Tại sao vấn đề tăng ca không lương (サービス残業)trở thành một hiện tượng bình thường hóa ở Nhật?
Theo sự điều tra của tổ chức nghiên cứu về chính sách lao động của Nhật, đối tượng là 200 nam nhân viên tuổi từ 20-50 thì họ cho biết là giờ lao động tăng nhưng thu nhập lại giảm, điển hình là:
. Năm 2001 : 1 ngày làm việc trung bình 9.5giờ . Thu nhập năm là 645 0000 yên Nhật
. Năm 2005: 1 ngày làm việc trung bình 10.2 giờ. Thu nhập năm là 635 0000 yên Nhật
Hiện tại số giờ tăng ca không lương ngày càng dài ra, điều tra khoảng 21000 nam nhân viên tuổi từ 25-44 thì được biết 50-60% trong số họ 1 tháng tăng ca hơn 20giờ và hơn 4% có nguy cơ tử vong do làm việc quá sức vì 1 tháng tăng ca hơn 80giờ. Thực tế nữa, qua sự điều tra khác, thì bình quân 1 tháng, 42% họ tăng ca khoảng 34.5giờ, trong đó nam nhân viên tuổi từ 30-40 là 37.4giờ, nữ nhân viên tuổi từ 20-30 là 28.5giờ.
Khi được hỏi tại sao phải tăng ca thì họ nói: “do khối lượng công việc nhiều” là câu trả lời chiếm đa số. Tiếp theo là “do công việc phát sinh đột xuất nhiều quá” và có người trả lời “muốn nắm bắt tốt nội dung công việc, muốn làm việc giỏi”.
Làm việc quá giờ quy định là vi phạm luật lao động, nếu phát hiện thì công ty sẽ bị phạt nhưng hầu như không có nhân viên nào đứng ra tố cáo việc này, nó trở thành vấn đề của xã hội mà đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết tích cực nào được đưa ra. Đây là hiện tượng rất phổ biến ở các công ty Nhật, trong khi đó ở các nước Âu Mỹ thì không phổ biến lắm.
Có thể nói đây là một đặc trưng trong phong cách làm việc của người Nhật. Nó làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như, vì phải đi làm sớm về muộn nên hầu như 80% những người cha không có hội để trò chuyện, dạy dỗ con cái, dần dần con cái sẽ quên đi sự hiện diện của người cha. Còn số phụ nữ sống độc thân ngày càng tăng, số nam giới không có điều kiện kết hôn ngày càng nhiều......
(Theo Asahi Shimbun)
Theo sự điều tra của tổ chức nghiên cứu về chính sách lao động của Nhật, đối tượng là 200 nam nhân viên tuổi từ 20-50 thì họ cho biết là giờ lao động tăng nhưng thu nhập lại giảm, điển hình là:
. Năm 2001 : 1 ngày làm việc trung bình 9.5giờ . Thu nhập năm là 645 0000 yên Nhật
. Năm 2005: 1 ngày làm việc trung bình 10.2 giờ. Thu nhập năm là 635 0000 yên Nhật
Hiện tại số giờ tăng ca không lương ngày càng dài ra, điều tra khoảng 21000 nam nhân viên tuổi từ 25-44 thì được biết 50-60% trong số họ 1 tháng tăng ca hơn 20giờ và hơn 4% có nguy cơ tử vong do làm việc quá sức vì 1 tháng tăng ca hơn 80giờ. Thực tế nữa, qua sự điều tra khác, thì bình quân 1 tháng, 42% họ tăng ca khoảng 34.5giờ, trong đó nam nhân viên tuổi từ 30-40 là 37.4giờ, nữ nhân viên tuổi từ 20-30 là 28.5giờ.
Khi được hỏi tại sao phải tăng ca thì họ nói: “do khối lượng công việc nhiều” là câu trả lời chiếm đa số. Tiếp theo là “do công việc phát sinh đột xuất nhiều quá” và có người trả lời “muốn nắm bắt tốt nội dung công việc, muốn làm việc giỏi”.
Làm việc quá giờ quy định là vi phạm luật lao động, nếu phát hiện thì công ty sẽ bị phạt nhưng hầu như không có nhân viên nào đứng ra tố cáo việc này, nó trở thành vấn đề của xã hội mà đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết tích cực nào được đưa ra. Đây là hiện tượng rất phổ biến ở các công ty Nhật, trong khi đó ở các nước Âu Mỹ thì không phổ biến lắm.
Có thể nói đây là một đặc trưng trong phong cách làm việc của người Nhật. Nó làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như, vì phải đi làm sớm về muộn nên hầu như 80% những người cha không có hội để trò chuyện, dạy dỗ con cái, dần dần con cái sẽ quên đi sự hiện diện của người cha. Còn số phụ nữ sống độc thân ngày càng tăng, số nam giới không có điều kiện kết hôn ngày càng nhiều......
(Theo Asahi Shimbun)
Có thể bạn sẽ thích