Ẩm thực băng chuyền không phải là hình thức lạ lẫm trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Chiếc băng chuyền đưa những món ăn diễu hành chầm chậm trước mắt thực khách vừa tiện lợi, lại vui mắt. Chính vì vậy, nhiều người còn gọi vui đây là kiểu ăn “hỏa xa”…
Người khơi nguồn trào lưu sushi băng chuyền tại Nhật Bản vào những năm cuối thập niên 1950 là ông Yoshiaki ở Osaka, người từng được tạp chí Independent (Anh) mệnh danh là Mr. Sushi-go-round. Khi đó kinh tế Nhật rất khó khăn, trong một lần tình cờ nhìn thấy dây chuyền chuyển bia của một nhà máy, Yoshiaki đã nảy ra ý tưởng về việc vận chuyển sushi trên băng chuyền để thực khách tự chọn món, tiết kiệm được nhân viên phục vụ.
Sau đó, sushi băng chuyền nhanh chóng hiện diện khắp nơi và đến nay đã vượt ra khỏi biên giới nước Nhật. Việc phục vụ sushi trên băng chuyền chạy vòng quanh trước mặt thực khách là một hình thức giới thiệu món ăn đầy hiệu quả, nhưng đòi hỏi phong cách trang trí tỉ mỉ và tươi ngon, bởi trước tiên thực khách sẽ “ăn bằng mắt”.
>>Sushi băng chuyền tại Sushi Express
Có lẽ vì xuất xứ ban đầu như thế nên đến nay, trong tâm thức người Nhật, sushi băng chuyền vẫn là hình thức ăn uống bình dân và rẻ tiền, vốn chỉ dành cho giới lao động. Dù vẫn có người phàn nàn rằng thời gian sushi chạy trên băng chuyền làm món ăn kém tươi và rong biển bị dai, nhưng hầu hết người Nhật đều thích sushi băng chuyền, một phần cũng vì giá rẻ. Người nước ngoài lại chuộng kiểu ăn này vì có thể lựa chọn được thứ mình thích mà không cần phải… biết tiếng Nhật!
Khi đến với ẩm thực trên băng chuyền, cần tuân theo vài quy tắc nhất định, trong đó quan trọng nhất là các đĩa đã được lấy ra khỏi băng chuyền thì không được đặt ngược trở lại (vì phép lịch sự và vệ sinh), kể cả khi chưa dùng đến. Do đó, thực khách nên ngắm kỹ trước khi cân nhắc chọn món ăn cho mình. Sau khi dùng xong, đĩa được xếp thành từng chồng ngay ngắn trước mặt để thuận tiện cho nhân viên thanh toán.
>>Mỗi màu sắc đĩa cho biết một mức giá khác nhau
Sự khác biệt về giá thường thể hiện qua các màu đĩa khác nhau, mỗi màu tương ứng một mức giá. Hiện nay, nhiều nhà hàng hiện đại còn áp dụng công nghệ RFID (nhận dạng bằng sóng radio) để tính tiền và tự động phân loại các đĩa sushi đã “quay vòng” khoảng 500m mà chưa tìm được chủ nhân để thải vào thùng rác, đảm bảo không bỏ sót món nào quá hạn trên băng chuyền.
Ăn uống “hỏa xa” tại TP.HCM
Hiện nay, số lượng các quán ăn theo hình thức băng chuyền tại TP.HCM chưa nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu để phục vụ lẩu và sushi, nhưng cũng đã thu hút khá nhiều thực khách ưa thích hình thức phục vụ độc đáo. Một trong những nhà hàng đầu tiên phát triển cách ăn sushi trên băng chuyền là Sushi Hỏa xa (Sushi Express, 4 Nguyễn Huệ, quận 1), cũng là nơi đang sở hữu băng chuyền dài nhất (40m) trong số các nhà hàng tự phục vụ theo kiểu này.
Ngoài ra còn có Kuru Kuru Sushi (129 Nguyễn Du, quận 1). Các nhà hàng đều có ít nhất 30 món tuần tự “diễu hành” qua từng thực khách mỗi phút. Thứ tự xuất hiện sẽ lần lượt và đầy đủ các kiểu sushi truyền thống như nigirisuhi, gunkansushi, norimakisushi, temakisushi… với nhiều kiểu hình dạng, từ hình chóp nhọn đến hình phễu, hình trụ, hình thuyền hay dạng nắn tay.
Các loại nhân cũng được chế biến xen kẽ để tạo sự hấp dẫn như cá hồi, cá ngừ, cá thu, tôm, bạch tuột, mực, ốc, trứng cá… Mỗi đĩa thức ăn khi xuất hiện trên băng chuyền đều được đậy kín bằng nắp nhựa trong suốt, phía dưới mỗi đĩa đều có tên món ăn để thực khách dễ phân biệt và cảm nhận hương vị của từng món ăn.
Theo chị Helen Tuệ Lang - chủ nhân quán Sushi Express thì hình thức ăn này rất thu hút giới trẻ, những người ưa tìm tòi sự mới lạ. Ngoài ra, sushi băng chuyền có giá mềm hơn so với các nhà hàng sushi phục vụ tại chỗ (giá trung bình từ 20 đến 70 ngàn đồng/đĩa, chỉ một số loại đặc biệt như sushi trứng cá tầm có giá cao nhất khoảng 100.000 đồng). Để giữ chân khách, thực đơn quán luôn được thay đổi mỗi tháng. Mặt khác, các món sushi chỉ chạy trên băng chuyền tối đa 45 phút đến một giờ tùy loại nguyên liệu. Sau thời gian này, sushi cũ sẽ tự động được thay thế để giữ độ tươi ngon nhất.
Lẩu băng chuyền tại Coca Express
Muốn ăn lẩu, thực khách sẽ được phục vụ sẵn một nồi nước lẩu mini ngay tại chỗ ngồi. Phần thực phẩm ăn kèm lẩu sẽ được “chạy” vòng quanh trên hệ thống băng chuyền để người ăn thỏa mắt ngắm nhìn và lựa chọn theo sở thích. Thông thường, trên băng chuyền sẽ có đầy đủ các món ăn chơi, từ hải sản tươi sống, nhiều loại thịt vò viên đến nấm, củ quả, rau xanh. Mỗi đĩa thực phẩm có giá từ sáu đến hai chục ngàn đồng tùy loại.
Tại nhà hàng lẩu băng chuyền Coca Suki (tầng 3, Parkson Hùng Vương), hệ thống băng chuyền có chiều dài 10m, xoay vòng khoảng 100 đĩa thức ăn khác nhau với vận tốc trung bình 30 đĩa/phút, đầy màu sắc và tươi tắn. Chính vì thế mà khu vực ăn ngay bên dưới băng chuyền luôn đông đúc nhất vì đó là nơi thực khách chỉ cần ngắm nhìn và vươn tay ra với lấy những món hợp khẩu nhất.
(sưu tầm)
@:Chưa ăn sushi băng chuyền bao giờ
Người khơi nguồn trào lưu sushi băng chuyền tại Nhật Bản vào những năm cuối thập niên 1950 là ông Yoshiaki ở Osaka, người từng được tạp chí Independent (Anh) mệnh danh là Mr. Sushi-go-round. Khi đó kinh tế Nhật rất khó khăn, trong một lần tình cờ nhìn thấy dây chuyền chuyển bia của một nhà máy, Yoshiaki đã nảy ra ý tưởng về việc vận chuyển sushi trên băng chuyền để thực khách tự chọn món, tiết kiệm được nhân viên phục vụ.
Sau đó, sushi băng chuyền nhanh chóng hiện diện khắp nơi và đến nay đã vượt ra khỏi biên giới nước Nhật. Việc phục vụ sushi trên băng chuyền chạy vòng quanh trước mặt thực khách là một hình thức giới thiệu món ăn đầy hiệu quả, nhưng đòi hỏi phong cách trang trí tỉ mỉ và tươi ngon, bởi trước tiên thực khách sẽ “ăn bằng mắt”.
>>Sushi băng chuyền tại Sushi Express
Có lẽ vì xuất xứ ban đầu như thế nên đến nay, trong tâm thức người Nhật, sushi băng chuyền vẫn là hình thức ăn uống bình dân và rẻ tiền, vốn chỉ dành cho giới lao động. Dù vẫn có người phàn nàn rằng thời gian sushi chạy trên băng chuyền làm món ăn kém tươi và rong biển bị dai, nhưng hầu hết người Nhật đều thích sushi băng chuyền, một phần cũng vì giá rẻ. Người nước ngoài lại chuộng kiểu ăn này vì có thể lựa chọn được thứ mình thích mà không cần phải… biết tiếng Nhật!
Khi đến với ẩm thực trên băng chuyền, cần tuân theo vài quy tắc nhất định, trong đó quan trọng nhất là các đĩa đã được lấy ra khỏi băng chuyền thì không được đặt ngược trở lại (vì phép lịch sự và vệ sinh), kể cả khi chưa dùng đến. Do đó, thực khách nên ngắm kỹ trước khi cân nhắc chọn món ăn cho mình. Sau khi dùng xong, đĩa được xếp thành từng chồng ngay ngắn trước mặt để thuận tiện cho nhân viên thanh toán.
>>Mỗi màu sắc đĩa cho biết một mức giá khác nhau
Sự khác biệt về giá thường thể hiện qua các màu đĩa khác nhau, mỗi màu tương ứng một mức giá. Hiện nay, nhiều nhà hàng hiện đại còn áp dụng công nghệ RFID (nhận dạng bằng sóng radio) để tính tiền và tự động phân loại các đĩa sushi đã “quay vòng” khoảng 500m mà chưa tìm được chủ nhân để thải vào thùng rác, đảm bảo không bỏ sót món nào quá hạn trên băng chuyền.
Ăn uống “hỏa xa” tại TP.HCM
Hiện nay, số lượng các quán ăn theo hình thức băng chuyền tại TP.HCM chưa nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu để phục vụ lẩu và sushi, nhưng cũng đã thu hút khá nhiều thực khách ưa thích hình thức phục vụ độc đáo. Một trong những nhà hàng đầu tiên phát triển cách ăn sushi trên băng chuyền là Sushi Hỏa xa (Sushi Express, 4 Nguyễn Huệ, quận 1), cũng là nơi đang sở hữu băng chuyền dài nhất (40m) trong số các nhà hàng tự phục vụ theo kiểu này.
Ngoài ra còn có Kuru Kuru Sushi (129 Nguyễn Du, quận 1). Các nhà hàng đều có ít nhất 30 món tuần tự “diễu hành” qua từng thực khách mỗi phút. Thứ tự xuất hiện sẽ lần lượt và đầy đủ các kiểu sushi truyền thống như nigirisuhi, gunkansushi, norimakisushi, temakisushi… với nhiều kiểu hình dạng, từ hình chóp nhọn đến hình phễu, hình trụ, hình thuyền hay dạng nắn tay.
Các loại nhân cũng được chế biến xen kẽ để tạo sự hấp dẫn như cá hồi, cá ngừ, cá thu, tôm, bạch tuột, mực, ốc, trứng cá… Mỗi đĩa thức ăn khi xuất hiện trên băng chuyền đều được đậy kín bằng nắp nhựa trong suốt, phía dưới mỗi đĩa đều có tên món ăn để thực khách dễ phân biệt và cảm nhận hương vị của từng món ăn.
Theo chị Helen Tuệ Lang - chủ nhân quán Sushi Express thì hình thức ăn này rất thu hút giới trẻ, những người ưa tìm tòi sự mới lạ. Ngoài ra, sushi băng chuyền có giá mềm hơn so với các nhà hàng sushi phục vụ tại chỗ (giá trung bình từ 20 đến 70 ngàn đồng/đĩa, chỉ một số loại đặc biệt như sushi trứng cá tầm có giá cao nhất khoảng 100.000 đồng). Để giữ chân khách, thực đơn quán luôn được thay đổi mỗi tháng. Mặt khác, các món sushi chỉ chạy trên băng chuyền tối đa 45 phút đến một giờ tùy loại nguyên liệu. Sau thời gian này, sushi cũ sẽ tự động được thay thế để giữ độ tươi ngon nhất.
Lẩu băng chuyền tại Coca Express
Muốn ăn lẩu, thực khách sẽ được phục vụ sẵn một nồi nước lẩu mini ngay tại chỗ ngồi. Phần thực phẩm ăn kèm lẩu sẽ được “chạy” vòng quanh trên hệ thống băng chuyền để người ăn thỏa mắt ngắm nhìn và lựa chọn theo sở thích. Thông thường, trên băng chuyền sẽ có đầy đủ các món ăn chơi, từ hải sản tươi sống, nhiều loại thịt vò viên đến nấm, củ quả, rau xanh. Mỗi đĩa thực phẩm có giá từ sáu đến hai chục ngàn đồng tùy loại.
Tại nhà hàng lẩu băng chuyền Coca Suki (tầng 3, Parkson Hùng Vương), hệ thống băng chuyền có chiều dài 10m, xoay vòng khoảng 100 đĩa thức ăn khác nhau với vận tốc trung bình 30 đĩa/phút, đầy màu sắc và tươi tắn. Chính vì thế mà khu vực ăn ngay bên dưới băng chuyền luôn đông đúc nhất vì đó là nơi thực khách chỉ cần ngắm nhìn và vươn tay ra với lấy những món hợp khẩu nhất.
(sưu tầm)
@:Chưa ăn sushi băng chuyền bao giờ
Có thể bạn sẽ thích