muốn phần nào làm rõ được bức tranh về lao động (tu nghiệp sinh) Việt Nam tại Nhật Bản từ việc tìm hiểu đặc điểm thị trường lao động xuất khẩu của Nhật Bản, tình hình người lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho đến việc phân tích những thuận lợi và thách thức đối với người lao động Việt Nam khi sang đó công tác.
Vài nét về thị trường lao động xuất khẩu tại Nhật Bản
Nhật Bản với dân số hiện nay khoảng 128 triệu người, vẫn đang là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. GDP năm 2003 của Nhật lên đến 4.300 tỷ USD, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 35.610 USD/ năm, (Hoa Kỳ là 10.000 tỷ USD, và 35.060USD). Hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động trong nước đó là sự già hóa dân số do tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm. Điều này dẫn đến số lượng người tham gia lao động của Nhật Bản cũng trong chiều hướng giảm xuống.
Để đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của mình, hàng năm Nhật Bản cần một lượng lớn người tham gia lao động, nhưng điều này chính bản thân trong nước Nhật không thể đáp ứng được, do đó Chính phủ Nhật Bản đang tích cực tái cơ cấu lại nền kinh tế theo xu hướng tăng nhanh hàm lượng chất xám của những người tham gia lao động, giảm dần lao động giản đơn và cơ bắp. Thể hiện ở việc họ di chuyển những nhà máy, những xí nghiệp có sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... Và họ tiếp nhận những lao động có trình độ kiến thức chuyên môn, tay nghề cao.
Thực tế, chủ trương của Chính phủ Nhật Bản là không tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản, nhưng trong bối cảnh mới này, hàng năm Nhật Bản phải tiếp nhận khoảng 60.000 lao động nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhật Bản và các nước khác tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh giữa hai nước với nhau là để chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển, giúp các nước này đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Nhưng thực chất của vấn đề này là thu nhận lao động nước ngoài nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong nước, nhất là nhân lực giản đơn, chi phí thấp…
(Lược trích từ tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6/2004
Hoàng Vọng Thanh
Viện Nghiên cứu Đông Bắc á)
"Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước- Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa..., đồng thời thực hiện Nghị định mới của Chính phủ số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 cho phép các doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xuất khẩu lao động, cho đến nay trên cả nước đã xuất hiện khá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (153 doanh nghiệp) kéo theo sự tăng lên đáng kể số người lao động Việt Nam hiện đang có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Trong đó, phải kể đến khu vực Đông Bắc á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) đang là khu vực nhận nhiều lao động Việt Nam và trong tương lai gần vẫn là thị trường chính của ta.
Bài viết dưới đây muốn phần nào làm rõ được bức tranh về lao động (tu nghiệp sinh) Việt Nam tại Nhật Bản từ việc tìm hiểu đặc điểm thị trường lao động xuất khẩu của Nhật Bản, tình hình người lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho đến việc phân tích những thuận lợi và thách thức đối với người lao động Việt Nam khi sang đó công tác.
Vài nét về thị trường lao động xuất khẩu tại Nhật Bản
Nhật Bản với dân số hiện nay khoảng 128 triệu người, vẫn đang là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. GDP năm 2003 của Nhật lên đến 4.300 tỷ USD, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 35.610 USD/ năm, (Hoa Kỳ là 10.000 tỷ USD, và 35.060USD). Hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với một vấn đề xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động trong nước đó là sự già hóa dân số do tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm. Điều này dẫn đến số lượng người tham gia lao động của Nhật Bản cũng trong chiều hướng giảm xuống.
Để đảm bảo cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của mình, hàng năm Nhật Bản cần một lượng lớn người tham gia lao động, nhưng điều này chính bản thân trong nước Nhật không thể đáp ứng được, do đó Chính phủ Nhật Bản đang tích cực tái cơ cấu lại nền kinh tế theo xu hướng tăng nhanh hàm lượng chất xám của những người tham gia lao động, giảm dần lao động giản đơn và cơ bắp. Thể hiện ở việc họ di chuyển những nhà máy, những xí nghiệp có sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam... Và họ tiếp nhận những lao động có trình độ kiến thức chuyên môn, tay nghề cao.
Thực tế, chủ trương của Chính phủ Nhật Bản là không tiếp nhận người nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản, nhưng trong bối cảnh mới này, hàng năm Nhật Bản phải tiếp nhận khoảng 60.000 lao động nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhật Bản và các nước khác tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh giữa hai nước với nhau là để chuyển giao công nghệ, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển, giúp các nước này đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Nhưng thực chất của vấn đề này là thu nhận lao động nước ngoài nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực trong nước, nhất là nhân lực giản đơn, chi phí thấp…
(Lược trích từ tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6/2004
Hoàng Vọng Thanh
Viện Nghiên cứu Đông Bắc á)
Có thể bạn sẽ thích