Tôi còn nhớ là mấy năm về trước khi học đại học, trong giờ Nhân chủng học văn hóa thì ông thầy (người Hàn Quốc), yêu cầu chúng tôi hãy phát biểu về văn hóa Nhật Bản. Chúng tôi mỗi người góp 1 ý kiến riêng. Người thì nói về tính cách lịch sự của người Nhật, kẻ thì chê sinh viên Nhật là lười học. Đến lượt mình ông thầy của chúng tôi đã nhận xét rằng thị trường sách ở Nhật Bản rất đa dạng và có đủ thứ thượng vàng hạ cám. Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy rằng nhận xét này của thầy là rất sắc sảo( Qủa là không hổ danh với tư cách là nhà nhân chủng học văn hóa).
Theo tôi thị trường sách của Nhật có những đặc điểm sau.
Thứ nhất là tính đa dạng. Đến một cửa hàng sách lớn của Nhật, bạn có thể tìm thấy đủ thứ sách, báo: từ cách tờ báo phát không cho đến những bộ từ điển lên đến cả 2000 đô la. Về nội dung cũng vô cùng phong phú từ sách triết học lịch sử cho đến sách hướng dẫn du lịch. Ngòai ra một điều đặc biệt nữa là thường thì các hiệu sách này có góc riêng để bán sách tiếng Anh và tiếng các nước khác(nhiều khi cũng có 1 số cuốn tiếng Việt!)!
Thứ hai là tính kịp thời. Có lẽ đây là do sự hiện đại về phương tiện kỹ thuật in ấn và sự nhạy bén của các nhà viết sách. Hầu như khi có một sự việc gì xẩy ra thì sau đó một vài tháng (thậm chí 1 vài ngày) đã có sách xuất bản. Ngay sau vụ khủng bố ở Mỹ đã có sách bày bán ở tiệm về đạo hồi, về Binladen. Nhiều lúc người đọc cứ tưởng như là nhà xuất bản đóan trước được sự việc.
Thứ ba là tính tự do. Hầu như ở Nhật không cấm xuất bản về bất cứ nội dung gì. Do đó ta có thể tìm thấy một sự tự do nhiều lúc là thái quá trong việc xuất bản sách của Nhật.
Đặc tính cuối cùng liên quan đến sách ở Nhật là người Nhật rất thích đọc sách. Buổi sáng trên các tuyến tàu điện đông đúc dù chen nhau người ta vẫn tranh thủ đọc sách. Theo một thống kê gần đây thì khỏang 50% người đi làm đọc sách trên tàu điện hay xe búyt.
Cuối cùng xin nói thêm là sách ở Nhật giá khá cao. Do đó rất nhiều người không mua sách mà chỉ đứng đọc ở tiệm và tìm những gì mình cần chứ không mua sách. Ho chỉ mua lúc cảm thấy thật cần thiết. Ngay bản thân tôi cũng đang áp dụng “chiêu” này.
Theo tôi thị trường sách của Nhật có những đặc điểm sau.
Thứ nhất là tính đa dạng. Đến một cửa hàng sách lớn của Nhật, bạn có thể tìm thấy đủ thứ sách, báo: từ cách tờ báo phát không cho đến những bộ từ điển lên đến cả 2000 đô la. Về nội dung cũng vô cùng phong phú từ sách triết học lịch sử cho đến sách hướng dẫn du lịch. Ngòai ra một điều đặc biệt nữa là thường thì các hiệu sách này có góc riêng để bán sách tiếng Anh và tiếng các nước khác(nhiều khi cũng có 1 số cuốn tiếng Việt!)!
Thứ hai là tính kịp thời. Có lẽ đây là do sự hiện đại về phương tiện kỹ thuật in ấn và sự nhạy bén của các nhà viết sách. Hầu như khi có một sự việc gì xẩy ra thì sau đó một vài tháng (thậm chí 1 vài ngày) đã có sách xuất bản. Ngay sau vụ khủng bố ở Mỹ đã có sách bày bán ở tiệm về đạo hồi, về Binladen. Nhiều lúc người đọc cứ tưởng như là nhà xuất bản đóan trước được sự việc.
Thứ ba là tính tự do. Hầu như ở Nhật không cấm xuất bản về bất cứ nội dung gì. Do đó ta có thể tìm thấy một sự tự do nhiều lúc là thái quá trong việc xuất bản sách của Nhật.
Đặc tính cuối cùng liên quan đến sách ở Nhật là người Nhật rất thích đọc sách. Buổi sáng trên các tuyến tàu điện đông đúc dù chen nhau người ta vẫn tranh thủ đọc sách. Theo một thống kê gần đây thì khỏang 50% người đi làm đọc sách trên tàu điện hay xe búyt.
Cuối cùng xin nói thêm là sách ở Nhật giá khá cao. Do đó rất nhiều người không mua sách mà chỉ đứng đọc ở tiệm và tìm những gì mình cần chứ không mua sách. Ho chỉ mua lúc cảm thấy thật cần thiết. Ngay bản thân tôi cũng đang áp dụng “chiêu” này.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có thể bạn sẽ thích