Tính cách thay đổi theo vùng

Tính cách thay đổi theo vùng

Bài: Mick Corliss, Ảnh: Sugawara Chiyoshi

Sinh ở bang Oregon, Hoa Kỳ. Sau một thời gian làm phóng viên cho tớ The Japan Times, Corliss trở thành một nhà văn và dịch giả tự do năm 2002

30_01.jpg

Một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử được sinh ở nơi mà ngày nay là tỉnh Aichi. Người Aichi nổi tiếng về sự tiết kiệm và thực tế. Ảnh: một khu mua sắm dưới mặt đất Sakae, Nagoya

Người Nhật có một thói quen là hay đề cập đến diện tích bé nhỏ của nước mình. Tuy nhiên, gần như mâu thuẫn với điều này, họ cũng thích cho rằng con người ở mỗi vùng trong cái đất nước chật hẹp này rất khác nhau về tính tình và đặc điểm cá nhân. Những tính cách khách nhau tuỳ theo vùng được phân thành một số loại cho tiện. Những người thuộc vùng đông bắc thì rất kiên trì, người Tokyo thì thích chưng diện, còn người Osaka thì keo kiệt trong vấn đề tiền bạc – đó chỉ là một số rập khuôn về tính cách. Trong thực tế, thậm chí còn có một số từ đặc biệt dành cho những tính cách phân theo vùng này là : kenminsei

Có thể là do đất nước tôi quá rộng, hoặc có lẽ là vì lịch sử của chúng tôi tương đối ngắn ngủi, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì ở Mỹ, sự liên hệ giữa nơi sinh hoặc quê quán và tính cách chẳng ảnh hưởng bao nhiêu.

Tuy nhiên, vì đã sống ở Nhật gần một chục năm, tôi phải nói rằng tôi đã chia sẻ niềm tin rằng ý niệm rằng nguồn gốc có ảnh hưởng đến cá tính của một người cũng rất đáng suy gẫm. Chẳng hạn, sự khác nhau tuỳ theo vùng dường như rất rõ ràng trong kinh nghiệm xin đi nhờ xe ở khắp nước Nhật - từ Iwate ở miền Bắc cho đến Kagoshima ở miền Nam. Thời gian chờ đợi để xe dừng lại đón tôi rất khác nhau tuỳ theo vùng. Nếu tôi đi một mình bơ vơ, thông thường tôi phải nói rằng những người ở tỉnh Kochi và Ishikawa sẽ nhanh chóng dừng lại, còn những người ở Fukuoka và Ehime thì không thích thú lắm trong việc cho tôi đi quá giang. Tôi không biết đây có phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc là sự khác biệt trong tính cách của những người sống ở các vùng khác nhau hay không.

Tuy vậy, vẫn có những cách nhìn phức tạpvề ý kiến rằng tính cách tuỳ theo từng vùng. Những chuyên gia ủng hộ cho ý kiến này cho rằng, không thể chối cãi sự ảnh hưởng chung của lịch sử, địa lý nvà những điều kiện về môi trường trong việc hình thành những thái độ theo từng vùng.

“Ngoài việc trải dài từ bắc xuống nam thì Nhật Bản cũng rất nhiều núi non, và thời tiết của mỗi vùng khách nhau cũng rất rõ rệt. Thêm vào đó, sự phân cách đất nước thành gần 300 lãnh địa trong lịch sử Nhật Bản từ cuối thế kỷ thứ 16 đến hết thế kỷ 19 cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì những truyền thống và những phong tục hoàn toàn khác biệt”, Yano Shinichi, một chuyên gia tiếp thị chuyên sử dụng những đặc điểm tính cách của mỗi vùng để đưa ra những chiến lược bán hàng, giải thích như vậy.

“Mặc dù hiện nay, những lãnh địa này đã được tổ chức lại thành các tỉnh, nhưng dường như những sự khác biệt của các vùng vẫn còn tồn tại rất rõ ràng”, anh nói thêm.

Theo sách của Yano và những sách thể loại này, thì những người thuộc tỉnh Aichi - tuỳ theo quan điểm của bạn, rất tiết kiệm, thiên về lý trí và rất cần cù. Nhưng nhìn khác đi, họ cũng thường xuyên bủn xỉn. Nhưng có thật vậy không? Tôi quyết định hỏi một người bạn - một phóng viên báo, anh Kaba Toshiya - từ Nagoya, thành phố lớn nhất của tỉnh Aichi.

“Người Aichi rõ ràng là rất tiết kiệm”, Kaba khẳng định. “Cách sống hàng ngày của họ rất đơn giản, nhưng khi có những sự kiện như đám cưới hoặc đám ma, họ chi tiêu rất nhiều. Chẳng hạn, khi một người con lập gia đình, có những cha mẹ mua cho cặp tân hôn một chiếc xe hơi hoặc căn nhà. Có lẽ các bậc cha mẹ ở Aichi rất mực yêu thương con cái.”

Hơn nữa, rất nhiều những nhân vật then chốt trong lịch sử đã thống nhất Nhật Bản và một số những công ty hàng đầu, trong đó có Toyota, đều xuất phát từ tỉnh Aichi, nơi được cho rằng con người ở đây có ý thức trách nhiệm và tự hào về những gì đã làm cho Nhật Bản được như hôm nay.

“Khi người Tokyo đi ra ngoài thành phố của họ, họ nói rằng họ đi về vùng quê. Khi người Nagoya đến Tokyo, họ nói họ đang đi về vùng quê – lý do là họ cảm thấy thành phố của họ là số một và là trung tâm của Nhật Bản”, Kaba cho biết thêm.

Tôi càng nghiên cứu về đề tài này, tôi càng suy nghĩ về hoàn cảnh riêng của tôi. Trong thực tế, có thể người ở bang Oregon, nơi tôi sinh ra và lớn lên, có hơi cởi mở và phóng khoáng hơn những người ở vùng Trung Tây của Mỹ, nơi mà tôn giáo đóng vai trò nổi bật hơn trong xã hội, hoặc ở vùng ven biển phía đông đậm nét truyền thống. Nhưng không khó tính, nên tôi nghĩ tôi sẽ cố gắng tiếp thu những gì tốt nhất của ba vùng này: Oregon, tỉnh Tokushima (nơi tôi đã ở một năm), và Tokyo, nơi tôi đã ở rất lâu.

Trích đăng từ tạp chí Nipponia
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top