- Chính cách thiết kế bảng điện tử Navi và văn hoá của những người lái xe taxi Tokyo khiến tôi nghĩ về taxi Việt Nam…
Bạn thân mến
Khi tôi mới đến Tokyo nghe nói taxi ở thành phố này đắt lắm, thế là tôi sợ không dám đi… Ấy thế mà chẳng tránh được… Vào một ngày tôi phải đến quận Shibuya ở trung tâm thủ đô Tokyo để làm giấy tờ… Một hai lần đầu ngạc nhiên và bỡ ngỡ, rồi tôi bắt đầu dần quen với nét văn hoá taxi Nhật Bản.
Hầu hết các loại taxi ở Tokyo là loại xe Toyota, Nissan đời mới, cửa tự động mở trông rất sang trọng. Tất nhiên giá thành cũng "sang trọng”’ tương xứng với dịch vụ. Bước lên xe bạn phải trả 720 yên (120.000 đồng Việt Nam). Nếu một chuyến taxi từ sân bay Nội Bài về nội thành Hà Nội là khoảng trên 200.000 đồng thì ở đây, từ sân bay quốc tế Narita về trung tâm thủ đô Tokyo với cự ly 70 km bạn sẽ tốn 20000 yên, tương đương 3.200.000 đồng Việt Nam.
Với mức giá như vậy, đa số người dân Tokyo dù ở tầng lớp xã hội nào cũng đều sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính. Họ chỉ lên taxi khi đi nhà hàng, khi có công việc đột xuất hoặc bắt taxi đi quãng ngắn từ ga tàu điện ngầm về nhà.
[URL=http://imageshack.us][/URL]
Mô tả ảnh.
Taxi ở Tokyo
Nếu chỉ là chi phí đắt đỏ cho một phương tiện dịch vụ giao thông thì sẽ không có gì đáng nói về taxi ở Tokyo. Cái chính là ở đây, người ta lái taxi theo một cách thật đặc biệt, và rất khác với những nơi tôi từng sống.
Trong xe, ngoài đồng hồ hiển thị cây số và rất nhiều loại thiết bị thông tin hiện đại, đáng chú ý là một màn hình mini điện tử dùng để chỉ dẫn đường mà trong tiếng Nhật gọi là Navi. Khách lên xe sẽ đọc cho lái xe biết địa chỉ và số điện thoại nơi mình cần đến. Dựa trên chỉ dẫn của màn hình điện tử người lái xe sẽ đưa khách tới đúng địa chỉ.
Nhờ có hệ thống chỉ đường hiện đại nối trực tiếp với tổng đài và rada này mà sẽ không bao giờ có chuyện lái xe taxi "câu đường " của khách. Nhưng ngược lại, như những người bạn tôi vẫn hay nói đùa là lái xe taxi ở Nhật suy nghĩ bằng Navi, họ hoàn toàn không có khái niệm làm việc dựa theo kinh nghiệm hay trực giác của mình.
Chuyến taxi số 1
- Chị đi đâu ạ?- Người lái taxi hỏi rất lễ độ
- Cho tôi tới văn phòng nghệ sĩ Sugi- Ryo-taro tại khu phố Minato, toà nhà San-yu, đường Nishi-azabu, phường 3, ngách 20/6.
- Xin chị đọc lại một lần nữa chậm thôi để tôi còn bấm Navi… Người lái taxi vừa lẩm nhẩm đọc vừa ấn trên màn hình Navi địa chỉ văn phòng. 5 phút trôi qua… 5 phút nữa..
- Tôi tìm thấy rồi, chúng ta bắt đầu xuất phát…
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng...
- Chị chờ thêm một chút tôi đang tìm nghách số 20... Bộ nhớ trên bảng Navi không có... Trán ông ta bắt đầu lấm tấm mồ hôi…
Xe chúng tôi lộn đi lộn lại mấy vòng trong khu phố. 20 phút vẫn chưa tìm thấy vì ngách 20 không có trong Navi
- A, tôi có điện thoại văn phòng đây
- Cảm ơn chị … Alo… Có phải văn phòng ông Sugi không ạ… Cô cho tôi hỏi giùm vị trí văn phòng mình nằm chính xác ở đâu….Hiện xe tôi đang ở nghách 11…
- Xin ông nhanh lên cho tôi, hẹn họ 2h30 mà bây giờ đã gần 3h chiều rồi.
Người lái xe càng luống cuống… Điện thoại cũng không giải quyết được… Tôi hơi ân hận vì đã giục ông. Nhưng cuối cùng rồi chúng tôi cũng tìm ra.
Chuyến taxi số 2
- Địa chỉ đây thưa ông. Ông cho chúng tôi về khu Uehara ,quận Shibuya..’’
- Tối quá… chị đọc giùm cho tôi địa chỉ…
Người lái xe bấm vào bảng điện tử Navi… Một lần, hai lần, ba lần… Sau nhiều lần ông ta bấm, bảng Navi vẫn không hiện ra sơ đồ chỉ dẫn. Cũng có thể, hoặc có sự trục trặc kỹ thuật, hoặc vì địa chỉ quá mới chăng?
- Xin lỗi chị, tôi không thạo đường về khu phố Uehara… Chị có thể gọi giùm xe khác… được không ạ…". Ông ta nói lễ phép, như cảm thấy mình có lỗi, khiến người khách là tôi dù rất mệt cũng không thể trách cứ.
Hôm đó chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc nửa đêm…
Chuyến tắc xi số 3
- Bác ơi,Tokyo mùa này,hoa anh đào nở đẹp quá…
[URL=http://imageshack.us][/URL]
Mô tả ảnh.
Thưa chị, tôi không được phép nói chuyện trong lúc đang lái xe...
- Thưa chị, tôi không được phép nói chuyện trong lúc đang lái xe… Tôi cụt hứng… Suốt dọc đường đành lặng lẽ nhìn qua cửa kính xe, ngắm hàng hoa anh đào nở trắng, thanh khiết và lộng lẫy chạy theo những đường phố Tokyo hiện đại mà vẫn đậm bản sắc của xứ sở Phù Tang, và đuổi theo những ý nghĩ bất chợt.
Cũng có thể lý giải cho phong cách taxi Tokyo khi biết hầu hết lái xe taxi ở đây trong độ tuổi khó kiếm việc làm. Đa số họ từ 40 đến 60 tuổi. Họ chấp nhận nghề lái taxi với mức lương khoảng gần 3000 dola một tháng - mức thu nhập khá thấp so với mức sống Nhật Bản. Đặc thù công việc không ổn định, có khi là do công ty taxi phá sản ( điều này rất hay xảy ra ở một xã hội công nghiệp), hoặc có khi chính họ chỉ coi lái taxi như một công việc tạm thời nên phần lớn tài xế taxi ở Tokyo đều là lái xe không chuyên.
Nhưng, dù vậy một người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản là tôi cũng bị bất ngờ, ngay cả địa chỉ quen thuộc của cơ quan chính phủ, trung tâm báo chí quốc gia hay đài truyền hình NHK, lái xe taxi cũng không cần biết bởi đã có bảng điện tử Navi chỉ dẫn. Dường như trong khâu tuyển chọn lái xe, khả năng bấm bảng điện tử cần thiết hơn là kỹ năng lái xe và hiểu biết về đường xá.
Phải chăng, đặc điểm đó xuất phát từ một cơ chế vận hành kỹ thuật chính xác và khoa học, phù hợp, bảo đảm cho người lao động đã có tuổi khó kiếm việc làm vẫn có thể lao động vừa sức, vừa là cách kiểm soát, hạn chế để người lái xe khi hành nghề không thể có sự gian lận khi tính tiền cho khách. Đó chỉ là sự suy diễn của tôi, có thể đúng có thể sai.
Nhưng chính cách thiết kế bảng điện tử Navi và văn hoá của những người lái xe taxi Tokyo khiến tôi nghĩ về taxi Việt Nam. Tôi đã nhiều lần đi taxi Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bạn ạ. Mới thấy cái dở của taxi nước mình. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, nghe giọng, biết mình là người bắc, có lái xe cố tình đi lòng vòng, “quẹo trái, quẹo phải” để câu giờ, và cũng là câu tiền. Còn ở Hà Nội, không ít lần, tôi trở thành “Navi” của lái xe.
Ngồi trên xe, vừa nói địa chỉ, lái xe đã ngỡ ngàng hỏi lại: “ Đường đi thế nào ạ?”. Tôi lại phải chỉ dẫn, anh rẽ phải, đi thẳng, rồi rẽ phải tiếp…thế, thế…Có đoạn, tôi dẫn nhầm cả vào đường cấm ô tô đi ngược chiều, may mà không thấy cảnh sát giao thông. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa mệt mỏi: “ Sao chú là lái xe mà lại không biết đường?”. Im lặng. Tôi nhắc lại câu hỏi. Giây lát, anh ta ngập ngừng: “Dạ, em ở quê lên thành phố mới vào nghề nên chưa rõ đường ở đây!”. Tôi im lặng, thôi cũng nên thông cảm…
Đó là những lái xe mới ở quê lên. Còn cánh lái xe ở lâu trong thành phố thì có khi vừa lái, vừa nghe điện thoại di động tán chuyện em út, bồ bịch, hoặc văng tục, chửi thề tục tĩu, khiến khách phải đỏ mặt. Nhưng đến lúc trả tiền, anh ta lại năn nỉ: “Thưa, em không có tiền lẻ trả lại”. Không biết có thật hay không, vì đã nhiều lần gặp phải tình huống kiểu này, và cũng nghe không ít mánh lới của các anh tài taxi, bực mình, tôi phẩy tay: “Thôi, khỏi”.
Và bây giờ, tôi đang ngồi trong taxi Tokyo để nghĩ về taxi Việt Nam. Chỉ thầm nghĩ, đến bao giờ taxi Việt Nam có “cơ chế vận hành, kiểm soát và văn hoá taxi như vậy?”. Có khó lắm đâu, bạn nhỉ?
Bài và ảnh: Việt Hà (Tokyo)
Bạn thân mến
Khi tôi mới đến Tokyo nghe nói taxi ở thành phố này đắt lắm, thế là tôi sợ không dám đi… Ấy thế mà chẳng tránh được… Vào một ngày tôi phải đến quận Shibuya ở trung tâm thủ đô Tokyo để làm giấy tờ… Một hai lần đầu ngạc nhiên và bỡ ngỡ, rồi tôi bắt đầu dần quen với nét văn hoá taxi Nhật Bản.
Hầu hết các loại taxi ở Tokyo là loại xe Toyota, Nissan đời mới, cửa tự động mở trông rất sang trọng. Tất nhiên giá thành cũng "sang trọng”’ tương xứng với dịch vụ. Bước lên xe bạn phải trả 720 yên (120.000 đồng Việt Nam). Nếu một chuyến taxi từ sân bay Nội Bài về nội thành Hà Nội là khoảng trên 200.000 đồng thì ở đây, từ sân bay quốc tế Narita về trung tâm thủ đô Tokyo với cự ly 70 km bạn sẽ tốn 20000 yên, tương đương 3.200.000 đồng Việt Nam.
Với mức giá như vậy, đa số người dân Tokyo dù ở tầng lớp xã hội nào cũng đều sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính. Họ chỉ lên taxi khi đi nhà hàng, khi có công việc đột xuất hoặc bắt taxi đi quãng ngắn từ ga tàu điện ngầm về nhà.
[URL=http://imageshack.us][/URL]
Mô tả ảnh.
Taxi ở Tokyo
Nếu chỉ là chi phí đắt đỏ cho một phương tiện dịch vụ giao thông thì sẽ không có gì đáng nói về taxi ở Tokyo. Cái chính là ở đây, người ta lái taxi theo một cách thật đặc biệt, và rất khác với những nơi tôi từng sống.
Trong xe, ngoài đồng hồ hiển thị cây số và rất nhiều loại thiết bị thông tin hiện đại, đáng chú ý là một màn hình mini điện tử dùng để chỉ dẫn đường mà trong tiếng Nhật gọi là Navi. Khách lên xe sẽ đọc cho lái xe biết địa chỉ và số điện thoại nơi mình cần đến. Dựa trên chỉ dẫn của màn hình điện tử người lái xe sẽ đưa khách tới đúng địa chỉ.
Nhờ có hệ thống chỉ đường hiện đại nối trực tiếp với tổng đài và rada này mà sẽ không bao giờ có chuyện lái xe taxi "câu đường " của khách. Nhưng ngược lại, như những người bạn tôi vẫn hay nói đùa là lái xe taxi ở Nhật suy nghĩ bằng Navi, họ hoàn toàn không có khái niệm làm việc dựa theo kinh nghiệm hay trực giác của mình.
Chuyến taxi số 1
- Chị đi đâu ạ?- Người lái taxi hỏi rất lễ độ
- Cho tôi tới văn phòng nghệ sĩ Sugi- Ryo-taro tại khu phố Minato, toà nhà San-yu, đường Nishi-azabu, phường 3, ngách 20/6.
- Xin chị đọc lại một lần nữa chậm thôi để tôi còn bấm Navi… Người lái taxi vừa lẩm nhẩm đọc vừa ấn trên màn hình Navi địa chỉ văn phòng. 5 phút trôi qua… 5 phút nữa..
- Tôi tìm thấy rồi, chúng ta bắt đầu xuất phát…
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng...
- Chị chờ thêm một chút tôi đang tìm nghách số 20... Bộ nhớ trên bảng Navi không có... Trán ông ta bắt đầu lấm tấm mồ hôi…
Xe chúng tôi lộn đi lộn lại mấy vòng trong khu phố. 20 phút vẫn chưa tìm thấy vì ngách 20 không có trong Navi
- A, tôi có điện thoại văn phòng đây
- Cảm ơn chị … Alo… Có phải văn phòng ông Sugi không ạ… Cô cho tôi hỏi giùm vị trí văn phòng mình nằm chính xác ở đâu….Hiện xe tôi đang ở nghách 11…
- Xin ông nhanh lên cho tôi, hẹn họ 2h30 mà bây giờ đã gần 3h chiều rồi.
Người lái xe càng luống cuống… Điện thoại cũng không giải quyết được… Tôi hơi ân hận vì đã giục ông. Nhưng cuối cùng rồi chúng tôi cũng tìm ra.
Chuyến taxi số 2
- Địa chỉ đây thưa ông. Ông cho chúng tôi về khu Uehara ,quận Shibuya..’’
- Tối quá… chị đọc giùm cho tôi địa chỉ…
Người lái xe bấm vào bảng điện tử Navi… Một lần, hai lần, ba lần… Sau nhiều lần ông ta bấm, bảng Navi vẫn không hiện ra sơ đồ chỉ dẫn. Cũng có thể, hoặc có sự trục trặc kỹ thuật, hoặc vì địa chỉ quá mới chăng?
- Xin lỗi chị, tôi không thạo đường về khu phố Uehara… Chị có thể gọi giùm xe khác… được không ạ…". Ông ta nói lễ phép, như cảm thấy mình có lỗi, khiến người khách là tôi dù rất mệt cũng không thể trách cứ.
Hôm đó chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc nửa đêm…
Chuyến tắc xi số 3
- Bác ơi,Tokyo mùa này,hoa anh đào nở đẹp quá…
[URL=http://imageshack.us][/URL]
Mô tả ảnh.
Thưa chị, tôi không được phép nói chuyện trong lúc đang lái xe...
- Thưa chị, tôi không được phép nói chuyện trong lúc đang lái xe… Tôi cụt hứng… Suốt dọc đường đành lặng lẽ nhìn qua cửa kính xe, ngắm hàng hoa anh đào nở trắng, thanh khiết và lộng lẫy chạy theo những đường phố Tokyo hiện đại mà vẫn đậm bản sắc của xứ sở Phù Tang, và đuổi theo những ý nghĩ bất chợt.
Cũng có thể lý giải cho phong cách taxi Tokyo khi biết hầu hết lái xe taxi ở đây trong độ tuổi khó kiếm việc làm. Đa số họ từ 40 đến 60 tuổi. Họ chấp nhận nghề lái taxi với mức lương khoảng gần 3000 dola một tháng - mức thu nhập khá thấp so với mức sống Nhật Bản. Đặc thù công việc không ổn định, có khi là do công ty taxi phá sản ( điều này rất hay xảy ra ở một xã hội công nghiệp), hoặc có khi chính họ chỉ coi lái taxi như một công việc tạm thời nên phần lớn tài xế taxi ở Tokyo đều là lái xe không chuyên.
Nhưng, dù vậy một người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật Bản là tôi cũng bị bất ngờ, ngay cả địa chỉ quen thuộc của cơ quan chính phủ, trung tâm báo chí quốc gia hay đài truyền hình NHK, lái xe taxi cũng không cần biết bởi đã có bảng điện tử Navi chỉ dẫn. Dường như trong khâu tuyển chọn lái xe, khả năng bấm bảng điện tử cần thiết hơn là kỹ năng lái xe và hiểu biết về đường xá.
Phải chăng, đặc điểm đó xuất phát từ một cơ chế vận hành kỹ thuật chính xác và khoa học, phù hợp, bảo đảm cho người lao động đã có tuổi khó kiếm việc làm vẫn có thể lao động vừa sức, vừa là cách kiểm soát, hạn chế để người lái xe khi hành nghề không thể có sự gian lận khi tính tiền cho khách. Đó chỉ là sự suy diễn của tôi, có thể đúng có thể sai.
Nhưng chính cách thiết kế bảng điện tử Navi và văn hoá của những người lái xe taxi Tokyo khiến tôi nghĩ về taxi Việt Nam. Tôi đã nhiều lần đi taxi Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bạn ạ. Mới thấy cái dở của taxi nước mình. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, nghe giọng, biết mình là người bắc, có lái xe cố tình đi lòng vòng, “quẹo trái, quẹo phải” để câu giờ, và cũng là câu tiền. Còn ở Hà Nội, không ít lần, tôi trở thành “Navi” của lái xe.
Ngồi trên xe, vừa nói địa chỉ, lái xe đã ngỡ ngàng hỏi lại: “ Đường đi thế nào ạ?”. Tôi lại phải chỉ dẫn, anh rẽ phải, đi thẳng, rồi rẽ phải tiếp…thế, thế…Có đoạn, tôi dẫn nhầm cả vào đường cấm ô tô đi ngược chiều, may mà không thấy cảnh sát giao thông. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa mệt mỏi: “ Sao chú là lái xe mà lại không biết đường?”. Im lặng. Tôi nhắc lại câu hỏi. Giây lát, anh ta ngập ngừng: “Dạ, em ở quê lên thành phố mới vào nghề nên chưa rõ đường ở đây!”. Tôi im lặng, thôi cũng nên thông cảm…
Đó là những lái xe mới ở quê lên. Còn cánh lái xe ở lâu trong thành phố thì có khi vừa lái, vừa nghe điện thoại di động tán chuyện em út, bồ bịch, hoặc văng tục, chửi thề tục tĩu, khiến khách phải đỏ mặt. Nhưng đến lúc trả tiền, anh ta lại năn nỉ: “Thưa, em không có tiền lẻ trả lại”. Không biết có thật hay không, vì đã nhiều lần gặp phải tình huống kiểu này, và cũng nghe không ít mánh lới của các anh tài taxi, bực mình, tôi phẩy tay: “Thôi, khỏi”.
Và bây giờ, tôi đang ngồi trong taxi Tokyo để nghĩ về taxi Việt Nam. Chỉ thầm nghĩ, đến bao giờ taxi Việt Nam có “cơ chế vận hành, kiểm soát và văn hoá taxi như vậy?”. Có khó lắm đâu, bạn nhỉ?
Bài và ảnh: Việt Hà (Tokyo)
Có thể bạn sẽ thích