Nhật-Hàn tranh chấp quần đảo Dokdo

kamikaze

Administrator
Quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản căng thẳng do tranh chấp chủ quyền về quần đảo Dokdo (tiếng Nhật gọi là Takeshima). Giải quyết vấn đề này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại chính trị của chính quyền Lee Myung-bak.
Ngày 15/7, chính phủ Nhật Bản lên tiếng bảo vệ quyết định đưa tuyên bố chủ quyển quần đảo Dodko, mà Nhật Bản đang tranh chấp với Hàn Quốc, vào sách giáo khoa, một động thái khiến Seoul phản đối và triệu hồi đại sứ tại Tokyo về nước. Ngoại trưởng Nhật Bản M. Komura nói “việc này đã được quyết định bởi bản thân tôi, Chánh văn phòng nội các và các bộ trưởng có liên quan và đây là giải pháp tốt nhất”. Sau khi chính phủ Hàn Quốc có quyết định triệu hồi, Đại sứ Kwon trả lời báo chí, nói rằng “Tôi vừa buồn vừa giận với tư cách là một người đặt mối quan hệ hữu nghị với Nhật Bản lên trên hết. Tôi ngạc nhiên nếu đây là giải pháp duy nhất mà Nhật Bản có thể tiến hành”.

Trong khi đó, cùng ngày, phía Hàn Quốc đã tăng cường an ninh ở khu vực quần đảo Dodko. Theo một nữ phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc, “một số lượng lớn các tàu tuần tra xung quạnh khu vực Dodko đã được tăng thêm”. Tại Seoul, 100 cảnh sát chống bạo động đã được triển khai xung quanh Đại sứ quán Nhật Bản trước một loạt các cuộc biểu tình nhỏ.

Đối với Seoul, quần đảo Dokdo nằm ở ngoài khơi phía Nam là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc, xét trên mọi phương diện, về lịch sử, về địa lý và chiểu theo luật lệ quốc tế hiện hành. Trên thực tế, Hàn Quốc quản lý 100% các hòn đảo này trong khi Nhật Bản không hề nắm giữ một tấc đất nào tại nơi đây.

Dokdo là gọi theo tiếng Hàn, hay Takeshima theo tiếng Nhật, chỉ cách đảo Ulleungdo của Hàn Quốc có 90 km và cách đảo Oki của Nhật Bản tới 160 km. Chính vì vậy, Hàn Quốc không thể chấp nhận thảo luận về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Dokdo, nơi mà Nhật Bản vẫn hằng mơ ước thuộc về lãnh thổ của mình.

Dokdo, theo tiếng Hàn có nghĩa là Độc đảo hay Takeshima, Trúc đảo theo tiếng Nhật, bao gồm hơn 30 hòn đảo nhỏ do núi lửa tạo nên, nằm ở biển Nhật Bản, có tiềm năng lớn về hải sản, khoáng sản và có thể cả dầu khí. Nằm trên tuyến lưu thông từ biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương, quần đảo Dokdo có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối với Seoul, chủ quyền của Hàn Quốc đối với Dokdo là không thể tranh cãi. Còn Tokyo thường đưa ra bằng chứng về chủ quyền là thời kỳ quân đội Nhật hoàng chiếm đóng quần đảo này từ 1905 đến 1945.

Chính quyền của Tổng thống Lee chưa làm dịu dư luận trong nước sau các biểu tình rầm rộ trong nhiều tuần lễ phản đối việc cho phép tái nhập khẩu thịt bò Mỹ; chính quyền Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị hoà đàm liên Triều, cùng lúc một công dân Hàn Quốc bị lính Bắc Triều Tiên bắn chết tại khu du lịch Kim Cương. Giờ đây lại phải đối phó với một vấn đề hóc búa khác, đó là tranh chấp chủ quyền giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về đảo Dokdo. Giới phân tích cảnh báo là uy tín của Tổng thống Lee sẽ bị xói mòn nghiêm trọng nếu ông không giải quyết thoả đáng vấn đề này.

Đang phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất ở trong nước, Tổng thống Lee Myung-bak đã tỏ ra tức giận trước việc chính quyền Tokyo đưa yêu sách về chủ quyền của Nhật Bản đối với các hòn đảo nói trên vào chương trình giảng dạy trung học. Đây là một đòn mạnh giáng vào chính phủ Seoul. Bởi chỉ mới tuần trước, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Nhật Bản, Thủ tướng Fukuda đã hứa với Tổng thống Lee Myung-bak là sẽ có kế hoạch giải quyết vấn đề này, để xây dựng quan hệ hữu nghị song phương, vốn dễ bị chao đảo do việc quân đội Nhật hoàng đã chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong vòng 35 năm và gây ra nhiều tội ác đối với thường dân.

Tuy nhiên, có thể trong cái rủi có cái may. Một số nhà quan sát không loại trừ khả năng là thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổng thống Lee Myung-bak sẽ giúp ông phục hồi được phần nào lòng tin của người Hàn Quốc. Ngoài việc triệu đại sứ của mình về nước và triệu đại sứ Nhật Bản tại Seoul lên để phản đối, chính phủ Hàn Quốc ra lệnh tăng cường tuần tra quanh khu quần đảo Dokdo để xua đuổi tàu Nhật Bản. Ngay chiều 15/7, khoảng 40 dân biểu thuộc đảng cầm quyền và phe đối lập đã ra thăm vùng quần đảo Dokdo để khẳng định chủ quyền của Hàn Quốc tại nơi đây. Cảnh sát Hàn Quốc đã được tăng cường trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul nhằm ngăn chặn các vụ biểu tình phản đối của người dân.

Theo bình luận của đài RFI, việc xử lý vấn đề sẽ có tác động mạnh mẽ đến chính quyền Seoul. Thăm dò dư luận tại Hàn Quốc cho thấy điểm tín nhiệm của chính phủ đã xuống tới mức rất thấp. Do đó, cuộc khủng hoảng có thể báo hiệu sự kết thúc thời kỳ Lee Myung-bak hoặc có thể giúp nâng cao uy tín của ông./.

(Tổ quốc)
 

Đính kèm

  • corea_map.webp
    corea_map.webp
    24 KB · Lượt xem: 309

hanahoasua

Lộc lá lá giề ở đây<?
Hàn Quốc: Triển khai nhiều dự án tại đảo tranh chấp với Nhật Bản

Mâu thuẫn về hòn đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có nguy cơ leo thang sau khi Chính phủ Hàn Quốc và đảng Đại Dân tộc (GNP) cầm quyền quyết định tăng cường triển khai các dự án biến hòn đảo này thành điểm định cư lâu dài và thu hút du khách. Động thái này nhằm đáp trả việc Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với hòn đảo được phía Nhật Bản gọi là Takeshima trong khi phía Hàn Quốc gọi là Dokdo.

Hãng tin Yonhap cho biết, theo kế hoạch vừa được thông qua, một đoàn nghiên cứu của Hàn Quốc sẽ khảo sát các nguồn nước ngầm tại đảo Dokdo, tiến tới xây một khách sạn, mở tour trọn gói nhằm khuyến khích du khách tới thăm đảo. Song song với việc triển khai những dự án hạ tầng, các nghị sĩ GNP đã kiến nghị chính phủ triển khai lực lượng hải quân nhằm tăng cường an ninh cho đảo Dokdo. Hiện trên đảo vẫn có một số cư dân Hàn Quốc định cư và khoảng 50 cảnh sát bảo vệ an ninh.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản trở nên căng thẳng trong 2 tuần qua do mâu thuẫn quanh việc Nhật Bản công bố sách giáo khoa lịch sử, trong đó tuyên bố đảo Dokdo thuộc chủ quyền Nhật Bản. Hai nước đã hoãn vô thời hạn tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương và đình chỉ hoạt động giao lưu giữa các địa phương.
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Các cuộc đàm phán Nhật Bản-Hoa Kỳ về các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc họp đầu tiên không đi sâu vào chi tiết và kết luận vẫn chưa rõ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhật Bản : Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 ghi nhận giá gạo tăng 92,1%, cao nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào diễn biến giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3, không tính thực phẩm tươi sống, vốn rất dễ biến động do thời tiết, đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Số tiền viện trợ ODA của Nhật Bản tụt xuống vị trí thứ tư , mức giảm 14,4% do đồng yên mất giá.
Vào ngày 17, Bộ Ngoại giao thông báo rằng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố số tiền hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho năm 2024 (số liệu tạm thời) là...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Nhật Bản : Tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba ghi nhận mức thấp nhất là 23,1% , lần đầu tiên tỷ lệ không ủng hộ ở mức 50%.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Jiji Press được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 4, tỷ lệ ủng hộ Nội các Ishiba là 23,1%, giảm 4,8 điểm so với tháng trước, mức thấp nhất kể từ khi Nội các được...
Thumbnail bài viết: Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Người Việt Nam mang số lượng lớn "thuốc lá" vào Nhật Bản . Nhân viên hải quan tại Sân bay Kansai theo dõi chặt chẽ tình trạng buôn lậu.
Cảnh giác trong suốt thời gian diễn ra Triển lãm Triển lãm Osaka-Kansai cuối cùng cũng đã khai mạc. Dự kiến sẽ có khoảng 3,5 triệu người từ nước ngoài đến tham quan trong thời gian diễn ra...
Thumbnail bài viết: Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Các quốc gia thành viên nhất trí về hiệp ước đại dịch do WHO đề xuất , kết hợp các bài học kinh nghiệm từ đại dịch Corona.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng các quốc gia thành viên đã nhất trí đàm phán một hiệp ước quốc tế mới, Hiệp ước Đại dịch, nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm, rút...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
Nhật Bản : Giá gạo đã tăng 70% ! Tại sao giá cả tăng không ngừng ?
"Gần đây, mỗi lần tôi mua gạo ở siêu thị, có vẻ như giá đắt hơn..." Bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa? Trên thực tế, người ta nói rằng giá gạo đã tăng hơn 70% trong một năm. Đây là mức tăng lớn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
Nhật Bản : Hơn 10.000 chữ ký bày tỏ lo ngại về việc thu hồi "tư cách vĩnh trú" theo Đạo luật Kiểm soát nhập cư sửa đổi.
"Đừng thu hồi tư cách vĩnh trú của những người trẻ không có 'quốc gia nào để trở về!" 11.339 chữ ký phản hồi cho lời kêu gọi này đã được gửi đến chính phủ vào ngày 17 tháng 2. Đã hơn tám tháng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Cán cân thương mại năm tài chính 2024 thâm hụt 5,2 nghìn tỷ yên, giảm do đồng yên yếu . Mức thâm hụt thương mại năm thứ tư liên tiếp.
Theo số liệu thống kê thương mại của Bộ Tài chính cho năm tài chính 2024 (dự kiến, cơ sở thông quan) được công bố vào ngày 17, cán cân thương mại, tức là xuất khẩu trừ nhập khẩu ghi nhận mức thâm...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hoãn tăng lương hưu cơ bản. Kế hoạch xóa khỏi dự luật do phản ứng dữ dội của Đảng Dân chủ Tự do.
Vào ngày 16, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã quyết định xóa đề xuất tăng lương hưu cơ bản (lương hưu quốc gia) khỏi dự luật cải cách hệ thống lương hưu để trình lên Quốc hội hiện tại. Việc sử...
Top