Rau Trung Quốc sang Nhật giảm mạnh: Cơ hội cho rau Việt Nam

kamikaze

Administrator
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nay lượng rau củ Trung Quốc xuất sang Nhật Bản đang ngày càng giảm mạnh. Đây được coi là cơ hội tốt cho rau củ Việt Nam tranh thủ xâm nhập vào thị trường này.


Lượng nhập khẩu rau, củ tươi từ Trung Quốc vào Nhật Bản đang giảm rất mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản liên tục phát hiện dư lượng hóa chất trong sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc quá mức cho phép theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng lo ngại hơn.

Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 30-50%

Trong nửa đầu năm 2007, lượng nhập khẩu các loại rau chủ yếu từ Trung Quốc vào Nhật Bản giảm từ 30% đến 50%. Đặc biệt, trong tháng 7/2007, thông tin về việc sử dụng nguyên liệu giấy bao bì làm nhân bánh bao ở Trung Quốc đã làm hình ảnh thực phẩm nói chung nhập khẩu từ Trung Quốc trong mắt người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng xấu đi. Các cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản ngày càng thay nhiều mặt hàng rau nhập khẩu từ Trung Quốc bằng mặt hàng rau sản xuất nội địa.

Rau nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60% tổng lượng rau nhập khẩu từ các nước của Nhật Bản. Tuy nhiên, mặt hàng này đang có chiều hướng giảm ngày càng mạnh.

Theo thống kê, so với cùng kỳ năm ngoái, trong 6 tháng đầu năm 2007 lượng rau nhập khẩu từ Trung Quốc là 241.500 tấn, giảm 21%. Trong đó cà rốt giảm 52%, nấm giảm 31%, hành giảm 29%. Bắt đầu từ năm 2003, với ưu thế giá rẻ, lượng rau sản xuất tại Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật đã tăng rất mạnh.

Tuy nhiên, vào năm 2006, do phát hiện dư lượng hóa chất trong rau từ Trung Quốc vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản nên Nhật Bản đã áp dụng qui chế chặt chẽ hơn. Đặc biệt là mặt hàng nấm đã từng có thời gian bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản. Từ sau thời điểm này, lượng nhập khẩu nhiều loại rau từ Trung Quốc bắt đầu giảm xuống.

Phản ứng của người tiêu dùng Nhật Bản


Hiện nay, nhiều cửa hàng bán lẻ rau của Nhật Bản đã tạm dừng bán rau sản xuất tại Trung Quốc vì người tiêu dùng đang có ấn tượng xấu đối với rau Trung Quốc. Theo thống kê tại một số cửa hàng bán lẻ, dù giá tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ rẻ bằng 1/10 nhưng doanh số bán không bằng 1/5 so với tỏi sản xuất nội địa.

Đặc biệt, đối với mặt hàng lạc (đậu phộng), mặc dù lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 90% tổng tiêu dùng trong nước của Nhật, tuy vậy, mới đây đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nên tìm nguồn nhập khẩu lạc từ nước khác.

Chính vì vậy, ngày 16/8/2007 vừa qua, Liên hiệp Hội lạc Nhật Bản đã phải cùng với phía Trung Quốc tổ chức Hội nghị An toàn lạc thực phẩm Nhật Bản - Trung Quốc nhằm trấn an người tiêu dùng Nhật Bản và nỗ lực tìm biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lạc nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, các sản phẩm rau, thịt chế biến để dùng làm đồ hộp hay thực phẩm cho các nhà hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm gần 50%.

Trong bối cảnh liên tục phát hiện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của rau, thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và hiện tượng dán mác giả của thực phẩm nội địa, đã có tới 92% số người tiêu dùng Nhật Bản cho rằng rất chú ý đến sự an toàn của thực phẩm khi mua hàng.

Theo điều tra mới nhất về sự quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm của người Nhật Bản, số người sẵn sàng chi ra số tiền nhiều hơn để được mua thực phẩm có nguồn gốc chứng minh được là sạch tăng so với kết quả điều tra năm 2005. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng lo ngại về hiện tượng vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thực phẩm nhập khẩu hiện nay.

Cũng theo kết quả điều tra này, có 68,5% số người tiêu dùng chấp nhận mua với giá cao hơn từ 10% đến 20% rau thông thường nếu mặt hàng rau đó được chứng minh là có nguồn gốc sạch (chẳng hạn, trên bao bì ghi rõ là rau trồng bằng phân hữu cơ...). Đặc biệt, có tới 17,4% số người tiêu dùng chấp nhận mua nếu giá tăng từ 30 đến 50%. Tỷ lệ này cao gấp đôi tỷ lệ tương ứng của kết quả điều tra vào tháng 4 năm 2005.

Cơ hội và thách thức

Việc người tiêu dùng Nhật Bản rất lo ngại về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu hiện nay, đặc biệt đối với rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho một số nước có thể xuất khẩu thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng vào thị trường này. Tuy nhiên, cũng chính vì tình trạng này mà người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng thận trọng hơn trong việc tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu.

Vì vậy, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế cho thấy, các thị trường nhập khẩu mới (thay thế một phần nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay) đều là các nước có trình độ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cao như Australia, Canada, Hàn Quốc...

Đứng trước tình hình này, Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Tokyo và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka nhanh chóng tìm và giới thiệu các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm, rau củ từ Việt Nam, đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác có khả năng hợp tác với Việt Nam về mặt công nghệ để sản xuất được sản phẩm đạt yêu cầu về vệ sinh thực phẩm và đúng thị hiếu tiêu dùng Nhật Bản.

Để Thương vụ có thể tư vấn hiệu quả hơn cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần chủ động liên hệ với Thương vụ (theo địa chỉ email: [email protected] hoặc [email protected]) để được cung cấp thông tin cập nhật về doanh nghiệp mình và các mặt hàng có khả năng cung cấp sang Nhật Bản hoặc nhu cầu hợp tác với đối tác Nhật Bản để Thương vụ chắp mối tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng của Việt Nam sang thị trường Nhật.

(Theo VnEconomy--thongtinthuongmaivietnam.com.vn)
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : GDP danh nghĩa có thể đạt 1.000 nghìn tỷ yên, tiền lương theo giờ dự kiến là 5.366 yên , kịch bản tăng trưởng sau 15 năm.
Nhật Bản : GDP danh nghĩa có thể đạt 1.000 nghìn tỷ yên, tiền lương theo giờ dự kiến là 5.366 yên , kịch bản tăng trưởng sau 15 năm.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp sẽ sớm công bố kịch bản tăng trưởng cho năm 2040. Bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược như số hóa và an ninh kinh tế thông qua hợp tác công tư, và...
Thumbnail bài viết: Lawson là chuỗi cửa hàng tiện lợi duy nhất trong ba chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn tăng doanh số và lợi nhuận, lý do đằng sau là ?
Lawson là chuỗi cửa hàng tiện lợi duy nhất trong ba chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn tăng doanh số và lợi nhuận, lý do đằng sau là ?
Kết quả tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào tháng 2 năm 2025 của ba chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn đã được công bố vào ngày 17 và Lawson là công ty duy nhất tăng doanh số và lợi nhuận...
Thumbnail bài viết: Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố thống kê dân số Nhật Bản , những tỉnh nào có "tỷ lệ tăng trưởng dân số" thấp nhất ?
Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố thống kê dân số Nhật Bản , những tỉnh nào có "tỷ lệ tăng trưởng dân số" thấp nhất ?
Theo ước tính dân số tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2024 do Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố vào ngày 14 tháng 4, tổng dân số Nhật Bản sẽ là 123.802.000 người, giảm 550.000 người (-0,44%) trong...
Thumbnail bài viết: Văn hóa hiếu khách của Nhật Bản đã tụt hậu so với các quốc gia khác ? Sự khác biệt giữa Châu Á và Nhật Bản trong dịch vụ taxi.
Văn hóa hiếu khách của Nhật Bản đã tụt hậu so với các quốc gia khác ? Sự khác biệt giữa Châu Á và Nhật Bản trong dịch vụ taxi.
Dịch vụ taxi ở các quốc gia khác liệu có tốt hơn không ? Khách du lịch đến Nhật Bản (khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản) thường được cho là ấn tượng với văn hóa hiếu khách, được cho là...
Thumbnail bài viết: Chính quyền Trump hủy thị thực sinh viên quốc tế. Một nửa là người Ấn Độ, tiêu chí không rõ ràng.
Chính quyền Trump hủy thị thực sinh viên quốc tế. Một nửa là người Ấn Độ, tiêu chí không rõ ràng.
Việc hủy thị thực của sinh viên quốc tế dưới thời chính quyền Trump đang gây xôn xao ở Ấn Độ. Một nửa số trường hợp hủy thị thực được Hiệp hội Luật sư Cư trú Hoa Kỳ (AILA) xác định là sinh viên Ấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Nhập khẩu và bán gạo Hàn Quốc lần đầu tiên sau 35 năm trong bối cảnh giá gạo tăng vọt.
Nhật Bản : Nhập khẩu và bán gạo Hàn Quốc lần đầu tiên sau 35 năm trong bối cảnh giá gạo tăng vọt.
Theo báo cáo của tờ báo Hàn Quốc Dong-A Ilbo ngày 21, hai tấn gạo Hàn Quốc đã chính thức được nhập khẩu vào Nhật Bản sau khi hoàn tất thủ tục thông quan vào ngày 8. Gạo đã được bán từ ngày 10 tại...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : "Cuộc chiến giành khách sạn" giữa khách du lịch trong và ngoài nước, giá phòng sẽ tiếp tục tăng?
Nhật Bản : "Cuộc chiến giành khách sạn" giữa khách du lịch trong và ngoài nước, giá phòng sẽ tiếp tục tăng?
Giá phòng khách sạn tiếp tục tăng ở Tokyo và các thành phố khu vực. Theo khảo sát của Tokyo Shoko Research, giá phòng của 13 công ty quản lý khách sạn niêm yết (15 thương hiệu) trong giai đoạn từ...
Thumbnail bài viết: Mỹ đăng danh sách các rào cản thương mại phi thuế quan , đề cập đến việc kiểm tra ô tô Nhật Bản.
Mỹ đăng danh sách các rào cản thương mại phi thuế quan , đề cập đến việc kiểm tra ô tô Nhật Bản.
Vào chiều ngày 20 (sáng ngày 21 theo giờ Nhật Bản), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng một thông điệp trên nền tảng truyền thông xã hội của mình "Truth Social" có tiêu đề "Gian lận phi thuế quan"...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Khách tham quan Expo vượt quá 500.000 người, mục tiêu 28,2 triệu khách tham quan trong suốt sự kiện.
Nhật Bản : Khách tham quan Expo vượt quá 500.000 người, mục tiêu 28,2 triệu khách tham quan trong suốt sự kiện.
Hiệp hội Triển lãm Quốc tế Nhật Bản (Hiệp hội Expo) đã công bố vào ngày 20 rằng số lượng khách tham quan Triển lãm Osaka-Kansai đã vượt quá 500.000 người trong bảy ngày kể từ khi khai mạc vào ngày...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Nhật Bản : Các công ty nghĩ gì về các cuộc đàm phán thuế quan Nhật Bản - Hoa Kỳ ?
Các cuộc đàm phán Nhật Bản-Hoa Kỳ về các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump cuối cùng đã bắt đầu. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc họp đầu tiên không đi sâu vào chi tiết và kết luận vẫn chưa rõ...
Top