Ngày xưa có người đã nói “ Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây lấy vợ Nhật”. Người Trung Hoa cũng có câu “ Làm ngườ sướng nhất ở nhà lối Anh dung đầu bếp Tàu, lấy vợ Nhật, ăn lương tháng theo lối Mỹ” và họ cũng nói ở đời này khổ nhất là ở nhà lối Nhật, dùng đầu bếp người Anh và lấy vợ Mỹ ăn lương tháng lối Tàu”.
Đối với đàn ông con trai Việt và Hoa, phụ nữ Nhật được coi là phụ nữ lý tưởng , bà vợ Nhật là bà vợ lý tưởng. Thông thường phụ nữ Nhật nhu mì hiền hòa. Mang cái vẻ bề ngòai hàm súc cái lý tưởng “ hiền mẫu lương thê”(mẹ hiền vợ tốt).
Nói cách nào đi nữa thì ma lực mãnh lực hấp dẫn đàn ông con trai trên thế giới là cái có sẵn trong người phư nữ Nhật.
Sức nhẫn nại trong con người phụ nữ Nhật Bản:
Phụ nữ Nhật là lọai người ngòai mềm trong cứng. Họ nhu mì hiền hậu như nước nhưng mà sức nhẫn nại có thể nói là mạnh mẽ vào hang đầu thế giới. Có thể nói đây là tính chất do cấu tạo cơ thể của họ sinh ra. Phụ nữ Nhật không có quan niệm làm thân đàn bà là khổ sở. Họ cảm nhận là làm đàn bà có diễm phúc.
Khi người con gái trong gia đình có kinh nguyệt lần đầu tiên, người mẹ liền thổi xôi đậu đỏ để mừng cho con gái chúc con gái từ nay trở về sau sẽ biết được vui sướng của cuộc đời thân gái.
Quan niệm và tập quán này hòan tòan khác và ngược với quan niệm làm thân con gái khổ ải chuyện chồng con mang nặng đẻ đau.
Người phụ nữ Nhật quan niệm chỉ có phụ nữ mới có được cái quyền sinh đẻ ra con người. Đây là một niềm vui sướng hạnh phúc mà đàn ông không bao giờ có. Kinh nghiệm được và nuôi nấng cho mạng sống là cơ sở cho sự nhẫn nại.
Cởi mở về vấn đề ái ân:
Phụ nữ Nhật không bị lễ giáo hử lậu gò bó khắt khe như phụ nữ Việt, Hoa và Hàn. Tuy cũng có 1 ít ngượng ngùng trong khi bắt đầu nói chuyện liên quan đến vấn đề ái ân nam nữ nhưng có thể có gần đến 70 % phụ nữ Nhật Bản cới mở giao thiệp ái ân với bạn trai để tìm cho được một người chồng “tốt”. Phụ nữ Nhật bản chủ động trong việc chọn chồng cho nên ở Nhật rất ít thấy con trai chọc ghẹo con gái mà lái có cảnh gái đi ghẹo trai.
Tuy vậy, sau khi lập gia đình thì gần 80% lại bảo thủ, cố gằng làm tròn bổn phận lương thê hiền mẫu. Họ cam chịu, thủ thường và lo cho gia đình hòan hảo nuôi nấng con cái, phục vụ chồng giỏi hơn phụ nữ trên thế giới. Thí dụ thấy rõ rang trong nhà sách, các quầy bán sách cho phụ nữ, người ta thống kê được các phụ nữ chưa có gia đình mua các sách về thời trang còn các phụ nữ có gia đình mua các sách về nội trợ gia chánh. Việc này chứng tỏ phụ nữ Nhật Bản sua khi có gia đình chuyên tâm về giáo dục con cái, phục vụ chồng 1 cách tận tình. Qua một số thống kê ở đài loan Hương cảng, Trung Quốc, các bà lập gia đình lại muốn làm một bà vợ yêu kiều, chú trọng đến trang điểm nhiều hơn. Sư thật này trái ngược với Nhật. Phụ nữ có gia đình ở Nhật lại có khuynh hướng làm luôn trách nhiệm “làm mẹ” đối với ông chồng mình. Trên đường phố nhật người ta có thể nghe thấy các bà khoe với nhau rằng:” Hôm nay chồng tớ ngoan lắm, dậy sớm ăn cơm rồi đi làm ngay”.
Ở trường học có dạy cho học sinh nam cách nấu nướng, đa số là đàn ông Nhật biết các điều cơ bản về nấu ăn. Nhưng đa số họ quên dần các cơ bản đó sau khi lập gia đình. Rất nhiều ông chồng rất lung túng khi khách đến nhà mà không có vợ ở nhà. Họ không biết trà ở đâu và ấm nước ở đâu. Rồi thẹn thùng tự biện hộ: “Xin lỗi, thành thật xin lỗi vì bà xã đi vắng, xin thông cảm cho nhé!”. Trong mắt phụ nữ Nhật người chồng đóng những vai trò:
- Một đứa bé khờ khạo về sự ăn uống đi đứng.
- Một tình nhân khỏe mạnh về thể xác.
- Một người tháng tháng cung cấp đủ tiền sinh họat cho gia đình.
Trong gia đình Nhật Bản hình bóng người mẹ bao trùm lên những đứa con, nhất là con trai. Người con trai Nhật thường nhớ đến mẹ hơn là nhớ đến cha. Đàn ông Nhật trong câu chuyện xã giao thường hỏi nhau “ Bác gái có mạnh khỏe không?” “ Bà thân sinh ra có mạnh khỏe không?” và ít khi họ đề cập đến người cha. Cô gái thì lại hay hỏi đến người cha. Các ông Nhật thường hay khóc khi con gái lập gia đình. Nam giới Nhật thường sống trong sự chăm nuôi tỉ mĩ của các bà mẹ. Sau khi lập gia đình được sự chăm sóc vỗ về của vợ nên có thể nói là “ quá sướng” khi đem so với đàn ông xứ khác.
Khi họ về quá cỡ 50 các bà vợ Nhật ít khi ghen tuông. Họ để cho các ông chồng tự do đi tìm bạn gái. Cũng may là đàn ông Nhật có tinh thần tự giác cao nên họ tận tụy với công việc đem nhiều tiền về cho vợ cai quản. Các ông được các bà đưa tiền hàng ngày kể cả tìên bao đàn em nhâm nhi tý rượu.
Tục thong hôn là tục lệ cho con gái tự kén bạn trăm năm tồn tại đến hết thế kỷ 12, sau đó do văn hóa tống Nho, tục lệ này bị khiển trách nhưng nó vẫn tồn tại. Gia đình Nhật Bản mặc nhận cho con gái giao thiệp thân mật với bạn trai để cho con gái chọn một anh chồng tốt về tinh thần lẫn thể xác.
Các vụ cãi cọ ghen tuông thường xẩy ra giữa các chàng với nhau và con trai Nhật rất ít biết tán gái.
(Đỗ Kỳ Hựu
Nguyệt San Mê Kông số 113)
-------------------------------------------
Tuy có 1 số chi tiết không chính xác nhưng bài này khá tỉ mỉ nên xin giới thiệu cùng các bạn.
Đối với đàn ông con trai Việt và Hoa, phụ nữ Nhật được coi là phụ nữ lý tưởng , bà vợ Nhật là bà vợ lý tưởng. Thông thường phụ nữ Nhật nhu mì hiền hòa. Mang cái vẻ bề ngòai hàm súc cái lý tưởng “ hiền mẫu lương thê”(mẹ hiền vợ tốt).
Nói cách nào đi nữa thì ma lực mãnh lực hấp dẫn đàn ông con trai trên thế giới là cái có sẵn trong người phư nữ Nhật.
Sức nhẫn nại trong con người phụ nữ Nhật Bản:
Phụ nữ Nhật là lọai người ngòai mềm trong cứng. Họ nhu mì hiền hậu như nước nhưng mà sức nhẫn nại có thể nói là mạnh mẽ vào hang đầu thế giới. Có thể nói đây là tính chất do cấu tạo cơ thể của họ sinh ra. Phụ nữ Nhật không có quan niệm làm thân đàn bà là khổ sở. Họ cảm nhận là làm đàn bà có diễm phúc.
Khi người con gái trong gia đình có kinh nguyệt lần đầu tiên, người mẹ liền thổi xôi đậu đỏ để mừng cho con gái chúc con gái từ nay trở về sau sẽ biết được vui sướng của cuộc đời thân gái.
Quan niệm và tập quán này hòan tòan khác và ngược với quan niệm làm thân con gái khổ ải chuyện chồng con mang nặng đẻ đau.
Người phụ nữ Nhật quan niệm chỉ có phụ nữ mới có được cái quyền sinh đẻ ra con người. Đây là một niềm vui sướng hạnh phúc mà đàn ông không bao giờ có. Kinh nghiệm được và nuôi nấng cho mạng sống là cơ sở cho sự nhẫn nại.
Cởi mở về vấn đề ái ân:
Phụ nữ Nhật không bị lễ giáo hử lậu gò bó khắt khe như phụ nữ Việt, Hoa và Hàn. Tuy cũng có 1 ít ngượng ngùng trong khi bắt đầu nói chuyện liên quan đến vấn đề ái ân nam nữ nhưng có thể có gần đến 70 % phụ nữ Nhật Bản cới mở giao thiệp ái ân với bạn trai để tìm cho được một người chồng “tốt”. Phụ nữ Nhật bản chủ động trong việc chọn chồng cho nên ở Nhật rất ít thấy con trai chọc ghẹo con gái mà lái có cảnh gái đi ghẹo trai.
Tuy vậy, sau khi lập gia đình thì gần 80% lại bảo thủ, cố gằng làm tròn bổn phận lương thê hiền mẫu. Họ cam chịu, thủ thường và lo cho gia đình hòan hảo nuôi nấng con cái, phục vụ chồng giỏi hơn phụ nữ trên thế giới. Thí dụ thấy rõ rang trong nhà sách, các quầy bán sách cho phụ nữ, người ta thống kê được các phụ nữ chưa có gia đình mua các sách về thời trang còn các phụ nữ có gia đình mua các sách về nội trợ gia chánh. Việc này chứng tỏ phụ nữ Nhật Bản sua khi có gia đình chuyên tâm về giáo dục con cái, phục vụ chồng 1 cách tận tình. Qua một số thống kê ở đài loan Hương cảng, Trung Quốc, các bà lập gia đình lại muốn làm một bà vợ yêu kiều, chú trọng đến trang điểm nhiều hơn. Sư thật này trái ngược với Nhật. Phụ nữ có gia đình ở Nhật lại có khuynh hướng làm luôn trách nhiệm “làm mẹ” đối với ông chồng mình. Trên đường phố nhật người ta có thể nghe thấy các bà khoe với nhau rằng:” Hôm nay chồng tớ ngoan lắm, dậy sớm ăn cơm rồi đi làm ngay”.
Ở trường học có dạy cho học sinh nam cách nấu nướng, đa số là đàn ông Nhật biết các điều cơ bản về nấu ăn. Nhưng đa số họ quên dần các cơ bản đó sau khi lập gia đình. Rất nhiều ông chồng rất lung túng khi khách đến nhà mà không có vợ ở nhà. Họ không biết trà ở đâu và ấm nước ở đâu. Rồi thẹn thùng tự biện hộ: “Xin lỗi, thành thật xin lỗi vì bà xã đi vắng, xin thông cảm cho nhé!”. Trong mắt phụ nữ Nhật người chồng đóng những vai trò:
- Một đứa bé khờ khạo về sự ăn uống đi đứng.
- Một tình nhân khỏe mạnh về thể xác.
- Một người tháng tháng cung cấp đủ tiền sinh họat cho gia đình.
Trong gia đình Nhật Bản hình bóng người mẹ bao trùm lên những đứa con, nhất là con trai. Người con trai Nhật thường nhớ đến mẹ hơn là nhớ đến cha. Đàn ông Nhật trong câu chuyện xã giao thường hỏi nhau “ Bác gái có mạnh khỏe không?” “ Bà thân sinh ra có mạnh khỏe không?” và ít khi họ đề cập đến người cha. Cô gái thì lại hay hỏi đến người cha. Các ông Nhật thường hay khóc khi con gái lập gia đình. Nam giới Nhật thường sống trong sự chăm nuôi tỉ mĩ của các bà mẹ. Sau khi lập gia đình được sự chăm sóc vỗ về của vợ nên có thể nói là “ quá sướng” khi đem so với đàn ông xứ khác.
Khi họ về quá cỡ 50 các bà vợ Nhật ít khi ghen tuông. Họ để cho các ông chồng tự do đi tìm bạn gái. Cũng may là đàn ông Nhật có tinh thần tự giác cao nên họ tận tụy với công việc đem nhiều tiền về cho vợ cai quản. Các ông được các bà đưa tiền hàng ngày kể cả tìên bao đàn em nhâm nhi tý rượu.
Tục thong hôn là tục lệ cho con gái tự kén bạn trăm năm tồn tại đến hết thế kỷ 12, sau đó do văn hóa tống Nho, tục lệ này bị khiển trách nhưng nó vẫn tồn tại. Gia đình Nhật Bản mặc nhận cho con gái giao thiệp thân mật với bạn trai để cho con gái chọn một anh chồng tốt về tinh thần lẫn thể xác.
Các vụ cãi cọ ghen tuông thường xẩy ra giữa các chàng với nhau và con trai Nhật rất ít biết tán gái.
(Đỗ Kỳ Hựu
Nguyệt San Mê Kông số 113)
-------------------------------------------
Tuy có 1 số chi tiết không chính xác nhưng bài này khá tỉ mỉ nên xin giới thiệu cùng các bạn.
Có thể bạn sẽ thích