Thế này mới là "Học, học nữa, học mãi"

Thế này mới là "Học, học nữa, học mãi"

Thứ Năm, 07/09/2006, 07:30 (GMT+7)

Cựu bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển du học ở Anh

TT- Cựu bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã có mặt ở London (Anh) để tham gia một khóa học tiếng Anh bốn tháng và sau đó sẽ có thêm một tháng công tác cũng tại Anh. Toàn bộ kinh phí của khóa học và công tác trong thời gian trên được sử dụng từ nguồn kinh phí của đề án đào tạo cán bộ tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322).

Quyết định cử ông Hiển đi học tiếng Anh tại vương quốc Anh bằng kinh phí của đề án 322 do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung phê duyệt.

Trong bốn tháng học tiếng Anh, ông Hiển được nhận mức học bổng 860 USD/tháng và toàn bộ khoản học phí 2.000 bảng Anh cũng do đề án 322 chi trả. Ngoài ra, trong một tháng cuối cùng công tác tại Anh, ông Hiển sẽ được nhận công tác phí khoảng 3.000 USD, chủ yếu để chi trả tiền chỗ ở trong thời gian ở Anh.

Đây được xem là trường hợp cá nhân duy nhất được đặc cách sử dụng kinh phí của đề án 322 từ khi đề án được triển khai. Được biết, yêu cầu về độ tuổi của đối tượng tham gia đề án tối đa là 50, trong khi ông Hiển đã 59 tuổi.

TRÚC BẠCH

Tuổi trẻ Online

---------------------------------------

Xem ra sau mấy năm làm Bộ trưởng GD, bác Hiển cũng không thể xài nổi nền GD của VN nên phải sang tận Anh để học 4 tháng ngoại ngữ, chứ học ở VN thì ...
 
Bình luận (14)

@.ca

New Member
Nếu học ở VN ,thì ....tới kiếp sau còn chưa hiểu trẻ con nói cái chi chi ...hehhehe. Chẳng hạn như cái từ này : VIP ( very importance people )đọc là vi -ai- pi ,ở Vn từ bắc tới nam đọc là : víp ...buồn cười không chịu nổi ,mới đầu @.ca nghe chả hiểu họ muốn nói cái gì gì ...,sau rồi mới hiểu ...pó tay !
 

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
qua chuyện này nữa càng thật sự hiểu rõ bản chất ông cựu bộ trưởng bộ dâm dục này, ôi thôi dưới thời ông ta (đâu khoảng 2 nhiệm kỳ nhỉ) để lại toàn chuyện nhức đầu, nào là sách giáo khoa, phân ban, học sinh còng lưng vì sách, đau mắt vì học ca ba... nói chung là tất cả những gì ông ta làm đều vì 1 "nhóm lợi ích" nào đó, chắc chắn ông ta cũng có phần chia trong đó, ấy vậy mà sắp về vườn lại cố kiếm 1 suất học tiếng Anh, ô hô... trong khi có nhiều trẻ em vùng sâu vùng xa , những mầm non của đất nước, lại k có khả năng cấp sách đến trường

" học, học nữa.... hộc máu"
 

cuchuoi

New Member
Nữa nè, đây là ý kiến của độc giả báo tuổi trẻ

Thứ Sáu, 08/09/2006, 04:54 (GMT+7)

Đặc cách hay đặc lợi?

(Nhân đọc tin “Cựu bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển du học ở Anh”)

ImageView.aspx

Cựu bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển

TT - Tôi vô cùng ngạc nhiên và thắc mắc khi biết ông Hiển đi học ngoại ngữ ở Anh bằng kinh phí của đề án 322. Bản chất của đề án 322 là dành cho các cán bộ khoa học kỹ thuật của Nhà nước được cử đi học theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ông Hiển có thật sự cần phải đi học theo diện đặc cách như vậy không? Cần lưu ý, những năm trước đây, khi đề án còn trong giai đoạn đầu, những người được các trường nước ngoài cấp học bổng cho học ngoại ngữ (do họ vẫn chưa đủ điều kiện nhập học), phải đi học bằng chính tiền túi của mình. Vậy ông Hiển dựa vào tiêu chí nào để đi học?

Ông Hiển đi học bằng tiền của Nhà nước, tính riêng khoản chi tiêu hơn 10.000 USD (gồm cả bốn tháng tiền học, ăn ở và kinh phí cho một tháng “công tác” ở Anh) là quá lớn và lãng phí cho ngân sách.

Nếu chỉ đi học ngoại ngữ cho cá nhân ông Hiển, tại sao ông lại lấy tiền của Nhà nước mà thật ra là tiền của dân đóng góp? Ngoài ra, trong khi kinh phí cấp cho các lưu học sinh còn ở mức rất thấp thì việc cấp tiền cho ông Hiển đi học như vậy là cách làm việc theo kiểu “người nhà” của Bộ GD-ĐT. Đây là cách làm việc sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước.

Trong khi Nhà nước đang kêu gọi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, việc đi học kiểu ông Hiển đã làm tăng nỗi bất bình trong dư luận đối với ngành GD-ĐT vốn đã quá bê bối thời gian qua. Tôi kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính thu hồi ngay khoản tiền cấp đi học sai nguyên tắc tài chính này và trả lời công khai cho người dân biết.

NGUYỄN VINH (Hà Nội)

Tôi không hiểu nổi!

Đọc tin cựu bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Minh Hiển, 59 tuổi, lấy tiền nhà nước để đi học tiếng Anh bốn tháng và sau đó “công tác” tại Anh một tháng tôi thật sự ngỡ ngàng. Tôi nghĩ cỡ giáo sư tiến sĩ đều phải biết tiếng Anh từ lâu rồi chứ.

Tôi cũng có con học tại Anh bằng học bổng của đề án 322 nhưng số tiền đó chỉ đủ trả cho nhà trường bên Anh. Con tôi phải đi làm thêm để có tiền ăn và tiền thuê nhà trọ. Còn ông khi đi làm cũng hưởng chế độ VIP, khi đi học vẫn được hưởng chế độ VIP. Điều đó có trong một văn bản chính sách nào của Nhà nước không?

Ông Hiển học tiếng Anh về để làm gì nhỉ? Tôi đặt ra câu hỏi này và tự đặt ra ba khả năng có thể: Một là làm cố vấn cho ông bộ trưởng mới - điều này chắc chắn ông bộ trưởng mới không tính đến. Hai là làm thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng nhưng ban này hình như đã giải thể rồi. Ba là tham gia Ban dự án cải cách giáo dục bằng tiền vay ODA mà ông đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Dũng đã chất vấn ông Hiển tại Quốc hội làm ông Hiển nổi đóa.

Tôi thật sự không hiểu nổi!

AN THANH LƯƠNG

Sử dụng ngân sách một cách lạ đời...

* Là một người dân nộp thuế cho Nhà nước, tôi không sao hiểu nổi quyết định sử dụng ngân sách một cách lạ đời như vậy! Không cần phải biết ông Hiển học hành bên Anh đạt kết quả thế nào cũng thấy rất rõ hiệu quả của việc đầu tư này khi khả năng đóng góp cho xã hội của một người sắp về hưu sẽ không nhiều bằng một người trẻ tuổi. Như vậy lợi ích xã hội trong trường hợp này đã bị bỏ qua.

Tôi đề nghị các cơ quan chức năng xem xét là đằng sau quyết định đặc cách cho ông Hiển đi học còn ẩn chứa điều gì nữa? Trả ơn, ưu ái, quan hệ cá nhân hay những gì khác tương tự?

NGUYỄN ĐÔNG DU

* Tôi không hiểu mục đích của việc đào tạo này. Ông Hiển muốn nâng cao trình độ tiếng Anh là nhu cầu cá nhân sao lại cầm tiền nhà nước để đi học? Tiền đề án 322 không phải là nhiều, rất nhiều cán bộ trẻ cần được đào tạo nâng cao trình độ để về phục vụ quốc gia. Ông Hiển đã 59 tuổi nên việc chi tiền sai nguyên tắc này lãng phí kinh khủng.

Thanhtamtc…@yahoo.com

* Mục tiêu của đề án 322 nhằm đào tạo lực lượng khoa học kỹ thuật ở nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Cựu bộ trưởng còn làm việc bao lâu hay học xong thì về hưu? Vậy đề án 322 chi cho cựu bộ trưởng đi học hay là chi cho chuyến đi tour dài ngày trước khi nghỉ hưu?

Tôi là một giảng viên dạy đại học. Tôi nghĩ đề án 322 nên dành cho nhiều người khác có nhu cầu, nhất là các bạn trẻ, đó là đạo lý và là nguyên tắc.

NGUYỄN HUY BÍCH


Đề án 322

Ngày 19-4-2000 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 322/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (thường gọi là đề án 322).

Hiện đề án đã bước sang giai đoạn hai (theo quyết định ngày 28-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ, đề án được gia hạn thực hiện đến năm 2014). Ngân sách dành cho đề án 322 giai đoạn hai khoảng 260 tỉ đồng/năm. Mỗi năm, đề án 322 tổ chức thi tuyển chọn để cấp khoảng 400 suất học bổng, trong đó học bổng đào tạo trình độ tiến sĩ là 200, đào tạo thạc sĩ 100, 40 học bổng bậc ĐH và 60 suất thực tập sinh khoa học.

Những lĩnh vực ngành nghề sẽ được ưu tiên tuyển chọn cử đi đào tạo là công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, năng lượng, khoa học vật liệu, công nghệ sinh học, các ngành phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, nông - lâm nghiệp, một số ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn...

Để được tuyển chọn, nhận học bổng của đề án 322, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ..., ứng viên còn phải đáp ứng một yêu cầu bắt buộc về độ tuổi: phải dưới 35 tuổi đối với đào tạo thạc sĩ, dưới 40 tuổi đối với đào tạo tiến sĩ và dưới 50 tuổi đối với thực tập khoa học.

T.H

Thứ trưởng bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung:

Cử anh Hiển đi học có đủ cả lý và tình (?!)

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung là người ký quyết định cử ông Nguyễn Minh Hiển đi học và công tác tại Anh bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước theo đề án 322. Chiều 7-9, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Nhung.

* Nhiều ý kiến cho rằng ông Hiển đi học như vậy là không đúng đối tượng được hưởng học bổng từ ngân sách nhà nước, thưa ông?

- Chiều hôm nay (ngày 7-9) Bộ GD-ĐT đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc này. Trong đó đã nêu rất rõ, rất đầy đủ trình tự giải quyết và quan điểm của Bộ GD-ĐT... Khi Bộ GD-ĐT có quyết định cử anh Hiển đi học là cũng căn cứ trên những cơ sở này. Tôi nghĩ là có đủ cả lý và tình...

* Nhưng thứ trưởng là người trực tiếp ký quyết định cử ông Hiển đi học...

- Tôi là người được giao phụ trách đề án 322. Ai được cử đi học theo đề án đều do tôi ký quyết định, không riêng trường hợp này.

THANH HÀ thực hiện

Còn đây là ý kiến của một thành viên mạng Edu.net.vn

Chuyện bác Hiển đi học ở Anh rất đáng khâm phục. Mặc dù đã được liệt vào diện "cao niên" những vẫn có tính thần cầu tiến, phấn đấu trong học tập, rất đáng được khen ngợi, biểu dương trên toàn quốc. Bác Hiển là tấm gương sáng cho các cụ "bô lão" của Việt Nam chúng ta phải noi gương. Chắc chắc bác là người tiên phong cho phong trào "Du học tiếng Anh cho những người cao tuổi". Ở tây, như thế này thì cũng là chuyện thường.

Tuy nhiên, nếu bác sang Anh du học mà tự bỏ tiền túi ra thì không nói làm gì. Đằng này lại là tiền của BDH 322. Câu hỏi đặt ra ở đây là bác trau dồi thêm tiếng Anh để làm gì nữa. Nếu quả thực bác muốn "vi hành" xem nền giáo dục của Châu Âu thế nào, đề rồi trở về đưa ra những sách lược cho Việt Nam thì có lẽ là bác hơi chậm. Việc này đã lẽ bác phải là từ 4 năm về trước cơ. Nếu cần tìm hiểu nền giáo dục Anh Quốc, bác chỉ cần thuê mấy cậu sinh viên 322 đang học bên đó, là có ngay báo cáo 100 trang về nền giáo dục của họ. Bác bác ở nhà tha hồ mà ngẫm. Nếu chương trình học bổng đó, mà dành cho tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, tôi hoàn toàn giơ cả 4 tay.

Về mặt quy định, bác đi như thế có thể nói là sai nguyên tắc. Đơn giản là bác đã thành cụ 59. Trong khi yêu cầu tuổi là 50. Chẳng hiểu đây có phải là "quà biếu" của bác Nhung cho bác Hiển hay không (gọi là ơn huệ) chứ tôi thấy bác Nhung ký nhiều quyết định linh "tinh quá". Vì theo nguyên tắc, như thế là sai rồi. Vấp từ sai lầm này, đến sai lầm nọ. Nếu tôi là Bộ trưởng, tôi sẽ cải tổ ngay lại MoET vì dương như nó làm việc không có hiệu quả. Từ khâu ra quyết định, cho tới khâu thực thi, và rồi cả tới khâu tổng kết, rút kinh nghiệm.

Không biết bác Hiển sang Anh, hoà nhập vào cộng đồng sinh viên thì như thế nào nhỉ. Vai đeo Balô, mặc quần xóc, cặp lồng cơm để trong túi, tay lúc nào cũng cầm chai nước như sinh viên Tây ấy. Mà chẳng biết điểm sàn của bác Hiển nhà ta la bao nhiêu nữa. Có được nổi 300 TOEFL hay 3 ITELS. Bác đi được thế này, giỏi quá rồi! À mà nghe dân tình nói, con gái bác Hiển trước đây thì vào một Bộ nào đó của Chính phủ. Ngày con gái bác thi thì cũng là ngày cô em vào bệnh viên đẻ con. Tất nhiên là đành bỏ thi. Nhưng đến khi gián điểm, con bác vẫn được 9 điểm môn đó. Vẫn trúng tuyển vào Bộ như thường. Bác Hiển giỏi thật. Khéo bác học tiếng Anh là để đi thăm con gái bên đó.

Khâm phục bác sát đất!
 

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
chừng nào mà chính phủ Việt nam bỏ cách làm việc vô lối này (đã qui định là 50, nhưng lại bảo ông Hiển 59 là đặc cách, đặc cách khỉ khô gì, ông Nhung chắc trước kia chịu ơn mưa móc của ông Hiển nên cho ông ta cái đặc quyền ấy, đặt chính phủ trước sự đã rồi, nên cho qua luôn) thì Việt nam mới mong khá được
 

quyenjp

Member
Một đồng ngân sách giá bao nhiêu?

TT - Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, ông Nguyễn Minh Hiển đã được nguyên thủ tướng Phan Văn Khải cho đi du học theo đề nghị của Bộ trưởng Đỗ Quang Trung.

Chuyện đến đó thì không có gì để bàn cãi. Thế nhưng, đến phiên ông Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao bút phê “chi phí cho khóa học được lấy từ nguồn kinh phí của đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nuớc ngoài bằng ngân sách nhà nước” (đề án 322) thì lại đụng đến hàng triệu người đang đóng thuế.

Hiển nhiên thủ tướng hay các bộ trưởng thì ai cũng có quyền chi xài ngân sách. Nhưng chi xài cho ai, vì lẽ gì thì khoản chi hơn một chục ngàn đôla cho ông Hiển đi du học là sai đối tượng và trái với các qui định hiện hành. Còn đứng ở góc nhìn của những người xứng đáng được hưởng học bổng thì chi xài ngân sách kiểu đó là tước đoạt cơ hội của họ.

Qua vụ du học của ông Hiển, bài học về năng lực và phẩm chất của người chi xài ngân sách, cũng như sự cần thiết phải công khai minh bạch chuyện chi xài để người đóng thuế có điều kiện giám sát lại có thêm một dẫn chứng đáng nhớ.

Chỉ tiếc là bản báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thiếu một câu cần thiết phải có, gọi là chính kiến của người đồng sự: “Chi ngân sách như vậy đúng hay sai so với các qui định hiện hành”. Không những thế, trong báo cáo này Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân còn khẳng định: “Nên được xem là một trường hợp đặc biệt”.

HUỲNH SƠN PHƯỚC (Tuổi Trẻ)
......
Lão Thiện Nhân này rồi cũng phải đi theo guồng máy thôi. Làm gì được ? Qua vụ này cũng thấy rõ rồi ! Trường hợp đặc biệt ? sao không phải là boku nhỉ ? nếu mà boku mới thực sự là trường hợp đặc biệt. Còn tiền là tiền nhân dân, ông này cho ông kia bổng lộc, chức tước rồi ông kia tặng ông này lại...hỏi có đau lòng không ?!?!?
 

cuchuoi

New Member
http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2006/9/9/161761.tno

Lang Băm du học

00:28:32, 09/09/2006
Lang Là

Gặp Lang Là ngoài quán, anh Băm khoe:
- Là ơi, mai anh lên đường du học!
- Trời ơi, anh Băm sướng quá! Em cũng mới "du phu" ở Li-băng về, chạy bom trối chết!


- Chú mày đi Li-băng làm ô-sin so thế nào được với anh đi Hồng Mao quốc nghiên cứu tiếng Anh bằng tiền ngân sách. Anh nói chú biết nhé, đâu phải anh thiếu tiền, quan chức cỡ anh thiếu tiền sao được, nhưng đi du học bằng tiền ngân sách mới đúng chuẩn, mới… oai. Sang đó anh sẽ mail cho chú bằng tiếng Anh hẳn hoi nhé, ráng mà đọc.

- Em đọc tiếng "em" còn chưa xong, đọc sao ra tiếng "anh quá... tuổi". Nhưng anh đi học ngắn ngày mà tiền nhiều thế, nhớ mua quà cho em nhé!

- Chuyện vặt! Thằng Năm Méo mới ký quyết định tài trợ khóa học này của anh khá lắm. Cho chú hay, lẽ ra thằng đó phải thay anh cơ! Nó được lắm, cúc cung tận tụy với anh. Dè đâu vật đổi sao dời, nhưng không sao, anh sẽ giúp để nó trụ lại.

- Chết, một mình anh đủ tan cửa nát nhà rồi, thêm ông Năm Méo nữa thì… Mà anh sang Hồng Mao làm "đề tài" gì anh Băm?

- Đề tài của anh độc đáo, đối tác họ thích lắm, cứ khen cái chất nhân văn của đề tài, anh thật mát cả ruột.

- Tên đề tài là...

- Lạ lắm, anh sẽ in song ngữ khi bảo vệ, mình có đi đâu cũng yêu tiếng nước mình.

- Là gì anh Băm ?

- "Tắm cho quan chức trong ngành". Ngành của anh có hàng vạn quan chức, tắm một lúc đâu có dễ. Đã có tay làm luận án tiến sĩ đề tài "Tắm cho bộ đội Trường Sơn" do anh hướng dẫn, nhưng so với đề tài của anh thì vẫn dễ hơn và không hiện đại bằng. Thôi, gút bai, hỉ!

Lang Là
 

H5N1

New Member
Nói chỉ thêm đau đầu thôi. Sao mấy ông ấy chẳng nghĩ gì đến thể diện của đất nước. Ai đời một người làm đến bộ trưởng bộ giáo dục mà còn phải đi Anh để du học. Như vậy có phải nó ông ta tự nhận là nền giáo dục của Việt Nam là quá kém. Một con người như thế này mà leo được lên đến chức bộ trưởng thật là không thể tin được. Không biết khi nào mới hết hiện tượng như thế bày. Càng nghĩ càng thấy chán.
 

kamikaze

Administrator
Thật ra thì đây chỉ là một hình thức đi nghỉ mát chứ học cái nỗi gỉ Mà ông ấy học khoảng thời gian như thế thì sẽ giỏi lên được đến bao nhiêu ? Nếu mà giỏi thì có lẽ đã giỏi từ trước đến nay rồi !

Thật ra chuyện làn nhục đất nước thì cũng xuất phát từ mấy ông to bà lớn không biết điều mà ra cả! Đúng là đáng buồn!
 

cuchuoi

New Member
Cuối cùng thì công luận cũng đã thắng, đồng ngân sách đã được sử dụng đúng đắn hơn. Chỉ có điều buồn cười là cả Thứ trưởng Trần văn Nhung, cả Bộ trưởng Nhân đều đã từng nói (và còn có cả công văn http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/09/3B9EDFAC/) rằng việc cấp tiền cho bác Hiển là hợp lý, hợp tình, không vi phạm vv và vv... ấy vậy mà bây giờ thì Mr Thủ tướng lại nói rằng việc đó "không phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT", như vậy chẳng hóa ra bác Nhung, bác Nhân làm thứ trưởng và bộ trưởng mà chẳng hiểu quy định của chính bộ mình. =))

Thu hồi kinh phí du học của nguyên Bộ trưởng Giáo dục
18:46' 15/09/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Thủ tướng Chính phủ vừa gửi công văn hỏa tốc, chỉ đạo thu hồi toàn bộ khoản kinh phí cho nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển du học Anh, nộp lại Ngân sách Nhà nước.

Đây là chỉ đạo sau buổi họp giữa các thành viên Chính phủ ngày 13/9. Công văn hỏa tốc số 148/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ vừa được phát đi chiều nay, 15/9.

Thủ tướng khẳng định việc dùng ngân sách Nhà nước (từ nguồn kinh phí của Đề án Đào tạo cán bộ tại cơ sở nước ngoài do Bộ GD-ĐT quản lý gọi tắt là Đề án 322) cho nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đi học nâng cao trình độ tiếng Anh 6 tháng tại Vương quốc Anh là không phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT. Việc làm không đúng này đã gây bất lợi trong dư luận.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ thông báo việc làm không đúng này đến ông Nguyễn Minh Hiển và chỉ đạo thu hồi toàn bộ khoản kinh phí đã cấp để nộp lại Ngân sách Nhà nước (kinh phí của Đề án 322).

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về vụ việc này.

Ngày 13/9/2006, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp để nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao báo cáo về việc nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đi học nâng cao trình độ tiếng Anh tại Vương quốc Anh.

Buổi họp còn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng; các Bộ trưởng Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh.
 

kamikaze

Administrator
Đúng là quyết định đúng đắn! không biết cựu bộ trưởng có bỏ tiền túi ra để đi học không nhỉ?
 

quyenjp

Member
Chưa có nước nào vớ vẩn như Việt Nam, bị dân phản ứng dữ dội thì mới chịu ngừng. Là người lãnh đạo thì anh phải nắm rõ chuyện nào đúng luật, chuyện nào sai luật chứ anh cứ làm bậy rồi...cùng lắm là bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm (làm sai thì phải bị xử lý vì anh là người hiểu luật hơn ai hết). Còn ông cựu bộ trưởng thì đúng là hạng mặt dày. Hôm qua xem tin tức về ông bộ trưởng của nội các Koizumi Takenaka mà thấy cảm phục sát đất.Nội các Koizumi hết nhiệm ký, ông này chẳng những từ chức bộ trưởng mà còn từ chức nghị sĩ luôn.
 

cuchuoi

New Member
Chưa có nước nào vớ vẩn như Việt Nam, bị dân phản ứng dữ dội thì mới chịu ngừng. Là người lãnh đạo thì anh phải nắm rõ chuyện nào đúng luật, chuyện nào sai luật chứ anh cứ làm bậy rồi...cùng lắm là bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm (làm sai thì phải bị xử lý vì anh là người hiểu luật hơn ai hết). Còn ông cựu bộ trưởng thì đúng là hạng mặt dày. Hôm qua xem tin tức về ông bộ trưởng của nội các Koizumi Takenaka mà thấy cảm phục sát đất.Nội các Koizumi hết nhiệm ký, ông này chẳng những từ chức bộ trưởng mà còn từ chức nghị sĩ luôn.

Làm quan nó sướng ở chỗ đấy đấy. Thế nên mới có nhiều kẻ cố gắng chạy chọt để mà làm quan.
 

@.ca

New Member
Thu hồi toàn bộ kinh phí đã cho ông Hiển !

Ông Nguyễn Minh Hiển. (Ảnh: Tuổi trẻ)
(Dân trí) - Sau khi xem xét giải trình của các bộ ngành liên quan, chiều 15/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định thu hồi toàn bộ khoản ngân sách chi cho cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đi du học 4 tháng ở Anh.
Trước đó, ngày 13/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp để nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao báo cáo về việc ông Nguyễn Minh Hiển đi học nâng cao trình độ ngoại ngữ tại Vương quốc Anh.
Trong 4 tháng học tiếng Anh tại ĐH London Metropolitan, ông Hiển được nhận mức học bổng 860 USD/tháng và toàn bộ khoản học phí 2.000 bảng Anh do đề án Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước (đề án 322) chi trả.
Ngoài ra, trong một tháng cuối cùng công tác tại Anh, ông Hiển sẽ được nhận công tác phí khoảng 3.000 USD, chủ yếu để chi trả tiền chỗ ở trong thời gian ở Anh.
Ông Hiển là trường hợp cá nhân duy nhất được đặc cách sử dụng kinh phí của đề án 322 bởi yêu cầu về độ tuổi của đối tượng tham gia đề án tối đa là 50, trong khi ông Hiển đã 59 tuổi.
Sau khi nghe các bên trình bày, Thủ tướng đã ra kết luận: Việc dùng ngân sách Nhà nước cho đồng chí Nguyễn Minh Hiển đi du học là không phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT. Việc làm không đúng này đã gây bất lợi trong dư luận.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thông báo việc làm không đúng này đến đồng chí Nguyễn Minh Hiển, thu hồi toàn bộ khoản kinh phí đã cấp để nộp lại cho ngân sách Nhà nước. Đồng thời yêu cầu Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Trần Huy
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top