Wasabi

Bình luận (25)

Ahn Ta Hee

大野とジュンスの. ..妻ですよ!��
Ðề: Wasabi

cay thì không sao mà wasabi quá nồng.không thích mùi nồng đó
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Bài viết này ttvj sưu tầm được, các bạn yêu thích wasabi có thể tham khảo thêm :lovely:

Vài nét về Wasabi

Wasabi (tiếng Nhật: わさび, ワサビ, 山葵, nguyên thủy viết là 和佐比; danh pháp khoa học: Wasabia japonica, là một thành viên của họ Cải (Brassicaceae), có họ hàng với các loài cải bắp, cải ngựa, cải dầu và mù tạc. Được biết đến như là "cải ngựa Nhật Bản", rễ (củ) của nó được dùng làm gia vị và có vị cay cực mạnh.

17861_262235792930_260620227930_3375947_7914311_n.jpg

Wasabi nói chung hoặc là được bán dưới dạng củ (wasabi tươi), và nó phải được nạo (mài) mịn trước khi dùng hoặc dưới dạng bột nhão có thể dùng ngay, thường trong tuýp với kích thước và hình dáng tương tự như tuýp thuốc đánh răng dùng khi đi du lịch. Khi ở dạng tuýp dùng ngay nó phải được che đậy kín cho đến khi dùng để tránh mất mùi và vị do bay hơi. Vì lý do này, trong món sushi người ta thường cho wasabi vào giữa cá và cơm.

Lá non của wasabi cũng có thể ăn được và có vị cay gần giống như của rễ wasabi. Nó có thể được dùng dưới dạng xà lách wasabi bằng cách ngâm qua đêm với muối ăn và dấm hay trần qua với một chút xì dầu. Ngoài ra, lá có thể làm thành bột nhão và rán thành các miếng mỏng. Cảm giác cay và nóng do nó sinh ra là ngắn ngủi khi so với các tác động của ớt, đặc biệt là khi người ta dùng nước để loại bỏ vị của gia vị. Wasabi thường được dùng cùng các món như sushi hay sashimi, nói chung hay được kèm với xì dầu. Hai loại này cũng hay được trộn lẫn cùng nhau để tạo ra một loại nước xốt ngâm, gọi là wasabi-joyu.

17861_262235362930_260620227930_3375945_6338482_n.jpg

Kem wasabi là phát kiến gần đây nhưng có độ phổ biến ngày càng gia tăng. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng wasabi chứa các hóa chất tự nhiên có tác dụng chống lại một số tế bào ung thư nhất định. Loài rau ăn củ này cũng có thể sử dụng trong vệ sinh và phòng chống nhiễm trùng đường miệng. Người ta cho rằng wasabi có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp và đau tim. Nó cũng có thể có tác dụng tốt trong phòng chống tiêu chảy, loãng xương, hen suyễn, viêm khớp và dị ứng.

17861_262233927930_260620227930_3375942_5206990_n.jpg

Gần như mọi quầy bán sushi tại châu Mỹ và Nhật Bản đều sử dụng wasabi giả (seiyō) do wasabi thật sự là khá đắt tiền. Wasabi mất phần lớn hương vị của nó khi bị lộ ra ngoài không khí trong một thời gian ngắn, vì thế bột nhão wasabi trên thực tế thông thường chứa cải ngựa và các thành phần khác để tạo ra gần giống sự kích thích đường mũi như của wasabi tươi. Do điều này, phần lớn bột nhão không sử dụng wasabi thật sự mà thay vào đó là cải ngựa, mù tạc và chất tạo màu thực phẩm màu xanh lục (đôi khi có Spirulina).

17861_262234682930_260620227930_3375944_4250258_n.jpg


Dù là thật sự hay làm giả nhưng bột đều được trộn lẫn với một lượng nước tương đương để tạo thành bột nhão. Rất ít người, ngay cả ở Nhật Bản, nhận ra rằng phần lớn wasabi mà họ sử dụng trên thực tế chỉ là hàng giả mạo. Trong khi không được coi là tương đương với sản phẩm từ mài củ tươi, nhưng wasabi bảo quản cũng có ở dạng tuýp và khi ở lượng lớn là trong các túi đông lạnh. Giống như bột, các tuýp wasabi nói chung thường không chứa wasabi thật sự, vì thế việc kiểm tra thành phần là cần thiết.

Để phân biệt giữa sản phẩm wasabi thật sự và sản phẩm giả mạo thì wasabi thật sự tại Nhật Bản gọi là hon-wasabi (本山葵, bổn (bản) sơn quỳ), nghĩa là wasabi thật sự hay nguyên bản. Các quán ăn có món sushi thường thay thế nó bằng cải ngựa.
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Ở Việt Nam, người ta gọi wasabi là mù tạt (mù tạc, mù tạt xanh). Nhưng wasabi chỉ là một trong số những loại mù tạt - loại gia vị không chỉ được yêu thích ở Nhật mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Các bạn hãy cùng ttvj tìm hiểu thêm về sự phong phú đa dạng của món gia vị cay nồng này nhé!

Cay nồng mù tạt

Không chỉ làm mê hoặc lòng người bởi vị cay nồng đặc biệt và hương thơm đậm đà, thế giới của mù tạt còn chứa bao điều bí ẩn. Mời bạn cùng khám phá những điều thú vị về loại gia vị này.

Mù tạt được xem là một trong những loại gia vị xưa nhất trên thế giới. Từ hàng nghìn năm trước, người Hy Lạp cổ đại đã dùng mù tạt như một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.

Thế giới mù tạt đa dạng với nhiều vị khác nhau

Người Hy Lạp cổ đại đã nghiền các loại hạt của cây họ cải rồi trộn với rượu nguyên chất hoặc các loại dầu. Ngoài các loại hạt cải, trong thành phần của mù tạt còn có một số loại lá. Mỗi vùng, mỗi dân tộc sẽ có công thức pha trộn những loại hạt và lá gia vị riêng để tạo ra loại mù tạt đặc trưng.

Một trong những thành phần chính tạo nên mùi vị không thể quên của mù tạt chính là hạt mù tạt (có ba loại: trắng, đen và nâu).

Hạt mù tạt trắng hình tròn, có vỏ cứng màu beige hoặc vàng nhạt. Khi sử dụng, người ta bóc đi lớp vỏ này, lấy phần nhân màu trắng bên trong. Đây là loại hạt dai, có mùi tương đối nhẹ và được dùng nhiều trong các món trộn. Loại hạt này còn dùng để tạo ra bột mù tạt.

Khi dùng, các đầu bếp chỉ việc trộn bột với giấm, dầu, tùy theo ý thích hoặc sử dụng như một loại gia vị cho vào món ăn. Hạt mù tạt đen có hình tròn, cứng, màu chuyển từ nâu đậm đến đen. Loại mù tạt này nhỏ nhưng cay hơn mù tạt trắng. Mù tạt nâu có cùng cỡ hạt với mù tạt đen, mùi hăng ít hơn và lớp vỏ cũng có nhiều sắc độ khác nhau.

Thông thường, người đầu bếp không trộn mù tạt với nước nóng mà trộn với chanh hoặc giấm, vị sẽ ngon hơn rất nhiều. Đó là do trong mù tạt có các enzyme tạo mùi, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Từng loại trong thành phần mù tạt đều có thể trở thành một loại gia vị hoàn hảo khi dùng riêng lẻ để ướp vào thức ăn hay làm sốt cho các món trộn.

Người châu Âu sẽ thật buồn và mất cả hứng thú để thưởng thức các món nướng nếu trên bàn ăn thiếu vắng mù tạt. Những người sành ăn cho rằng, chỉ cần chấm kèm món ăn với một ít mù tạt, hương vị như được tăng lên gấp bội phần.

Mùi hương đậm, nồng, đôi lúc hơi gắt của mù tạt len lỏi vào từng thớ thịt. Vị cay cay đặc trưng dường như làm cho miếng thịt thêm ngọt ngào, đậm đà và mang đến cảm giác nong nóng thật dễ chịu khi thưởng thức.

Điều quan trọng hơn là mù tạt giúp thực khách không còn cảm giác ngán ngấy với món thịt nướng tươm mỡ.

Đối với những loại thịt hơi nặng mùi như dê, cừu... mù tạt càng chứng tỏ công dụng tuyệt vời của mình. Nó không chỉ làm tan biến hết mùi vị khó chịu mà còn tạo nên một hương vị rất riêng, rất lạ miệng và khó quên.

Mù tạt, "nữ hoàng" của các loại gia vị

Nhắc đến mù tạt, chúng ta không thể quên wasabi, người Việt Nam thường gọi là mù tạt xanh. Đây có lẽ là loại mù tạt nổi tiếng và được nhiều người ưa thích nhất trên thế giới.

Wasabi được chế biến từ loại cây thuộc họ cải của xứ Phù Tang. Người Nhật cổ dùng loại cải này như một thứ gia vị, giống như cây gừng, riềng ở Việt Nam.

Cây mù tạt xanh mọc dại trên các thung lũng, dọc những dòng suối nóng của đất nước hoa anh đào. Không chỉ ở Nhật mới có mù tạt xanh, loại cây này còn xuất hiện ở Hàn Quốc và các vùng lãnh thổ thuộc châu Á khác. Tại các chợ, mù tạt xanh thường được bán ở dạng nguyên củ. Người ta sẽ mài nhuyễn và chế biến chúng theo sở thích trước khi dùng.

Wasabi nguyên chất, tiếng Nhật gọi là "hon-wasabi", rất đắt tiền.

Mù tạt xanh mà chúng ta vẫn thường dùng đã được tinh chế với các loại rau củ hoặc nguyên liệu khác, thành hỗn hợp dạng sệt, đóng thành tuýp hay gói nhỏ.

Khi có dịp đến nhà hàng Nhật Bản, bạn đừng quên thưởng thức một đĩa Sashimi gồm các loại cá, hải sản ăn sống để thấy rõ "sức mạnh" của wasabi. Hãy thử gắp một miếng cá hồi sống còn tươi rói, mềm mại, chấm cùng nước tương táo đỏ và wasabi, cho vào miệng.

Nhắm mắt lại, bạn có thể cảm nhận một vị cay nồng bốc lên mũi, nhẹ nhàng tan nhanh và hòa quyện vào vị ngọt thanh của lát cá hồi. Đừng quá hấp tấp, bạn hãy từ tốn nhẹ nhàng để cản nhận miếng cá hồi béo ngậy đang từ từ tan ra trên đầu lưỡi. Có một điều lạ là bạn sẽ chẳng thấy cá tanh chút nào, chỉ nhận ra vị cay cay, âm ấm và nồng nồng của wasabi. Đoán chắc rằng món cá hồi sống sẽ làm bạn "chết mê chết mệt" cho mà xem!

Một số loại mù tạt thông dụng

Mù tạt có mặt ở nhiều nước, riêng ở Việt Nam, bạn có thể tìm mua một số thông dụng tại các siêu thị, giá từ 30.000 đồng/tuýp trở lên.

Mù tạt vàng:

0016.gif


Được làm từ hạt mù tạt trắng trộn với đường, giấm và nghệ tươi nên có màu vàng mật ong. Nó có vị nồng nhẹ. Món xúc xích nướng vàng ươm, nóng hổi kẹp giữa chiếc bánh mì mềm mại sẽ bớt ngon nếu thiếu đi hương vị của mù tạt vàng.

Mù tạt xanh:

0017.gif


Không chỉ dùng để chấm kèm với món cá sống của Nhật, mù tạt xanh còn là gia vị rất ngon để ướp thịt, cá. Nếu thích, bạn cũng có thể nêm một lượng nhỏ vào canh để tạo hương vị đặc biệt cho món ăn.

Mù tạt Meaux:

0018.gif


Đây là loại mù tạt được ép từ hạt mù tạt đen, trộn với giấm, tạo nên một hỗn hợp giòn cay. Bạn có thể dùng để ướp thức ăn hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng. Mù tạt không chỉ dùng trong các món trộn, các món thịt nướng mà còn được dùng kèm với hải sản.

Mù tạt Dijon:

0019.gif


Loại mù tạt kiểu Pháp này được chế biến từ hạt mù tạt đen nguyên vỏ với rượu trắng, muối và một số gia vị đặc trưng. Nó có màu vàng tươi, vị từ nhẹ nhàng đến cay nồng. Các đầu bếp thường dùng mù tạt Dijon làm sốt, trộn salad...

Mù tạt dạng bột:

0020.gif


Đây không phải là loại mù tạt chính thống, chúng được kết hợp từ muối, tiêu và mù tạt. Khi dùng, bạn có thể vắt thêm một lát chanh. Mù tạt dạng bột chấm kèm với hải sản hoặc thịt nướng rất ngon.

Không giống ớt, mù tạt xanh tạo mùi cay nồng từ mũi, không làm người ăn cảm thấy cay xé ở lưỡi. Vị cay ấy cũng không kéo dài, chỉ đọng lại trong giây lát và tan biến khi bạn hớp một ngụm nước.

Mùi cay nồng đặc trưng này rất dễ bay hơi. Khi chế biến món cơm nắm sushi truyền thống của Nhật Bản, các đầu bếp thường để mù tạt xanh wasabi nằm giữa cá và cơm, nhằm giữ cho mùi vị đặc biệt này không bị bốc hơi.

Ngoài củ, lá mù tạt xanh cũng được dùng để tạo vị cay nồng. Người ta thái nhỏ lá, trộn với giấm, làm đồ chua hoặc nấu canh với nước tương ngon.

Không chỉ là gia vi đặc biệt, mù tạt còn là vị thuốc quý

Mù tạt xanh wasabi được dùng chung với các món ăn sống không chỉ để ngon miệng hơn mà còn để bảo vệ sức khỏe. Theo nghiên cứu của nhà khoa học, trong mù tạt xanh có chất isothiocyanates. Đây là chất diệt khuẩn tức thì, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, giúp bạn không bị đau bụng khi dùng thức ăn sống.

Tại các nước phương Tây, từ xa xưa, mù tạt đã được xem như loại dược phẩm trị liệu và được ghi nhận trong sách y học với nhiều công dụng hữu ích.

Người Hy Lạp cổ đại xem mù tạt là món quà mà thần sức khỏe Asclepious tặng cho con người. Họ dùng nó như một loại cao nóng thoa ngoài da, trị các vết phồng rộp. Mặc dù dễ bay hơi nhưng dầu mù tạt lại rất công hiệu trong việc chữa trị nhanh các vết rộp da khi được pha loãng hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị kích ứng.

Ngày nay, mù tạt còn được dùng như chất chống kích ứng, giúp làm lành các vết cắn của bò cạp, rắn rết... hoặc chữa đau nhức. Nhờ tác dụng làm nóng tại chỗ, mù tạt giúp cắt cơn đau cơ, vì thế, chúng còn được pha loãng với nước để rửa chân hoặc tắm để chống đau cơ.

Sưu tầm
 

ttvj

hoa dại... kiêu hãnh
Thêm một vài hình ảnh về wasabi (sưu tầm - wikipedia):

800px-Wasabi_crop_2006-07-29.JPG


Wasabi trồng tại bán đảo Izu

402px-Wasabi_by_EverJean_in_Nishiki-ichiba%2C_Kyoto.jpg


Củ wasabi tươi bán tại chợ Nishiki ở Kyoto

416px-Wasabi%2C_Iwasaki_Kanen_1828.jpg


Hình vẽ cây wasabi, do Iwasaki Kanen ấn hành năm 1828

WasabiOnOroshigane.jpg


Wasabi trên oroshigane bằng kim loại

800px-Wasabi_071103.jpg


Wasabi dại

800px-Wasabi_peas.jpg


Hạt wasabi​
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top