Bước ngoặt ở Tokyo
Xuân Quang (từ Tokyo)
Có thể nói chuyến bay mang số hiệu VN 954 của Vietnam Airlines từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) khởi hành đi Narita - Tokyo (Nhật Bản) lúc 23h40 ngày 8.7.2006 là một chuyến bay may mắn. Chiếc Boeing 777 hôm đó chở theo hai người phụ nữ quan trọng: Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hằng - Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu cùng nhiều quan chức Cục Quản lý lao động ngoài nước và đại diện của hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu lao động VN đến dự hội nghị về cơ hội đưa lao động VN đến làm việc tại Nhật Bản, tổ chức chiều qua (10.7).
Một chương trình phù hợp
Hội nghị giữa tổ chức phái cử và tổ chức tiếp nhận lao động do Bộ LĐTBXH, Đại sứ quán VN tại Nhật Bản và Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (Jitco) tổ chức thu hút hơn 100 đại biểu đại diện cho 62 doanh nghiệp Nhật Bản, chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của phía bạn đối với những tu nghiệp sinh đến từ VN. Chủ tịch Jitco - ông Takano Toshio - đánh giá, tu nghiệp sinh Việt Nam chăm chỉ, thông minh, tiếp thu công việc nhanh, cởi mở và lễ phép nên giành được thiện cảm lớn từ các DN Nhật Bản.
Từ năm 1992 đến nay, VN đã đưa hơn 20.000 lao động sang Nhật Bản tu nghiệp trong nhiều lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, nông sản... Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng cho rằng, qua 14 năm hợp tác đưa tu nghiệp sinh giữa Bộ LĐTBXH VN và Jitco, bộ nhận thấy các loại hình công việc và hình thức tu nghiệp tại Nhật Bản rất phù hợp với TNS và lao động VN. Sau thời gian tu nghiệp, họ đều có tay nghề vững vàng, nhiều người đã làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại VN, đảm nhận các khâu quan trọng trong quy trình sản xuất, không ít người được giao các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
Theo Jitco, Nhật Bản hiện nay đang phải đối đầu với tình trạng thiếu lao động một cách trầm trọng. Tuy nhiên hiện nay nước này chỉ tiếp nhận tu nghiệp sinh sang học nghề kỹ thuật và làm việc (rèn nghề) chứ chưa chấp nhận người nước ngoài vào làm việc với tư cách là người lao động. Nhiều chuyên gia cho rằng, nước này cần phải mở cửa thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho một nền kinh tế đang phát triển rất mạnh. Theo hướng này, gần đây, một số cơ quan có quan điểm cứng rắn trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, muốn thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động: Chuyển hẳn từ việc tiếp nhận tu nghiệp sinh sang tiếp nhận lao động, trước hết là đối với lao động có nghề, lao động kỹ thuật có thể làm việc ở các ngành nghề thông dụng, ở các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản.
Khỏi phải nói, các DN VN đã mong mỏi và chờ đợi việc Nhật Bản mở cửa thị trường lao động như thế nào. Ông Dương Hồng Bắc - Phó Tổng Giám đốc Cty CP thương mại Châu Hưng - cho biết, hiện Châu Hưng đã đưa hơn 40 tu nghiệp sinh đi Nhật Bản làm ở các lĩnh vực xây dựng, may công nghiệp, chế biến thực phẩm. Tháng 4.2006, Châu Hưng đã mở một trung tâm đào tạo quy mô lớn (500 học sinh/khoá) tại Hưng Yên và đang xúc tiến đưa tu nghiệp sinh cơ khí với số lượng lớn (khoảng 100 - 120 người/tháng). Còn ông Nguyễn Xuân Vui - Giám đốc Airserco - một doanh nghiệp vốn nổi tiếng đưa lao động sang Dubai và Malaysia cũng đã tìm được nhiều đối tác để đưa lao động sang Nhật làm việc trong lĩnh vực may mặc và điện tử. Trong năm nay, Airserco có thể đưa đi được đến 200 lao động.
Lo nhất là trốn hợp đồng
Vẫn lời ông Takano Toshio khi đánh giá về tu nghiệp sinh VN: "YÁ thức kỷ luật và đặc biệt là tình trạng trốn hợp đồng ra ngoài lao động bất hợp pháp là một nhược điểm không thể chấp nhận. Nhược điểm này khiến số lượng tu nghiệp sinh VN đến Nhật ngày càng ít đi (năm 2005 giảm một nửa so với năm 2003)"... Ông Lê Văn Thanh - tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản - cho biết cụ thể: Ơ thời điểm hiện nay, Nhật Bản đang sử dụng 760 nghìn lao động nước ngoài, trong đó, VN chỉ có 9.500 TNS và lao động.
Về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng cho rằng có trách nhiệm không chỉ của cá nhân tu nghiệp sinh, của chủ sử dụng lao động mà còn do cơ chế của cả hai nước. Từ năm 2005, Quốc hội, Chính phủ VN đã ban hành một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi tu nghiệp và làm việc tại nước ngoài, trong đó có hình thức xử lý nghiêm đối với lao động bỏ trốn từ xử phạt hành chính, phạt tiền, trường hợp nghiêm trọng có thể phạt tù đến 2 năm. Ngay lập tức và không chỉ riêng thị trường Nhật Bản, tỉ lệ lao động trốn đã giảm hẳn (riêng Nhật Bản đã giảm từ khoảng 30% xuống dưới 10%).
Bộ trưởng cũng kiến nghị với các cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản nghiên cứu các giải pháp: Mở rộng hợp tác tu nghiệp sinh, chuyên gia và lao động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, y tế; cho phép các tu nghiệp sinh chấp hành tốt pháp luật, tuân thủ hợp đồng được trở lại Nhật Bản làm việc từ 1 - 2 năm; kiên quyết trục xuất số lao động, số tu nghiệp sinh vi phạm về nước; vận động để chủ sử dụng triệt để không sử dụng tu nghiệp sinh bất hợp pháp, để tu nghiệp sinh trốn ra ngoài không có khả năng có việc làm...
Ông Trần Lực - Giám đốc Cty TTLC (Vinamoto) - đề nghị phía Nhật xem xét kéo dài thời gian tu nghiệp từ 3 năm lên 5 năm; tổ chức truy quét và trục xuất về VN các tu nghiệp sinh cư trú bất hợp pháp. Còn bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giám đốc AIC - thì đề nghị phía Nhật tạo điều kiện hơn trong việc làm thủ tục nhập cảnh cho lao động, trên thực tế có một số lao động có đầy đủ các điều kiện và có đạo đức nhưng vẫn không được cấp visa vào Nhật. Bà Nhàn cũng đề nghị phía Nhật không cho phép những nghiệp đoàn hoặc cá nhân Nhật đến VN mở các dịch vụ tuyển chọn tu nghiệp sinh, thực chất là mượn giấy phép của một số DN có chức năng xuất khẩu lao động ở VN làm ăn không nghiêm túc...
Có thể chắc chắn một điều rằng, khi VN khống chế được tình trạng tu nghiệp sinh bỏ trốn, Nhật Bản sẽ quay lại tiếp nhận tu nghiệp sinh VN với số lượng tăng vọt. Nghiệp đoàn đi đầu trong việc tiếp nhận trở lại tu nghiệp sinh VN chính là IMM Japan, như lời Chủ tịch nghiệp đoàn - ông Takashi Taniguchi: "Chúng tôi sẽ tuyển ngay 16 tu nghiệp sinh sau hội nghị này, và từ nay đến cuối năm sẽ tuyển 50 người nữa". Đó là một bước ngoặt. "Tuy nhiên - ông Takashi nói tiếp - năm 2007, chúng tôi có tiếp nhận nữa hay không phụ thuộc vào việc số lao động này có... trốn hay không!".
Chế tài thắt lại, cơ hội bung ra
Tôi đã có một cảm giác thật vui khi tới thăm 4 tu nghiệp sinh VN tại Cty sơn mạ thép Yokohama Gavanizing ở TP.Yokohama. Cả 4 em: Dũng, Đẹp, Kha và Nghĩa - đều quê Bến Tre, đều sang Nhật Bản cùng một ngày (mồng 2 Tết Bính Tuất) và đều hài lòng với công việc và thu nhập tại đất nước mặt trời mọc...
Chế tài thắt lại
Tiếp chuyện những vị khách đến từ VN, Chủ tịch Công ty - ông Mutsuo Okada - cũng tỏ ra khá hài lòng những nhân công mới của công ty. Yokohama Gavanizing là một công ty lớn, có 110 công nhân, doanh thu 2,2 tỉ yen mỗi năm (1USD bằng khoảng 110 yen).
Những tu nghiệp sinh VN được công ty đối xử khá ưu ái: Tuần làm việc 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng, cộng 1 tiếng học tiếng Nhật do chính một trưởng phòng của công ty giảng dạy.
Gặp Lê Văn Dũng tại phân xưởng, em cho biết công việc của các em tương đối nhẹ nhàng, lương trung bình được khoảng 80.000 yen/tháng, ăn tiêu đi rồi vẫn còn có thể gửi về cho ba má cỡ 500-600USD.
Bộ trưởng LĐTBXH Nguyễn Thị Hằng cho hay, 4 tu nghiệp sinh trên được Trung tâm Cung ứng lao động quốc tế đưa sang Nhật Bản trên cơ sở thoả thuận giữa Bộ LĐTBXH VN và Tổ chức IMM Japan. Chương trình vừa khởi động, nhưng đã có 16 em sang Nhật tu nghiệp, và hôm qua (11.7), thêm 25 em nữa đặt chân đến Nhật Bản. Bộ trưởng cho rằng, đây là một chương trình hợp tác lý tưởng, bởi người lao động không phải đóng phí, không phải đặt cọc, công việc bên Nhật cũng đảm bảo bởi uy tín của IMM.
Tại Công ty Akai Kuroshi Jsc làm về trang trí nội thất ở Yokohama - nơi đang có 12 tu nghiệp sinh do Cty CP thương mại Châu Hưng cung ứng, tôi cũng nhận thấy sự hài lòng của các em, nhất là khi các em vừa vượt qua kỳ sát hạch do tổ chức Jitco tổ chức để trở thành tu nghiệp sinh chính thức sau 1 năm thử thách.
Nguyễn Hữu Thế - quê Ân Thi, Hưng Yên - kể rằng, em đến Nhật trọn 1 năm, đã gửi về hơn 100 triệu đồng. 9 lao động khác do Châu Hưng đưa sang cũng được Công ty may công nghiệp Kumamoto Textile ở Fukuoka đánh giá tốt, và trong tháng 8.2006, Châu Hưng sẽ cung ứng tiếp 15 người.
Tuy nhiên, những sự ưu ái tốt đẹp kể trên vẫn chưa được mở rộng đến nhiều lao động VN khác. Trong số 110 công nhân hiện tại của Công ty Yokohama Galvanizing có đến 65 công nhân nước ngoài, song VN chỉ có 16.
Ông Mutsuo Okada cho biết, đó là vì tình trạng lao động VN bỏ trốn hợp đồng nhiều. Nhưng ông nói ngay: Vừa rồi, qua hội nghị giữa hai bên phái cử và tiếp nhận lao động tổ chức tại Tokyo, ông nhận thấy phía VN đã có những động thái nghiêm khắc đối với người lao động trốn hợp đồng. Đặc biệt, Quốc hội VN sắp thông qua một bộ luật có quy định bỏ tù lao động trốn. Nhiều khả năng ngay trong năm nay sẽ nhận thêm 30 tu nghiệp sinh VN nữa...
Tôi đem chuyện hỏi bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Chủ nhiệm UB các Vấn đề xã hội của QH, bà nói: Trong dự thảo luật đưa lao động VN đi làm việc ở nước ngoài, tại điều 10 có quy định 10 điều cấm đối với lao động ở nước ngoài, trong đó có trốn hợp đồng. Nếu lao động vi phạm sẽ bị phạt hành chính, buộc về nước, và trong từng trường hợp cụ thể có thể phạt tù đến 2 năm...
Cơ hội bung ra
Có thể nói, sau khi có những chính sách mới và chủ trương mới của cả phía bạn (tiếp nhận trở lại tu nghiệp sinh VN) và phía ta (kiên quyết giữ uy tín bằng chế tài mạnh), chưa bao giờ các hoạt động tìm kiếm đối tác đưa tu nghiệp sinh lại sôi nổi như thời điểm này. Hơn 30 DN VN đang ở Nhật, và hầu hết đều ít nhiều có những hợp đồng hoặc giao kèo với phía bạn.
"Mới tinh" như Airserco nhưng nhân cơ hội này, Giám đốc Cty - ông Nguyễn Xuân Vui - cũng đã sang Nhật tìm đối tác. Hôm 11.7, ông thông báo chắc nịch: Airserco sẽ đưa khoảng 200 lao động trong năm nay.
Còn ông Dương Hồng Bắc - Phó Tổng Giám đốc Cty CP thương mại Châu Hưng - cho biết, hiện có hơn 70 lao động của công ty đã trúng tuyển phía Nhật, dự kiến sẽ xuất cảnh cuối năm nay. Công việc của công nhân do công ty đưa đi nhìn chung đều tốt, thu nhập trung bình khoảng 1.000 - 1.200USD/tháng. Công ty vẫn thường xuyên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động đến thẳng công ty nghe tư vấn trực tiếp, tránh trường hợp môi giới bất hợp pháp.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giám đốc Cty CP Tiến Bộ quốc tế (AIC) và ông Trần Lực - Giám đốc Cty CP XKLĐ, thương mại và du lịch (TTLC, thuộc Vinamotor) - đều đang ở Nhật - cũng vui mừng thông báo với tôi là đã ký kết được những hợp đồng quan trọng, đưa số lượng lớn tu nghiệp sinh sang Nhật trong nay mai. Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN - AIC và TTCL đều là những DN lâu năm và có uy tín với Jitco, nên việc họ đưa thêm nhiều lao động không có gì lạ.
Một cơ hội nữa không thể không nhắc - như lời ông Takashi Taniguchi - Chủ tịch IMM Japan: Nhật Bản luôn dành cho VN nguồn viện trợ ODA ở mức cao nhất. Hiện có nhiều nhà đầu tư có ý định đầu tư vào VN.
Trong trường hợp, đầu tư của Nhật Bản vào VN tăng lên, đồng thời Nhật Bản lại mở cửa thị trường lao động cho VN, thì sẽ đạt hiệu quả "kép": Lao động VN sang Nhật Bản với số lượng nhiều hơn, và khi hết hạn hợp đồng làm việc, những lao động VN đã được tôi rèn tay nghề và phong cách làm việc hiện đại ở Nhật Bản sẽ trở về nước tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản, phát huy tay nghề và kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của VN.
Từ nhà máy trở về, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh lại cung cấp thêm một tin vui: Phía VN và phía Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán về việc VN cung ứng lao động là y tá và hộ lý vào làm việc ở bệnh viện, cơ sở y tế của bạn, mở thêm một "kênh" mới đưa lao động kỹ thuật của Việt Nam đến làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
Xuân Quang (từ Tokyo)
Có thể nói chuyến bay mang số hiệu VN 954 của Vietnam Airlines từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) khởi hành đi Narita - Tokyo (Nhật Bản) lúc 23h40 ngày 8.7.2006 là một chuyến bay may mắn. Chiếc Boeing 777 hôm đó chở theo hai người phụ nữ quan trọng: Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hằng - Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu cùng nhiều quan chức Cục Quản lý lao động ngoài nước và đại diện của hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu lao động VN đến dự hội nghị về cơ hội đưa lao động VN đến làm việc tại Nhật Bản, tổ chức chiều qua (10.7).
Một chương trình phù hợp
Hội nghị giữa tổ chức phái cử và tổ chức tiếp nhận lao động do Bộ LĐTBXH, Đại sứ quán VN tại Nhật Bản và Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (Jitco) tổ chức thu hút hơn 100 đại biểu đại diện cho 62 doanh nghiệp Nhật Bản, chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của phía bạn đối với những tu nghiệp sinh đến từ VN. Chủ tịch Jitco - ông Takano Toshio - đánh giá, tu nghiệp sinh Việt Nam chăm chỉ, thông minh, tiếp thu công việc nhanh, cởi mở và lễ phép nên giành được thiện cảm lớn từ các DN Nhật Bản.
Từ năm 1992 đến nay, VN đã đưa hơn 20.000 lao động sang Nhật Bản tu nghiệp trong nhiều lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, nông sản... Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng cho rằng, qua 14 năm hợp tác đưa tu nghiệp sinh giữa Bộ LĐTBXH VN và Jitco, bộ nhận thấy các loại hình công việc và hình thức tu nghiệp tại Nhật Bản rất phù hợp với TNS và lao động VN. Sau thời gian tu nghiệp, họ đều có tay nghề vững vàng, nhiều người đã làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại VN, đảm nhận các khâu quan trọng trong quy trình sản xuất, không ít người được giao các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
Theo Jitco, Nhật Bản hiện nay đang phải đối đầu với tình trạng thiếu lao động một cách trầm trọng. Tuy nhiên hiện nay nước này chỉ tiếp nhận tu nghiệp sinh sang học nghề kỹ thuật và làm việc (rèn nghề) chứ chưa chấp nhận người nước ngoài vào làm việc với tư cách là người lao động. Nhiều chuyên gia cho rằng, nước này cần phải mở cửa thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho một nền kinh tế đang phát triển rất mạnh. Theo hướng này, gần đây, một số cơ quan có quan điểm cứng rắn trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, muốn thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động: Chuyển hẳn từ việc tiếp nhận tu nghiệp sinh sang tiếp nhận lao động, trước hết là đối với lao động có nghề, lao động kỹ thuật có thể làm việc ở các ngành nghề thông dụng, ở các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản.
Khỏi phải nói, các DN VN đã mong mỏi và chờ đợi việc Nhật Bản mở cửa thị trường lao động như thế nào. Ông Dương Hồng Bắc - Phó Tổng Giám đốc Cty CP thương mại Châu Hưng - cho biết, hiện Châu Hưng đã đưa hơn 40 tu nghiệp sinh đi Nhật Bản làm ở các lĩnh vực xây dựng, may công nghiệp, chế biến thực phẩm. Tháng 4.2006, Châu Hưng đã mở một trung tâm đào tạo quy mô lớn (500 học sinh/khoá) tại Hưng Yên và đang xúc tiến đưa tu nghiệp sinh cơ khí với số lượng lớn (khoảng 100 - 120 người/tháng). Còn ông Nguyễn Xuân Vui - Giám đốc Airserco - một doanh nghiệp vốn nổi tiếng đưa lao động sang Dubai và Malaysia cũng đã tìm được nhiều đối tác để đưa lao động sang Nhật làm việc trong lĩnh vực may mặc và điện tử. Trong năm nay, Airserco có thể đưa đi được đến 200 lao động.
Lo nhất là trốn hợp đồng
Vẫn lời ông Takano Toshio khi đánh giá về tu nghiệp sinh VN: "YÁ thức kỷ luật và đặc biệt là tình trạng trốn hợp đồng ra ngoài lao động bất hợp pháp là một nhược điểm không thể chấp nhận. Nhược điểm này khiến số lượng tu nghiệp sinh VN đến Nhật ngày càng ít đi (năm 2005 giảm một nửa so với năm 2003)"... Ông Lê Văn Thanh - tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản - cho biết cụ thể: Ơ thời điểm hiện nay, Nhật Bản đang sử dụng 760 nghìn lao động nước ngoài, trong đó, VN chỉ có 9.500 TNS và lao động.
Về việc này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng cho rằng có trách nhiệm không chỉ của cá nhân tu nghiệp sinh, của chủ sử dụng lao động mà còn do cơ chế của cả hai nước. Từ năm 2005, Quốc hội, Chính phủ VN đã ban hành một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi tu nghiệp và làm việc tại nước ngoài, trong đó có hình thức xử lý nghiêm đối với lao động bỏ trốn từ xử phạt hành chính, phạt tiền, trường hợp nghiêm trọng có thể phạt tù đến 2 năm. Ngay lập tức và không chỉ riêng thị trường Nhật Bản, tỉ lệ lao động trốn đã giảm hẳn (riêng Nhật Bản đã giảm từ khoảng 30% xuống dưới 10%).
Bộ trưởng cũng kiến nghị với các cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản nghiên cứu các giải pháp: Mở rộng hợp tác tu nghiệp sinh, chuyên gia và lao động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, y tế; cho phép các tu nghiệp sinh chấp hành tốt pháp luật, tuân thủ hợp đồng được trở lại Nhật Bản làm việc từ 1 - 2 năm; kiên quyết trục xuất số lao động, số tu nghiệp sinh vi phạm về nước; vận động để chủ sử dụng triệt để không sử dụng tu nghiệp sinh bất hợp pháp, để tu nghiệp sinh trốn ra ngoài không có khả năng có việc làm...
Ông Trần Lực - Giám đốc Cty TTLC (Vinamoto) - đề nghị phía Nhật xem xét kéo dài thời gian tu nghiệp từ 3 năm lên 5 năm; tổ chức truy quét và trục xuất về VN các tu nghiệp sinh cư trú bất hợp pháp. Còn bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giám đốc AIC - thì đề nghị phía Nhật tạo điều kiện hơn trong việc làm thủ tục nhập cảnh cho lao động, trên thực tế có một số lao động có đầy đủ các điều kiện và có đạo đức nhưng vẫn không được cấp visa vào Nhật. Bà Nhàn cũng đề nghị phía Nhật không cho phép những nghiệp đoàn hoặc cá nhân Nhật đến VN mở các dịch vụ tuyển chọn tu nghiệp sinh, thực chất là mượn giấy phép của một số DN có chức năng xuất khẩu lao động ở VN làm ăn không nghiêm túc...
Có thể chắc chắn một điều rằng, khi VN khống chế được tình trạng tu nghiệp sinh bỏ trốn, Nhật Bản sẽ quay lại tiếp nhận tu nghiệp sinh VN với số lượng tăng vọt. Nghiệp đoàn đi đầu trong việc tiếp nhận trở lại tu nghiệp sinh VN chính là IMM Japan, như lời Chủ tịch nghiệp đoàn - ông Takashi Taniguchi: "Chúng tôi sẽ tuyển ngay 16 tu nghiệp sinh sau hội nghị này, và từ nay đến cuối năm sẽ tuyển 50 người nữa". Đó là một bước ngoặt. "Tuy nhiên - ông Takashi nói tiếp - năm 2007, chúng tôi có tiếp nhận nữa hay không phụ thuộc vào việc số lao động này có... trốn hay không!".
Chế tài thắt lại, cơ hội bung ra
Tôi đã có một cảm giác thật vui khi tới thăm 4 tu nghiệp sinh VN tại Cty sơn mạ thép Yokohama Gavanizing ở TP.Yokohama. Cả 4 em: Dũng, Đẹp, Kha và Nghĩa - đều quê Bến Tre, đều sang Nhật Bản cùng một ngày (mồng 2 Tết Bính Tuất) và đều hài lòng với công việc và thu nhập tại đất nước mặt trời mọc...
Chế tài thắt lại
Tiếp chuyện những vị khách đến từ VN, Chủ tịch Công ty - ông Mutsuo Okada - cũng tỏ ra khá hài lòng những nhân công mới của công ty. Yokohama Gavanizing là một công ty lớn, có 110 công nhân, doanh thu 2,2 tỉ yen mỗi năm (1USD bằng khoảng 110 yen).
Những tu nghiệp sinh VN được công ty đối xử khá ưu ái: Tuần làm việc 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng, cộng 1 tiếng học tiếng Nhật do chính một trưởng phòng của công ty giảng dạy.
Gặp Lê Văn Dũng tại phân xưởng, em cho biết công việc của các em tương đối nhẹ nhàng, lương trung bình được khoảng 80.000 yen/tháng, ăn tiêu đi rồi vẫn còn có thể gửi về cho ba má cỡ 500-600USD.
Bộ trưởng LĐTBXH Nguyễn Thị Hằng cho hay, 4 tu nghiệp sinh trên được Trung tâm Cung ứng lao động quốc tế đưa sang Nhật Bản trên cơ sở thoả thuận giữa Bộ LĐTBXH VN và Tổ chức IMM Japan. Chương trình vừa khởi động, nhưng đã có 16 em sang Nhật tu nghiệp, và hôm qua (11.7), thêm 25 em nữa đặt chân đến Nhật Bản. Bộ trưởng cho rằng, đây là một chương trình hợp tác lý tưởng, bởi người lao động không phải đóng phí, không phải đặt cọc, công việc bên Nhật cũng đảm bảo bởi uy tín của IMM.
Tại Công ty Akai Kuroshi Jsc làm về trang trí nội thất ở Yokohama - nơi đang có 12 tu nghiệp sinh do Cty CP thương mại Châu Hưng cung ứng, tôi cũng nhận thấy sự hài lòng của các em, nhất là khi các em vừa vượt qua kỳ sát hạch do tổ chức Jitco tổ chức để trở thành tu nghiệp sinh chính thức sau 1 năm thử thách.
Nguyễn Hữu Thế - quê Ân Thi, Hưng Yên - kể rằng, em đến Nhật trọn 1 năm, đã gửi về hơn 100 triệu đồng. 9 lao động khác do Châu Hưng đưa sang cũng được Công ty may công nghiệp Kumamoto Textile ở Fukuoka đánh giá tốt, và trong tháng 8.2006, Châu Hưng sẽ cung ứng tiếp 15 người.
Tuy nhiên, những sự ưu ái tốt đẹp kể trên vẫn chưa được mở rộng đến nhiều lao động VN khác. Trong số 110 công nhân hiện tại của Công ty Yokohama Galvanizing có đến 65 công nhân nước ngoài, song VN chỉ có 16.
Ông Mutsuo Okada cho biết, đó là vì tình trạng lao động VN bỏ trốn hợp đồng nhiều. Nhưng ông nói ngay: Vừa rồi, qua hội nghị giữa hai bên phái cử và tiếp nhận lao động tổ chức tại Tokyo, ông nhận thấy phía VN đã có những động thái nghiêm khắc đối với người lao động trốn hợp đồng. Đặc biệt, Quốc hội VN sắp thông qua một bộ luật có quy định bỏ tù lao động trốn. Nhiều khả năng ngay trong năm nay sẽ nhận thêm 30 tu nghiệp sinh VN nữa...
Tôi đem chuyện hỏi bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Chủ nhiệm UB các Vấn đề xã hội của QH, bà nói: Trong dự thảo luật đưa lao động VN đi làm việc ở nước ngoài, tại điều 10 có quy định 10 điều cấm đối với lao động ở nước ngoài, trong đó có trốn hợp đồng. Nếu lao động vi phạm sẽ bị phạt hành chính, buộc về nước, và trong từng trường hợp cụ thể có thể phạt tù đến 2 năm...
Cơ hội bung ra
Có thể nói, sau khi có những chính sách mới và chủ trương mới của cả phía bạn (tiếp nhận trở lại tu nghiệp sinh VN) và phía ta (kiên quyết giữ uy tín bằng chế tài mạnh), chưa bao giờ các hoạt động tìm kiếm đối tác đưa tu nghiệp sinh lại sôi nổi như thời điểm này. Hơn 30 DN VN đang ở Nhật, và hầu hết đều ít nhiều có những hợp đồng hoặc giao kèo với phía bạn.
"Mới tinh" như Airserco nhưng nhân cơ hội này, Giám đốc Cty - ông Nguyễn Xuân Vui - cũng đã sang Nhật tìm đối tác. Hôm 11.7, ông thông báo chắc nịch: Airserco sẽ đưa khoảng 200 lao động trong năm nay.
Còn ông Dương Hồng Bắc - Phó Tổng Giám đốc Cty CP thương mại Châu Hưng - cho biết, hiện có hơn 70 lao động của công ty đã trúng tuyển phía Nhật, dự kiến sẽ xuất cảnh cuối năm nay. Công việc của công nhân do công ty đưa đi nhìn chung đều tốt, thu nhập trung bình khoảng 1.000 - 1.200USD/tháng. Công ty vẫn thường xuyên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động đến thẳng công ty nghe tư vấn trực tiếp, tránh trường hợp môi giới bất hợp pháp.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Giám đốc Cty CP Tiến Bộ quốc tế (AIC) và ông Trần Lực - Giám đốc Cty CP XKLĐ, thương mại và du lịch (TTLC, thuộc Vinamotor) - đều đang ở Nhật - cũng vui mừng thông báo với tôi là đã ký kết được những hợp đồng quan trọng, đưa số lượng lớn tu nghiệp sinh sang Nhật trong nay mai. Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN - AIC và TTCL đều là những DN lâu năm và có uy tín với Jitco, nên việc họ đưa thêm nhiều lao động không có gì lạ.
Một cơ hội nữa không thể không nhắc - như lời ông Takashi Taniguchi - Chủ tịch IMM Japan: Nhật Bản luôn dành cho VN nguồn viện trợ ODA ở mức cao nhất. Hiện có nhiều nhà đầu tư có ý định đầu tư vào VN.
Trong trường hợp, đầu tư của Nhật Bản vào VN tăng lên, đồng thời Nhật Bản lại mở cửa thị trường lao động cho VN, thì sẽ đạt hiệu quả "kép": Lao động VN sang Nhật Bản với số lượng nhiều hơn, và khi hết hạn hợp đồng làm việc, những lao động VN đã được tôi rèn tay nghề và phong cách làm việc hiện đại ở Nhật Bản sẽ trở về nước tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản, phát huy tay nghề và kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của VN.
Từ nhà máy trở về, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh lại cung cấp thêm một tin vui: Phía VN và phía Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán về việc VN cung ứng lao động là y tá và hộ lý vào làm việc ở bệnh viện, cơ sở y tế của bạn, mở thêm một "kênh" mới đưa lao động kỹ thuật của Việt Nam đến làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
Có thể bạn sẽ thích