Làn sóng đầu tư từ Nhật bắt đầu từ những cuộc tìm hiểu nhu cầu giữa doanh nghiệp hai bên (ảnh chụp tại hội thảo ngày 23.3) - ảnh: Tr.Bình
Sau vài năm chững lại, thậm chí giảm sút vào năm 2002 - 2003, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng vọt trở lại từ năm 2004 đến nay. Nếu xét về tỷ lệ vốn đưa vào thực hiện dự án, Nhật Bản được xếp là nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) lớn nhất tại Việt Nam với gần 4,2 tỉ USD trên tổng vốn đăng ký là 5,98 tỉ USD, chưa kể vốn tăng thêm từ các dự án cũ. Nguồn vốn đầu tư này đang có chiều hướng tiếp tục tăng lên.
Làn sóng mới
Tại cuộc hội thảo "Tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam" ngày 23.3, ông Hirota Nakanishi, chuyên gia cao cấp của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, phụ trách Việt Nam khẳng định mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật đối với Việt Nam là chưa từng có: "Trước đây ở trung tâm chúng tôi, thỉnh thoảng mới có những nhà đầu tư đến hỏi về Việt Nam, nhưng bây giờ thì hằng ngày chúng tôi đều phải tiếp những vị khách như vậy. Thậm chí có những chủ doanh nghiệp ở những tỉnh xa xôi của Nhật, nhỏ thôi, nhưng cũng quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam". Theo ông Hirota, Việt Nam đang gây tiếng vang trong giới đầu tư Nhật Bản khi Quốc hội vừa thông qua Luật Doanh nghiệp (DN) chung không phân biệt DN trong nước và nước ngoài, và Luật đầu tư với nhiều điểm đổi mới hấp dẫn (sẽ có hiệu lực từ 1.7.2006). Ông Hirota giải thích: "Các nhà đầu tư Nhật đã đề nghị Indonesia sửa luật tương tự như Việt Nam nhưng 5 năm qua họ không làm được, còn Việt Nam chỉ trong vòng một năm đã đạt được những bước tiến bộ kinh ngạc, việc người Nhật quyết định tăng cường sự có mặt của họ ở Việt Nam cũng là điều dễ hiểu”.
Kyoshiro Ichikawa, chuyên gia cao cấp của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đã làm việc trên 10 năm tại Việt Nam, hiện đang làm tư vấn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng tỏ ra lạc quan: "Không chỉ tại Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật ở Trung Quốc cũng đang tính toán việc dịch chuyển đầu tư về Việt Nam”.
Dọn đường
Sau chuyến đi khảo sát thực tế tại Nhật Bản vừa qua, Phó cục trưởng Cục ĐTNN Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Bích Vân thừa nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam là thật sự sâu sắc vì những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo bà Vân, vấn đề còn lại của Việt Nam là dọn đường cho làn sóng kia trở thành hiện thực. "Việc hoàn tất 85% nội dung chương trình hành động trong khuôn khổ "Sáng kiến chung Việt-Nhật" 2 năm qua vừa là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam, vừa tạo động lực mạnh mẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư khiến Việt Nam càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư", bà Vân nói. Nhờ sáng kiến này mà hàng loạt các quy định được coi là "yếu tố cản trở" thu hút đầu tư nước ngoài đã được dỡ bỏ như: quy định buộc DN phải xuất khẩu 80%, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa... Bên cạnh đó là những quy định "cởi mở" hơn như thống nhất giá điện giữa người trong nước và người nước ngoài, miễn thị thực nhập cảnh trong thời hạn 2 tuần cho người Nhật...
Ông Oshikiri Koji, Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, đã có 105/125 nội dung trong chương trình hành động được hoàn thành. Những vấn đề còn tồn đọng đang trên đà giải quyết thuận lợi. Lý giải vì sao các nhà đầu tư Nhật chọn Việt Nam, ông Ichikawa đúc kết: "Đầu tư vào Việt Nam, tính rủi ro thấp, chi phí đầu tư cũng thấp hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Việt Nam là đất nước nằm trong chiến lược mở rộng hoặc cơ cấu lại những khu vực đầu tư của doanh nhân Nhật Bản".
(thanhnienonline)
Sau vài năm chững lại, thậm chí giảm sút vào năm 2002 - 2003, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng vọt trở lại từ năm 2004 đến nay. Nếu xét về tỷ lệ vốn đưa vào thực hiện dự án, Nhật Bản được xếp là nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) lớn nhất tại Việt Nam với gần 4,2 tỉ USD trên tổng vốn đăng ký là 5,98 tỉ USD, chưa kể vốn tăng thêm từ các dự án cũ. Nguồn vốn đầu tư này đang có chiều hướng tiếp tục tăng lên.
Làn sóng mới
Tại cuộc hội thảo "Tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam" ngày 23.3, ông Hirota Nakanishi, chuyên gia cao cấp của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, phụ trách Việt Nam khẳng định mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật đối với Việt Nam là chưa từng có: "Trước đây ở trung tâm chúng tôi, thỉnh thoảng mới có những nhà đầu tư đến hỏi về Việt Nam, nhưng bây giờ thì hằng ngày chúng tôi đều phải tiếp những vị khách như vậy. Thậm chí có những chủ doanh nghiệp ở những tỉnh xa xôi của Nhật, nhỏ thôi, nhưng cũng quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam". Theo ông Hirota, Việt Nam đang gây tiếng vang trong giới đầu tư Nhật Bản khi Quốc hội vừa thông qua Luật Doanh nghiệp (DN) chung không phân biệt DN trong nước và nước ngoài, và Luật đầu tư với nhiều điểm đổi mới hấp dẫn (sẽ có hiệu lực từ 1.7.2006). Ông Hirota giải thích: "Các nhà đầu tư Nhật đã đề nghị Indonesia sửa luật tương tự như Việt Nam nhưng 5 năm qua họ không làm được, còn Việt Nam chỉ trong vòng một năm đã đạt được những bước tiến bộ kinh ngạc, việc người Nhật quyết định tăng cường sự có mặt của họ ở Việt Nam cũng là điều dễ hiểu”.
Kyoshiro Ichikawa, chuyên gia cao cấp của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đã làm việc trên 10 năm tại Việt Nam, hiện đang làm tư vấn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng tỏ ra lạc quan: "Không chỉ tại Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật ở Trung Quốc cũng đang tính toán việc dịch chuyển đầu tư về Việt Nam”.
Dọn đường
Sau chuyến đi khảo sát thực tế tại Nhật Bản vừa qua, Phó cục trưởng Cục ĐTNN Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Nguyễn Thị Bích Vân thừa nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam là thật sự sâu sắc vì những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo bà Vân, vấn đề còn lại của Việt Nam là dọn đường cho làn sóng kia trở thành hiện thực. "Việc hoàn tất 85% nội dung chương trình hành động trong khuôn khổ "Sáng kiến chung Việt-Nhật" 2 năm qua vừa là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam, vừa tạo động lực mạnh mẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư khiến Việt Nam càng hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư", bà Vân nói. Nhờ sáng kiến này mà hàng loạt các quy định được coi là "yếu tố cản trở" thu hút đầu tư nước ngoài đã được dỡ bỏ như: quy định buộc DN phải xuất khẩu 80%, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa... Bên cạnh đó là những quy định "cởi mở" hơn như thống nhất giá điện giữa người trong nước và người nước ngoài, miễn thị thực nhập cảnh trong thời hạn 2 tuần cho người Nhật...
Ông Oshikiri Koji, Phó trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho biết, đã có 105/125 nội dung trong chương trình hành động được hoàn thành. Những vấn đề còn tồn đọng đang trên đà giải quyết thuận lợi. Lý giải vì sao các nhà đầu tư Nhật chọn Việt Nam, ông Ichikawa đúc kết: "Đầu tư vào Việt Nam, tính rủi ro thấp, chi phí đầu tư cũng thấp hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Việt Nam là đất nước nằm trong chiến lược mở rộng hoặc cơ cấu lại những khu vực đầu tư của doanh nhân Nhật Bản".
(thanhnienonline)
Có thể bạn sẽ thích