Quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản căng thẳng do tranh chấp chủ quyền về quần đảo Dokdo (tiếng Nhật gọi là Takeshima). Giải quyết vấn đề này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại chính trị của chính quyền Lee Myung-bak.
Ngày 15/7, chính phủ Nhật Bản lên tiếng bảo vệ quyết định đưa tuyên bố chủ quyển quần đảo Dodko, mà Nhật Bản đang tranh chấp với Hàn Quốc, vào sách giáo khoa, một động thái khiến Seoul phản đối và triệu hồi đại sứ tại Tokyo về nước. Ngoại trưởng Nhật Bản M. Komura nói “việc này đã được quyết định bởi bản thân tôi, Chánh văn phòng nội các và các bộ trưởng có liên quan và đây là giải pháp tốt nhất”. Sau khi chính phủ Hàn Quốc có quyết định triệu hồi, Đại sứ Kwon trả lời báo chí, nói rằng “Tôi vừa buồn vừa giận với tư cách là một người đặt mối quan hệ hữu nghị với Nhật Bản lên trên hết. Tôi ngạc nhiên nếu đây là giải pháp duy nhất mà Nhật Bản có thể tiến hành”.
Trong khi đó, cùng ngày, phía Hàn Quốc đã tăng cường an ninh ở khu vực quần đảo Dodko. Theo một nữ phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc, “một số lượng lớn các tàu tuần tra xung quạnh khu vực Dodko đã được tăng thêm”. Tại Seoul, 100 cảnh sát chống bạo động đã được triển khai xung quanh Đại sứ quán Nhật Bản trước một loạt các cuộc biểu tình nhỏ.
Đối với Seoul, quần đảo Dokdo nằm ở ngoài khơi phía Nam là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc, xét trên mọi phương diện, về lịch sử, về địa lý và chiểu theo luật lệ quốc tế hiện hành. Trên thực tế, Hàn Quốc quản lý 100% các hòn đảo này trong khi Nhật Bản không hề nắm giữ một tấc đất nào tại nơi đây.
Dokdo là gọi theo tiếng Hàn, hay Takeshima theo tiếng Nhật, chỉ cách đảo Ulleungdo của Hàn Quốc có 90 km và cách đảo Oki của Nhật Bản tới 160 km. Chính vì vậy, Hàn Quốc không thể chấp nhận thảo luận về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Dokdo, nơi mà Nhật Bản vẫn hằng mơ ước thuộc về lãnh thổ của mình.
Dokdo, theo tiếng Hàn có nghĩa là Độc đảo hay Takeshima, Trúc đảo theo tiếng Nhật, bao gồm hơn 30 hòn đảo nhỏ do núi lửa tạo nên, nằm ở biển Nhật Bản, có tiềm năng lớn về hải sản, khoáng sản và có thể cả dầu khí. Nằm trên tuyến lưu thông từ biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương, quần đảo Dokdo có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối với Seoul, chủ quyền của Hàn Quốc đối với Dokdo là không thể tranh cãi. Còn Tokyo thường đưa ra bằng chứng về chủ quyền là thời kỳ quân đội Nhật hoàng chiếm đóng quần đảo này từ 1905 đến 1945.
Chính quyền của Tổng thống Lee chưa làm dịu dư luận trong nước sau các biểu tình rầm rộ trong nhiều tuần lễ phản đối việc cho phép tái nhập khẩu thịt bò Mỹ; chính quyền Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị hoà đàm liên Triều, cùng lúc một công dân Hàn Quốc bị lính Bắc Triều Tiên bắn chết tại khu du lịch Kim Cương. Giờ đây lại phải đối phó với một vấn đề hóc búa khác, đó là tranh chấp chủ quyền giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về đảo Dokdo. Giới phân tích cảnh báo là uy tín của Tổng thống Lee sẽ bị xói mòn nghiêm trọng nếu ông không giải quyết thoả đáng vấn đề này.
Đang phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất ở trong nước, Tổng thống Lee Myung-bak đã tỏ ra tức giận trước việc chính quyền Tokyo đưa yêu sách về chủ quyền của Nhật Bản đối với các hòn đảo nói trên vào chương trình giảng dạy trung học. Đây là một đòn mạnh giáng vào chính phủ Seoul. Bởi chỉ mới tuần trước, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Nhật Bản, Thủ tướng Fukuda đã hứa với Tổng thống Lee Myung-bak là sẽ có kế hoạch giải quyết vấn đề này, để xây dựng quan hệ hữu nghị song phương, vốn dễ bị chao đảo do việc quân đội Nhật hoàng đã chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong vòng 35 năm và gây ra nhiều tội ác đối với thường dân.
Tuy nhiên, có thể trong cái rủi có cái may. Một số nhà quan sát không loại trừ khả năng là thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổng thống Lee Myung-bak sẽ giúp ông phục hồi được phần nào lòng tin của người Hàn Quốc. Ngoài việc triệu đại sứ của mình về nước và triệu đại sứ Nhật Bản tại Seoul lên để phản đối, chính phủ Hàn Quốc ra lệnh tăng cường tuần tra quanh khu quần đảo Dokdo để xua đuổi tàu Nhật Bản. Ngay chiều 15/7, khoảng 40 dân biểu thuộc đảng cầm quyền và phe đối lập đã ra thăm vùng quần đảo Dokdo để khẳng định chủ quyền của Hàn Quốc tại nơi đây. Cảnh sát Hàn Quốc đã được tăng cường trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul nhằm ngăn chặn các vụ biểu tình phản đối của người dân.
Theo bình luận của đài RFI, việc xử lý vấn đề sẽ có tác động mạnh mẽ đến chính quyền Seoul. Thăm dò dư luận tại Hàn Quốc cho thấy điểm tín nhiệm của chính phủ đã xuống tới mức rất thấp. Do đó, cuộc khủng hoảng có thể báo hiệu sự kết thúc thời kỳ Lee Myung-bak hoặc có thể giúp nâng cao uy tín của ông./.
(Tổ quốc)
Ngày 15/7, chính phủ Nhật Bản lên tiếng bảo vệ quyết định đưa tuyên bố chủ quyển quần đảo Dodko, mà Nhật Bản đang tranh chấp với Hàn Quốc, vào sách giáo khoa, một động thái khiến Seoul phản đối và triệu hồi đại sứ tại Tokyo về nước. Ngoại trưởng Nhật Bản M. Komura nói “việc này đã được quyết định bởi bản thân tôi, Chánh văn phòng nội các và các bộ trưởng có liên quan và đây là giải pháp tốt nhất”. Sau khi chính phủ Hàn Quốc có quyết định triệu hồi, Đại sứ Kwon trả lời báo chí, nói rằng “Tôi vừa buồn vừa giận với tư cách là một người đặt mối quan hệ hữu nghị với Nhật Bản lên trên hết. Tôi ngạc nhiên nếu đây là giải pháp duy nhất mà Nhật Bản có thể tiến hành”.
Trong khi đó, cùng ngày, phía Hàn Quốc đã tăng cường an ninh ở khu vực quần đảo Dodko. Theo một nữ phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc, “một số lượng lớn các tàu tuần tra xung quạnh khu vực Dodko đã được tăng thêm”. Tại Seoul, 100 cảnh sát chống bạo động đã được triển khai xung quanh Đại sứ quán Nhật Bản trước một loạt các cuộc biểu tình nhỏ.
Đối với Seoul, quần đảo Dokdo nằm ở ngoài khơi phía Nam là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc, xét trên mọi phương diện, về lịch sử, về địa lý và chiểu theo luật lệ quốc tế hiện hành. Trên thực tế, Hàn Quốc quản lý 100% các hòn đảo này trong khi Nhật Bản không hề nắm giữ một tấc đất nào tại nơi đây.
Dokdo là gọi theo tiếng Hàn, hay Takeshima theo tiếng Nhật, chỉ cách đảo Ulleungdo của Hàn Quốc có 90 km và cách đảo Oki của Nhật Bản tới 160 km. Chính vì vậy, Hàn Quốc không thể chấp nhận thảo luận về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Dokdo, nơi mà Nhật Bản vẫn hằng mơ ước thuộc về lãnh thổ của mình.
Dokdo, theo tiếng Hàn có nghĩa là Độc đảo hay Takeshima, Trúc đảo theo tiếng Nhật, bao gồm hơn 30 hòn đảo nhỏ do núi lửa tạo nên, nằm ở biển Nhật Bản, có tiềm năng lớn về hải sản, khoáng sản và có thể cả dầu khí. Nằm trên tuyến lưu thông từ biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương, quần đảo Dokdo có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối với Seoul, chủ quyền của Hàn Quốc đối với Dokdo là không thể tranh cãi. Còn Tokyo thường đưa ra bằng chứng về chủ quyền là thời kỳ quân đội Nhật hoàng chiếm đóng quần đảo này từ 1905 đến 1945.
Chính quyền của Tổng thống Lee chưa làm dịu dư luận trong nước sau các biểu tình rầm rộ trong nhiều tuần lễ phản đối việc cho phép tái nhập khẩu thịt bò Mỹ; chính quyền Bình Nhưỡng bác bỏ đề nghị hoà đàm liên Triều, cùng lúc một công dân Hàn Quốc bị lính Bắc Triều Tiên bắn chết tại khu du lịch Kim Cương. Giờ đây lại phải đối phó với một vấn đề hóc búa khác, đó là tranh chấp chủ quyền giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về đảo Dokdo. Giới phân tích cảnh báo là uy tín của Tổng thống Lee sẽ bị xói mòn nghiêm trọng nếu ông không giải quyết thoả đáng vấn đề này.
Đang phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất ở trong nước, Tổng thống Lee Myung-bak đã tỏ ra tức giận trước việc chính quyền Tokyo đưa yêu sách về chủ quyền của Nhật Bản đối với các hòn đảo nói trên vào chương trình giảng dạy trung học. Đây là một đòn mạnh giáng vào chính phủ Seoul. Bởi chỉ mới tuần trước, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Nhật Bản, Thủ tướng Fukuda đã hứa với Tổng thống Lee Myung-bak là sẽ có kế hoạch giải quyết vấn đề này, để xây dựng quan hệ hữu nghị song phương, vốn dễ bị chao đảo do việc quân đội Nhật hoàng đã chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong vòng 35 năm và gây ra nhiều tội ác đối với thường dân.
Tuy nhiên, có thể trong cái rủi có cái may. Một số nhà quan sát không loại trừ khả năng là thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổng thống Lee Myung-bak sẽ giúp ông phục hồi được phần nào lòng tin của người Hàn Quốc. Ngoài việc triệu đại sứ của mình về nước và triệu đại sứ Nhật Bản tại Seoul lên để phản đối, chính phủ Hàn Quốc ra lệnh tăng cường tuần tra quanh khu quần đảo Dokdo để xua đuổi tàu Nhật Bản. Ngay chiều 15/7, khoảng 40 dân biểu thuộc đảng cầm quyền và phe đối lập đã ra thăm vùng quần đảo Dokdo để khẳng định chủ quyền của Hàn Quốc tại nơi đây. Cảnh sát Hàn Quốc đã được tăng cường trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul nhằm ngăn chặn các vụ biểu tình phản đối của người dân.
Theo bình luận của đài RFI, việc xử lý vấn đề sẽ có tác động mạnh mẽ đến chính quyền Seoul. Thăm dò dư luận tại Hàn Quốc cho thấy điểm tín nhiệm của chính phủ đã xuống tới mức rất thấp. Do đó, cuộc khủng hoảng có thể báo hiệu sự kết thúc thời kỳ Lee Myung-bak hoặc có thể giúp nâng cao uy tín của ông./.
(Tổ quốc)
Có thể bạn sẽ thích