Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Theo Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam

Phần 1. Kế hoạch xây dựng


Một tầm nhìn của Nippon Keidanren về tương lai của một quốc gia với những khuyến nghị về chính sách nhằm đạt được mục tiêu biến Nhật Bản thành một quốc gia hùng mạnh, năng động và có sức thu hút với toàn nhân loại.

Chính sách kinh tế

Cải cách hệ thống thuế và bảo hiểm xã hội sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững với khu vực kinh tế tư nhân giữ vai trò động lực.

"Chế tạo bởi Nhật Bản"

Nhật bản sẽ áp dụng các nguyên tắc quản lý doanh nghiệp trong quản lý kinh tế, sử dụng sáng kiến và công nghệ bản địa kết hợp khai thác nguồn lực của các nước khác để xây dựng các giá trị cho mình và thế giới.

Tập trung vào môi trường

Nhật bản xây dựng nền kinh tế của mình dựa trên những khái niệm về tái sử dụng nguyên liệu và bảo vệ môi trường toàn cầu, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp .

Cải thiện điều kiện sống

Nhật bản sẽ tạo không gian sống thoái mái, chất lượng cao cho người dân, tạo dựng mô hình đô thị có hiệu quả và tạo sức sống mới cho cộng đồng và thực sự thoả mãn yêu cầu của người dân.

Cơ cấu xã hội:

Việc tập trung phát triển cá nhân sẽ tạo nên một quốc gia dựa trên sức mạnh của người dân.

Quản trị doanh nghiệp:

Nhật bản sẽ cải tổ công tác quản trị doanh nghiệp của các công ty, từv đó tạo môi trường kinh tế để các cá nhân có thể phát huy và hưởng lợi từ năng lực của mình.

Quuyền tự chủ của địa phương

Nhật bản sẽ hình thành một hệ thống gồm các bang có quyền tự chủ cao và chuyển giao quyền lực nhiều hơn cho chính quyền địa phương, nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng tự khai thác tiềm năng của mình và thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa các cá nhân.

Lựa chọn lối sống:

Nhật bản sẽ tạo môi trường sống để người dân có cơ hội được phát triển toàn diện và sống sung túc tuỳ thuộc vào những lựa chọn và thách thức mà họ chấp nhận.

Chấp nhận sự đa dạng:

Nhật bản xây dựng một xã hội để mọi người trên toàn thế giới có thể sống thoái mái và được hưởng đầy đủ quyền lợi theo như những nỗ lực và tài năng đã đóng góp.

Quan hệ quốc tế:

Liên kết chặt chẽ giữa Nhật Bản và các nước Đông Á láng giềng sẽ tạo một làn sóng phát triển khu vực.

Mở cửa đất nước:

Trong lịch sử đương đại đây là lần thứ 3 Nhật Bản mở cửa ra thế giới, cho phép tiếp cận rộng thị trường trong nước nhằm thúc đẩy cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.

Nền kinh tế Đông Á

Nhật Bản sẽ đi đầu trong việc tạo dựng môi trường thương mại tự do ở Đông Á, một khu vực đầy năng động và đa dạng, nơi sẽ trở thành một trung tâm kinh tế toàn cầu.

Tư do và Hợp tác

Nhật Bản sẽ tăng cường hội nhập Đông Á thông qua việc đảm bảo tự do di chuyển hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn và thông tin, và bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Cuối thế kỷ 20, Nhật bản trải qua " một thập kỷ suy thoái" với tốc độ phát triển kinh tế bị khựng lại và uy tín quốc gia giảm sút cả trên trường quốc tế lẫn và ngay tại trong nước. Trong thế kỷ 21, Nhật Bản cần phải tìm ra con đường để đảo ngược tình thế. Nippon Keidanren, Hiệp hội kinh doanh Nhật Bản, đã xây dựng chiến lược tương lai cho Nhật Bản đến năm 2025 - một quốc gia vốn là một cường quốc và đã từng là đất nước thu hút được sự quan tâm của nhân loại trên toàn thế giới

Tầm nhìn Keidanren về Nhật Bản năm 2025 dự kiến tạo ra một đất nước hội tụ được nhiều giá trị khác nhau để thúc đẩy sự năng động và sáng tạo. Môi trường đó có nền tảng vững chắc bắt nguồn từ ở cấp độ cá nhân, được xây dựng trên cơ sở niềm tin và lòng thông cảm giữa con người với con người. Nó tạo cơ hội để các cá nhân có được sự thành đạt thực sự cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn những thành quả cá nhân. Môi trường đó cũng biến Nhật Bản trở thành một đất nước thu hút du khách trên thế giới cũng như những người muốn tới đây để nghỉ ngơi, đầu tư tài sản, lập nghiệp và sinh sống.

Vậy thì làm cách nào để xây dựng một nước Nhật Bản mới đó? Nếu viễn cảnh này có thể trở thành hiện thực, chúng ta có thể tập trung nỗ lực vào ba lĩnh vực chủ chốt sau. Trước hết nền kinh tế Nhật vốn đang dậm chân tại chỗ trong một thời gian dài cần được tiếp thêm sinh lực để tái thiết quốc gia. Keidanren dự định sẽ đạt được điều này bằng việc theo đuổi chính sách "Chế tạo bởi Nhật Bản" với lợi ích của doanh nghiệp Nhật Bản gắn với bối cảnh toàn cầu rộng lớn, đưa kiến thức và công nghệ của Nhật bản thúc đẩy phát triển kinh tế toàn thế giới chứ không chỉ riêng tại lãnh thổ Nhật Bản. Chúng tôi cũng thuyết phục Nhật Bản cơ cấu hoá hoạt động kinh tế của mình theo xu hướng nâng cao tầm quan trọng của môi trường, phát triển tình hình kinh tế thông qua cải thiện thế giới tự nhiên - thế giới mà con người cần phải dựa vào để sinh tồn. Chúng tôi cũng kêu gọi Nhật Bản tạo ra một mối trường dân cư và thành thị mới để người dân có thể sinh sống một cách ổn định và thoải mái hơn.

Một xã hội đạt được sự đầy đủ như vậy sẽ là một xã hội mà các cá nhân phát huy tối đa tài năng và kiến thức của mình, tạo ra các giá trị kinh tế và phát triển năng lực cá nhân. Nỗ lực cá nhân sẽ được hỗ trợ bởi một cơ cấu quản trị doanh nghiệp mới cho phép họ sự dụng triệt để những năng lực cá nhân và được hưởng lợi ích đúng theo năng lực đó và chuyển từ sức mạnh vượt trội của các tập đoàn sang tính ưu việt của con người trong xã hội. Các cá nhân còn được hỗ trợ bởi cơ cấu hành chính mới, như các bang với quyền tự chủ lớn, quyền lực chuyển từ các cơ quan trung ương vào tay người dân trong các cộng đồng trên khắp nước Nhật; bởi quan điểm xã hội hoan nghênh đóng góp của mọi người dân, kể cả những người không phải quốc tịch Nhật Bản đến sống tại đây.

Tầm nhìn mang tính quốc tế này là một yếu tố quan trong mà Nippon Keidanren đặt ra cho Nhật bản vào năm 2025. Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản đi đầu trên con đuờng tạo dựng một khối kinh tế tự do ở Đông Nam Á, một khu vực đa dạng và có nhiều tiềm năng to lớn. Các quốc gia Đông Nam Á là bạn hàng tất yếu của Nhật Bản và chúng tôi tin rằng tình hình kinh tế Nhật Bản sẽ đưa đất nước này trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc phát triển kinh tế cũng như các mối quan hệ với thế giới. Mở cửa Nhật Bản để đón chào những cơ hội này sẽ là bước tiến cơ bản trong việc đem lại sức sống mới cho Nhật Bản.

Keidanren cũng tin tưởng rằng đến năm 2025 Nhật Bản có thể trở thành một quốc gia năng động có sức hấp dẫn và là người dẫn đường cho các quốc gia trên thế giới và là hình mẫu phát triển của tất cả các nước trong thế kỷ mới. Để đạt được điều này, chúng tôi nhấn mạnh rằng người Nhật là động lực cơ bản của sự thay đổi và lãnh đạo vớimối quan hệ gắn kết các cá nhân trong toàn xã hội Nhật Bản nhằm mục đích phát triển đất nước và đưa đất nước đi lên. Chúng tôi cũng nhấn mạnh về sự thay đổi trong môi trường chính trị, một môi trường mà tiếng nói của nhân dân phải thể hiện được sức mạnh của mình thông qua hệ thống đảng phái chính trị năng động.

Nippon Keidanren sẽ đóng vai trò chủ đạo để biến viễn cảnh này trở thành hiện thưc. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua về các phương pháp chúng tôi dự định sẽ tiến hành để đạt được điều đó - kế hoạch xây dựng một nước Nhật Bản mới vào năm 2025
 
Bình luận (6)

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ðề: Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Phần 2. 2025: KINH TẾ

Nhật bản tất nhiên sẽ dựa vào tăng trưởng kinh tế để phát triển cơ cấu xã hội mới ở trong nước cũng như mở rộng những quạn hệ với thế giới. Nippon Keidaren dự đoán Nhật Bản sẽ có mức tăng trưởng 2% hàng năm đến 2025 bằng cách xây dựng nền tảng cần thiết cho sự tăng trưởng này. Nội dung chính bao gồm một hệ thống kinh tế tự điều chỉnh do khu vực kinh tế tư nhân điều dẫn đầu và thị trường điều tiết. Tiến tới việc tạo dựng hệ thống này Nhật Bản cần cải tổ chính sách thuế, hệ thống bảo hiểm xã hội và áp dụng cải tổ gốc rễ trong lĩnh vực tài chính

Nhật bản tất nhiên sẽ dựa vào tăng trưởng kinh tế để phát triển cơ cấu xã hội mới ở trong nước cũng như mở rộng những quạn hệ với thế giới. Nippon Keidaren dự đoán Nhật Bản sẽ có mức tăng trưởng 2% hàng năm đến 2025 bằng cách xây dựng nền tảng cần thiết cho sự tăng trưởng này. Nội dung chính bao gồm một hệ thống kinh tế tự điều chỉnh do khu vực kinh tế tư nhân điều dẫn đầu và thị trường điều tiết. Tiến tới việc tạo dựng hệ thống này Nhật Bản cần cải tổ chính sách thuế, hệ thống bảo hiểm xã hội và áp dụng cải tổ gốc rễ trong lĩnh vực tài chính.

Xã hội Nhật Bản đang trải qua những thay đổi lớn, tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng, tạo nên một tam giác dân số phình to ở đỉnh. Đối mặt với vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản cần tạo một hệ thống thuế nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế lành mạnh bằng cách chia đều gánh nặng thuế trong toàn xã hội. Chính sách này sẽ được thực hiện thông qua việc giảm thuế cho các công ty lớn và tăng dần mức thuế cho tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ được bán trong nước- từ mức 5% hiện nay lên 16%. Mức thuế này đảm bảo cho các dịch vụ công cộng vẫn được duy trì, song việc cho phép các công ty điều chính vốn tới các hoạt động nhằm tạo cải vật chất và cơ hội mới cho người dân Nhật Bản. Đồng thời bảo hiểm xã hội cần phải thu hẹp các hạng mục ưu tiên để người dân có thể tiếp tục được hưởng những lợi ích thiết thực mà không bị đánh thuế quá mức.


Khi Nhật Bản ổn định được nền kinh tế thông qua những cải cách này, Nhật Bản cũng sẽ tạo ra được cách tiếp cận mới cho các hoạt động kinh tế của mình trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, thúc đẩy chiến lược "Chế tạo bởi Nhật Bản", đặc biệt chú trọng tới vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế. Cuối cùng, lợi ích của các hoạt động kinh tế quốc gia là sẽ tạo ra những điều kiện sống tuyệt vời cho người dân Nhật Bản.

Đến năm 2025 Nhật bản sẽ thưc sự đạt tăng trưởng 2% năm bằng việc đưa ra nền tảng cần thiết.

"Chế tạo bởi Nhật bản"

Trong quá khứ cụm từ "chế tạo tại Nhật bản" được sử dụng như một thương hiệu của chất lượng được sản xuất tại chính quốc gia của họ. Nhưng Nippon Keidanren cho rằng thấy cụm từ quan trọng cho các hoạt động kinh tế của quốc gia trong thế kỷ 21 cũng là "chế tạo bởi Nhật bản" biểu tượng của việc tham gia của Nhật bản vào việc tạo nên giá trị trên toàn cầu. Quốc gia này sẽ tiếp tục đổi mới ở trong nước, nhưng nó cũng sẽ tận dụng các nguồn công nghệ sẵn có trên thế giới, làm tăng giá trị trong quá trình phát triển này nhằm phục vụ cho lợi ích của chính bản thân nó cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Một trụ cột quan trọng hàng đầu của chiến lược này sự hợp tác ngày càng tăng giữa doanh nghiệp và giới nghiên cứu. Điều sẽ này bao gồm việc cải cách trong các trường học tại Nhật và sự thừa nhận rộng rãi của các chuyên gia và các kỹ sư nước ngoài trong các công ty và các học viện, nhà trừơng tại Nhật bản. Tiếp đó là đến cách tiếp cận mới đối với vấn đề phân bổ nguồn vốn, bằng việc chính phủ tăng nguồn đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển và việc mở rộng quá trình lựa chọn các chương trình, dự án có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học mà có cung cấp tài chính. Cuối cùng là nâng cao cạnh tranh, bằng việc chính phủ tạo ra sự phát triển các công nghệ mới mang tính cạnh tranh, hạ thấp tỷ lệ thuế doanh nghiệp, và khuyến khích nguồn đầu tư mới từ các công ty nuớc ngoài và Nhật bản. Thông qua các bước như thế này, chiến lược "chế tạo bởi Nhật bản" sẽ khôi phục lại nền kinh tế trong nước và địa vị của quốc gia như là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Gắn hoạt động kinh tế với bảo vệ môi trường

Nippon Keidanren nhận cho rằng Nhật bản vào năm 2025 sẽ là một quốc gia mà các hoạt động kinh tế của nó sẽ hoàn toàn thấm nhuần các nhận thức về môi trường. Cùng với việc loài người nhận thức về nhu cầu một môi trường toàn cầu lành mạnh, các doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách thân thiện môi trường sinh thái sẽ gạt bỏ bớt một số vai trò kinh tế quan trọng. Chính phủ phải xây dựng các chính sách nhằm tạo nên một xã hội hoà hợp với môi trường; điều này sẽ tạo nên nền tảng cho các công ty Nhật bản tham gia mạnh mẽ vào thị trường thế giới, mà ở đó các sản phẩm, công nghệ và các hình mẫu kinh doanh của họ sẽ được nhìn nhận như là cách gìn giữ môi trường. Cách tiếp cận này yêu cầu phải khuyến khích từng cá nhân, những người hoàn toàn hiểu và hoan nghênh các hoạt động thân thiện môi trường của các doanh nghiệp, và một thị trường ủng hộ cho các hoạt động vì môi trường. Được ủng hộ của xã hội, các doanh nghiệp cần phải phát triển các công nghệ hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như giảm chất thải và những hệ thống năng lượng mới và sạch. Bằng cách này chúng sẽ đảm bảo cho sự sống còn của nền kinh tế tàon cầu và Nhật bản trong thế kỷ 21.

Việc khôi phục lại các khu dân cư

Suy nghĩ mang tính môi trường này cũng sẽ được phản ánh trong việc hình thành môi trường cư dân mới tại Nhật bản. Chúng ta nhận ra thấy việc phục hồi lại các khu đô thị và việc hình thành hệ thống thuế mới sẽ hỗ trợ quyền sở hữu nhà ở và chúng như là các biện pháp quan trọng để đạt được sự tăng trưởng trong nước, và sẽ tạo nên một Nhật bản hùng cường vào năm 2025.

Những ngôi nhà chắc chắn vẫn giữa được giá trị của nó và một hệ thông thuế khoá không làm tổn hại người chủ sở hữu sẽ tạo nên nhu cầu lành mạnh trong ngành công nghiệp dân dụng. Các doanh nghiệp sẽ thịnh vượng và đóng góp vào việc tạo dựng môi trường sống thoải mái khi họ tìm tòi đáp ứng đòi hỏi của thị trường này. Ví dụ như việc xây dựng những ngôi nhà thân thiện và gần gũi với người dân ngày càng già đi tại Nhật bản. Các chính quyền địa phương cũng cần phải đưa ra các biện pháp làm cho nơi làm việc của họ gần gũi với người dân; các thành phố thân thiện với môi trường sẽ là mục tiêu ngắm tới khi chính quyền thuyết phục đầu tư của tư nhân vào các dự án khôi phục đô thị.
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ðề: Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Phần 3. 2025: Xã hội

Tầm nhìn của Nippon Keidanren về Nhật Bản vào năm 2025 bao gồm một khái niệm về một xã có sức sống mới trong đó tập trung được năng lực của tất cả người dân và tạo một môi trường tự do, thoả đáng để họ phát huy được tối đa khả năng của mình

Tầm nhìn của Nippon Keidanren về Nhật Bản vào năm 2025 bao gồm một khái niệm về một xã có sức sống mới trong đó tập trung được năng lực của tất cả người dân và tạo một môi trường tự do, thoả đáng để họ phát huy được tối đa khả năng của mình. Tất cả các lĩnh vực của xã hội đều có vai trò quan trọng trong sự sắp xếp lại của nó – doanh nghiệp sẽ cần phải áp dụng khái niệm mới về quản trị doanh nghiệp trong đó trao quyền lực trực tiếp hơn vào tay những người công nhân, chính phủ sẽ cần phải thực hiện các chính sách để tạo cho các doanh nghiệp và các các nhân nhiều khả năng hơn để tự đổi mới và phát triển chính mình, và tự bản thân các cá nhân sẽ cần phải theo kịp với các cách tiếp cận mới và cách suy nghĩ để giải quyết những vấn đề của thế kỷ 21.


Xã hội Nhật Bản ở thời hậu chiến được hình thành bởi các công ty và vai trò của họ trong đời sống con người. Trong suốt quá trình khi Nhật Bản phát triển đi lên, Nhật Bản sẽ phải chuyển trọng tâm của xã hội từ lợi ích của doanh nghiệp sang đời sống của từng cá nhân. Người Nhật Bản sẽ ít gắn bó hơn với các doanh nghiệp nơi họ làm việc mà chuyển sang gắn bó hơn với khả năng và lợi ích của riêng họ. Khi giới chủ thực hiện các chính sách nhắm tới việc cung cấp cho họ quyền kiểm soát đầy đủ hơn, họ sẽ tận hưởng tự do mới để theo đuổi những lợi ích này; và họ sẽ nhận thấy được các hoạt động của họ ngày càng được tự do bởi chính phủ trung ương. Tóm lại, Nhật Bản vào năm 2025 sẽ trở nên hùng mạnh bởi các cá nhân và các cộng đồng do họ xây dựng nên. Và những cộng đồng này cần phải được mở rộng ra ngoài phạm vi biên giới - người nước ngoài ở Nhật Bản và người Nhật Bản ở nước ngoài sẽ là yếu tố chủ chốt của xã hội đa dạng và hùng mạnh này

Cùng với sự phát triển, Nhật Bản cần phải chuyển trọng tâm của xã hội từ doanh nghiệp sang con người.

Các phương thức quản lý mới:

Nippon Keidanren kêu gọi các công ty Nhật Bản cải cách chính sách quản lý nhằm góp phần tạo ra xã hội mới. Những cộng đồng của các cá nhân độc lập với những giá trị được định nghĩa rõ ràng sẽ là cốt lõi của Nhật Bản năm 2025 và mọi người cần thoát khỏi nền văn hoá kinh doanh vốn bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo một khuôn mẫu nếu như họ tham gia trong cộng đồng đó. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp sẽ tạo ra cơ cấu mới về quản trị doanh nghiệp - một cơ cấu cho phép con người phát huy được tốt nhất các thành tích cá nhân và được đền đáp xứng đáng vì đã đạt được điều đó. Sự tin cậy là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá khi xây dựng hệ thống quản lý mới này. Những cá nhân độc lập sẽ có ý thức về các thị trường thông qua các hoạt động của xã hội như nhân công, vốn, hàng hoá và dịch vụ - và những thị trường này cần phải mở rộng hơn nữa cho tất cả các hoạt động nếu như chúng thúc đẩy sự tin tưởng giữa các cá nhân sống trong các cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi các thị trường đó. Công ty và các nhà quản lý sẽ không còn áp đặt khuôn mẫu chung qua sự lãnh đạo của mình, nhưng họ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng niềm tin giữa con người với con người vốn là nền tảng của xã hội.

Nâng cao quyền tự chủ:

Sự chuyển giao quyền lực cũng sẽ được nhận thấy trong phạm vi hành chính. Chính phủ Nhật Bản trong quá khứ đã có những quyền lực nhất định đối với cuộc sống của người dân: điều này sẽ thay đổi khi các cá nhân được trao nhiều quyền và quyết đoán hơn, họ sẽ tìm cách tăng cường sức mạnh cộng đồng của mình và tham gia vào các lĩnh vực công cộng vốn trước đây là lãnh địa của nhà nước. Các cá nhân sẽ định đoạt sự thịnh vượng và phát triển của xã hội năm 2025; và các cơ cấu quản lý hành chính mới chuyển giao quyền lực từ trung ương vào tay người dân sẽ là chìa khoá cơ bản của sự phát triển

Hệ thống hiện trạng của Nhật Bản với chính quyền cấp tỉnh yếu và chính phủ trung ương mạnh cần được thay bằng một hệ thống các bang lớn - với một số ít các cơ quan tự chủ có quyền tự quyết lớn hơn đối về hoạt động của mình hơn là sự phân cấp hiện nay. Các bang này sẽ quản lý những vấn đề của địa phương một cách hiệu quả và thực tế hơn so với chính phủ hoàn toàn tập trung trước đây, cũng như các công dân của cộng đồng địa phương sẽ cảm thấy lợi ích của việc thay đổi này khi các nhu cầu và mong mỏi của họ được các cơ quan địa phương đáp ứng một cách nhiệt tình với sự nắm bắt nhanh nhậy những thay đổi của người dân ở các khu vực khác nhau. Các cá nhân trong những khu vực này sẽ tăng cường phát triển các cộng đồng của mình bằng cách kết hợp với những người có tinh thần hoạt động xã hội để tạo ra mô hình thị trường hợp tác và các mạng lưới khác.

Sự giầu có của các cá nhân:

Con người sẽ cảm thấy hài lòng khi đạt được đỉnh cao năng lực của họ và họ chỉ có thể đạt đến đỉnh cao này nếu như có hàng loạt sự lựa chọn. Xã hội Nhật Bản vào năm 2025 sẽ là một xã hội mang đến nhiều sự lựa chọn cho các công dân trong xã hội đó. Các cá nhân sẽ phải làm việc để tạo ra một xã hội mới. Tất cả mọi người đều cần phải nỗ lực tạo ra những thể chể và những hệ thống mang đến cho họ sự tự do để thách thức chính bản thân mình và đáp ứng được những thử thách mà sự lựa chọn khác nhau đã đem đến cho họ.

Nippon Keidanren đã hướng con người tạo ra các thể chế và hệ thống mà về giáo dục có nhiều cơ hội học tập phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ; về lao động có hàng loạt ngành nghề và công việc để các cá nhân có thể đi đến thành công; về lối sống cũng có nhiều sự lựa chọn mà không làm xáo động cuộc sống gia đình cũng như việc nuôi dậy trẻ emi; ngoài ra còn có các dịch vụ y tế và cách sống sau khi nghỉ hưu.

Một quốc gia cường thịnh và đa dạng:

Không chỉ có các công dân Nhật Bản sẽ là những người sẽ góp phần mang đến những sự chọn lựa đó cho xã hội của chúng ta. Những người không phải là công dân Nhật đến sinh sống ở đất nước này sẽ mang đến nhiều quan điểm đa dạng cũng như cống hiến tài năng của họ. Nhật Bản cần phải tạo ra một môi trường để người nước ngoài có thể tham gia một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế cũng như các hoạt động xã hội. Ở cấp độ cá nhân, điều này sẽ đòi hỏi sự thích ứng tối đa đổi với sự thay đổi đa dạng, ở cấp độ quản lý, chính phủ cần mở của Nhật Bản để các công dân trên toàn cầu có thể bộc lộ khả năng tại chính nước này.
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ðề: Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Phần 4. Năm 2005: Một Nhật Bản quốc tế

Khi Nhật Bản tiến hành tái sinh lại bản thân nó đến năm 2005, Nhật Bản sẽ cần phải hướng ra phía ngoài cũng như nhìn vào trong nước. Như là việc cho thấy chiến lược “chế tạo bởi Nhật Bản” được chỉ ra trên đây, quốc gia này sẽ không còn chỉ tập trung sản xuất kinh tế trong biên giới quốc gia nữa, nó sẽ tìm cách tham gia vào các hoạt động kinh tế trên khắp thế giới, đóng góp công nghệ và nhân tài Nhật Bản vào sự phát triển của toàn cầu

Khi Nhật Bản tiến hành tái sinh lại bản thân nó đến năm 2005, Nhật Bản sẽ cần phải hướng ra phía ngoài cũng như nhìn vào trong nước. Như là việc cho thấy chiến lược "chế tạo bởi Nhật Bản" được chỉ ra trên đây, quốc gia này sẽ không còn chỉ tập trung sản xuất kinh tế trong biên giới quốc gia nữa, nó sẽ tìm cách tham gia vào các hoạt động kinh tế trên khắp thế giới, đóng góp công nghệ và nhân tài Nhật Bản vào sự phát triển của toàn cầu. Cách tiếp cận không biên giới với công việc kinh doanh sẽ thúc đẩy Nhật Bản mở cửa ra thế giới và tăng cường mối quan hệ của nó với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng Đông Á. Trước đây, Nhật Bản đã tự chứng tỏ khả năng mở cửa biên giới ra thế giới bên ngoài, và họ sẽ cần làm lại như vậy một lần nữa trong vài thập kỷ tới. Điều này sẽ được kết hợp với vai trò lãnh đạo mới cho quốc gia này trong nền kinh tế khu vực – trong khi sự hiện diện của Nhật Bản luôn luôn to lớn nhờ vào quy mô của nền kinh tế nước này, vào thế kỷ 21 Nhật Bản cũng sẽ cần tới một sự hiện diện tích cực, với những quốc gia lãnh đạo khác trong khu vực, trong một tương lai kinh tế hội nhập sâu hơn. Với cách này, Nhật Bản có thể đảm bảo cho nền kinh tế của mình khi giúp cho sự phát triển của khu vực Đông Á đồng thời cũng được hưởng lợi từ sự phát triển năng động và đa dạng của khu vực này.

Nhật Bản sẽ tìm kiếm các biện pháp để tham gia vào các hoạt động kinh tế trên thế giới,đóng góp nhân tài và công nghệ của Nhật Bản.

Mở cửa đất nước.

Sau một thời gian dài bế quan toả cảng, từ thời Meiji (Minh trị) Nhật Bản đã thực hiện mở cửa ra ngoài thế giới. Sự thay đổi vào cuối thế kỷ 19 này đã tạo cho Nhật Bản một điểm khới đầu để từ đó đứng vào hàng ngũ những quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Một lần nữa, tiếp theo sau Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản đã dỡ bỏ hệ thống cũ của mình để hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, giành lấy những lợi ích trong quá trình phát triển kinh tế. Đến năm 2005, Nhật Bản sẽ lại tiếp tục thực hiện mở cửa ra thế giới lần thứ ba. Việc mở cửa này sẽ được thực hiện ở những vùng nhất định, Nhật Bản sẽ tăng cường tiếp cận các thị trường của mình, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các tập đoàn của mình và thúc đẩy trưởng kinh tế trong nước cũng như ở chấu Á – nơi mà các công ty của các quốc gia khác sẽ đổ vào để nắm lấy cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và bán ở thị trường Nhật Bản. Giảm nhẹ những rào cản mang tính nguyên tắc sẽ là chất xúc tác cho sự tăng trưởng và là nguồn lực để xây dựng nên thành tích kinh tế khắp khu vực.

Nền kinh tế Đông Á

Khi mà khu vực đạt được sự tăng trưởng, nó sẽ tăng cường xem xét kinh nghiệm này trong các nền kinh tế thống nhất của nó và sẽ xây dựng một khuôn khổ cho các hoạt động kinh tế toàn khu vực. Nền kinh tế Châu Âu và Châu Mỹ đang trong quá trình trở nên năng động hơn và tính cạnh tranh cao hơn nhờ vào những nỗ lực trong hội nhập và việc tạo ra những thị trường tự do. Các quốc gia Đông Á phải giữ để không bị tổn thương trước một sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt như vậy. Nippon Keidanren hình dung Nhật Bản trong vai trò lãnh đạo trong những nỗ lực để tạo ra một khu vực cho hoạt động kinh tế tự do ở Đông Á – một khu vực đầy sức sống và đa dạng, được dành riêng để trở thành một trung tâm toàn cầu chính.

Ngày nay các quốc gia Châu Á đang hướng tới việc ký kết các hiệp đinh thương mại riêng lẻ với các quốc gia khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những cách tiếp cận khác nhau của các quốc gia sẽ không xác định Đông Á như là một trung tâm của tăng trưởng trên toàn cầu. Một sự tiếp cận thống nhất đã được kêu gọi; và đến năm 2005, Nhật bản sẽ gây dựng một vai trò lãnh đạo chủ chốt trong việc phát triển một nền kinh tế khu vực gồm hơn hai tỷ dân với tổng GDP là 7 nghìn tỷ đôla .

Tự do và Hợp tác

Nippon Keidanren tin rằng nếu Nhật Bản gánh vác vai trò lãnh đạo thì Nhật Bản sẽ phái hành động như thế nào đó để đảm bảo cho hợp tác và tự do khu vực. Tầm nhìn của chúng tôi tới năm 2025 tập trung vào 5 tự do: hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn và thông tin trong toàn khu vực Đông Á – và tập trung vào hai mô hình quan trọng của hợp tác đa phương, mục đích đầu tiên là để đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực và mục đích thứ hai là giải quyết các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến khu vực và đe doạ quá trình phát triển của khu vực

Nhật Bản không nên xem sự tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực Đông Á như là một sự cạnh tranh hay mối đe doạ. Nhật Bản sẽ thu được lợi ích từ sức mạnh và sự đa dạng của khu vực nếu nó mở cửa và tích cực tìm kiếm để tích luỹ các nguồn lực trí tuệ. Sự phát triển của Đông Á không nên xem như là một kình địch đối với vốn của Nhật Bản mà nên được xem như là một lực lượng bổ sung, và Nhật Bản nên làm rõ quan điểm mở cửa của mình cho lực lượng này thông qua các chính sách mở cửa của mình trong đầu tư, nhập khẩu và sự nhập cư. Một Nhật Bản tại vị trí hàng đầu của một khu vực kinh tế tự do Châu Á sẽ là một phần không thể thiếu của cộng đồng thế giới.
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ðề: Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Phần 5. Hướng tới một quốc gia hùng mạnh và có sức hấp dẫn

Thành tựu của Tầm nhìn Nippon Keidanren trong sự tái sinh lại Nhật Bản trong năm 2025 với những yêu cầu hành động từ phía chính phủ, doanh nghiệp và các cá thể. Bản tóm tắt này cho thấy khung thời gian thực hiện các hành động này từ nay cho đến năm 2025

Thành tựu của Tầm nhìn Nippon Keidanren trong sự tái sinh lại Nhật Bản trong năm 2025 với những yêu cầu hành động từ phía chính phủ, doanh nghiệp và các cá thể. Bản tóm tắt này cho thấy khung thời gian thực hiện các hành động này từ nay cho đến năm 2025

NB1.jpg

NB2.jpg

NB3.jpg

NB5.jpg
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ðề: Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

NB4.jpg
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ðề: Nhật Bản năm 2025 - Viễn cảnh một quốc gia hùng cường và có sức hút trong thế kỷ 21

Phần 6. Những khuyến nghị về chính sách và vai trò của Nippon Keidanren

Với vai trò đầu tàu và nhà điều phối các lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân Nhật bản, Nippon Keidanren sẽ là lực lượng chủ yếu trong việc biến hình ảnh một nước Nhật mới trở thành hiện thực vào năm 2005

Với vai trò đầu tàu và nhà điều phối các lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân Nhật bản, Nippon Keidanren sẽ là lực lượng chủ yếu trong việc biến hình ảnh một nước Nhật mới trở thành hiện thực vào năm 2005. Chúng ta sẽ phối hợp chặt chẽ với giới chính trị gia và chính quyền, và đóng vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước nhằm đưa đất nước trở nên năng động và có sức thu hút mạnh mẽ. Chính trị và kinh tế là hai bánh xe của một cỗ máy sẽ đưa Nhật bản đến với tương lai. Điều này không có nghĩa là sẽ tồn tại các mối quan hệ gần gũi giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, mà chúng ta sẽ duy trì một mối quan hệ đối trọng với chính phủ Nhật bản nhằm giúp tạo nên quốc gia cường thịnh trong thế kỷ 21.

Kêu gọi một nền chính trị đảng phái mạnh

Một điều cực kỳ quan trọng trong thế kỷ này đối với các đảng phái chính trị là họ phải khẳng định được vai trò của họ như là các nhà kiến tạo lên những viễn cảnh mang tính cạnh tranh cho các chính sách và hình ảnh của nước Nhật. Thủ tướng cũng cần phải thể hiện sự lãnh đạo hiệu quả và quyết đoán để đưa nước Nhật đi theo đúng quỹ đạo của nó. Nippon Keidanren nhận thấy mô hình nội các chính phủ lý tưởng phải như "một ban giám đốc" nhà nước - gợi đến khái niệm mang tính doanh nghiệp này, các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước nên đưa ra các quyết định thể hiện các lợi ích đích thực của quốc gia.

Nhật bản sẽ không thể tiếp tục chính sách quốc gia dựa trên những lợi ích luôn mâu thuẫn của các đảng phái trong chính phủ. Số lượng và quyền hạn của các chính trị gia được đề cử tham gia vào các bộ và các cơ quan chính phủ cần phải được tăng lên, và các chính trị gia phải sát cánh cùng với một số lượng lớn các viên chức dân sự, những người đem đến những hình ảnh về sứ mệnh của nước Nhật phi chính phủ và mới mẻ.

Vai trò của Keidanren

Chúng ta sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình đưa nước Nhật đi theo đúng tiến trình và sự phát triển nhằm làm cho nó trở thành là một quốc gia cường thịnh như chúng ta hình dung. Chúng ta đã đưa những khuyến cáo về chính sách rõ ràng, cụ thể và cũng đã đề ra thời gian biểu để thực hiện chúng. Dĩ nhiên những đề xuất này phản ánh đúng các ý tưởng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh, nhưng chúng ta cũng sẽ xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức khác để thu thập các đề xuất và khái niệm xuất phát từ những ý tưởng sáng suốt của các chuyên gia và các trường đại học. Bằng cách này chúng ta hy vọng sẽ phát huy được lực lượng các nhà lãnh đạo tài năng và hiểu rõ về chính sách, những người có thể tham gia vào quá trình làm luật như các thành viên trong nội các chính phủ.

Chúng ta cũng sẽ định hướng cho các hội viên, các công ty và các tổ chức ngành nghề của chúng ta, đó là các cơ quan vận hành nền kinh tế Nhật bản. Xét cho cùng thì các hoạt động của các nhà kinh doanh Nhật bản phải hỗ trợ cho nền dân chủ đại nghị, và bằng nhiều cách khu vực tư nhân phải thể hiện thiện chí ủng hỗ mạnh mẽ các đảng phái chính trị chính rất quan tâm đến mục tiêu xây dựng các chính sách vì lợi ích của quốc gia.

Thông qua các biện pháp này, Nippon Keidanren cũng sẽ thực hiện trách nhiệm của mình, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị để đảm bảo rằng nước Nhật vào năm 2005 sẽ là một quốc gia trần đầy sinh lực và giới thiệu một hình ảnh hấp dẫn cho người dân trên toàn thế giới biết.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top