TT - “Tôi muốn ăn cơm. Tôi muốn ăn bánh gạo (loại bánh snack có giá 1 USD/túi, bán tại bất cứ cửa hàng tạp hóa nào trên đất nước Nhật, nơi thu nhập bình quân đầu người là 33.100 USD/năm)” - người đàn ông viết trong sự giày vò của cơn đói.
Đó không phải là lời cuối của một người sống đâu đó tại lục địa đen đói khổ, mà theo tờ International Herald Tribune (IHT), là của một người đàn ông 52 tuổi sống bằng trợ cấp xã hội tại thành phố Kitakyushu của nước Nhật, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong cuốn nhật ký, người đàn ông xấu số miêu tả lại những ngày cuối cùng của đời mình. Ông chết dần chết mòn vì đói sau khi chính quyền cắt khoản trợ cấp xã hội của ông. Có lẽ do xấu hổ, ông không dám nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm hay người thân. Một người bạn phát hiện thi thể của ông vào ngày 10-7, trong khi đoạn nhật ký cuối cùng ông viết vào ngày 5-6.
Đó là trường hợp người chết đói thứ ba sau khi bị cắt trợ cấp xã hội trong ba năm qua tại Kitakyushu, một thành phố chậm phát triển ở Nhật. Một người 68 tuổi khi chết bị giảm đi 1/3 cân nặng, điện nước trong nhà đã bị cắt từ nửa năm trước. Trong trường hợp còn lại, một người đàn ông 56 tuổi chỉ được phát hiện sau khi đã chết được bốn tháng. Tuy nhiên, phải đến cái chết mới đây cùng cuốn nhật ký nhỏ thì những câu chuyện thương tâm kiểu như trên mới được công chúng Nhật biết đến.
Đó là mặt trái còn chưa được biết đến tại nước Nhật giàu có và phát triển. Theo IHT, nước Nhật có truyền thống hạn chế trợ cấp xã hội. “Các chính quyền địa phương thường cho rằng sử dụng tiền thuế để nuôi những người cần trợ cấp là sự xúc phạm đối với các công dân” - IHT dẫn lời giáo sư Hiroshi Sugimura tại ĐH Hosei (Tokyo). “Đối với chính quyền, chỉ có những ai nộp thuế mới được coi là công dân”.
Ông Toshihiko Misaki, trưởng bộ phận trợ cấp của thành phố Kitakyushu, bào chữa: “Có những người cố gắng hết sức để tự đứng trên đôi chân của mình, còn những người khác lại lười biếng và nhận trợ cấp. Đó là tiền thuế… Chúng tôi phải tìm sự cân bằng”. Và để đạt được sự cân bằng đó, chính quyền đã dựng lên mọi rào cản đối với người xin trợ cấp
Tuy trợ cấp xã hội của nước Nhật nhìn chung tăng từ 0,84% lên 1,18% từ năm 2000 đến 2006, nhưng tỉ lệ ngân sách dành cho trợ cấp xã hội của Kitakyushu chỉ tăng từ 1,26% lên 1,28%. Nhờ đó, Kitakyushu trở thành thành phố chi ít trợ cấp xã hội nhất dù kinh tế kém phát triển; nhưng các quan chức ở đây lại hãnh diện cho rằng Kitakyushu là thành phố “kiểu mẫu” về chi trợ cấp xã hội. Nhiều thành phố khác đã gửi người đến học tập “phương pháp Kitakyushu”.
Lấy ví dụ trường hợp ông Hiroki Nishiyama, 56 tuổi. IHT cho biết sau khi bị bệnh và không thể làm việc, ông hai lần xin trợ cấp nhưng đều bị từ chối và được bảo là hãy đến nhờ họ hàng. “Tay quan chức rất ngạo mạn - ông Nishiyama kể - Ông ta nói: Muốn gì! Biến khỏi đây đi”. Sau nhiều tháng gặm bánh mì không, ông định tự tử, nhưng nhờ sự giúp đỡ của một luật sư về nhân quyền, cuối cùng ông cũng nhận được khoản trợ cấp 930 USD/tháng.
Ông Takaharu Fujiyabu, cựu nhân viên lĩnh vực trợ cấp, tiết lộ thành phố có 132 nhân viên trợ cấp, mỗi người quản lý 73 trường hợp và bị buộc phải loại bỏ năm trường hợp mỗi năm. Ai hoàn thành “chỉ tiêu” sẽ được thăng chức.
Giờ đây, trước ngôi nhà của người đàn ông chết đói, người ta đặt những bông hoa và một hộp rượu nho. Ông Yoshikazu Okubo, hàng xóm của người đàn ông 52 tuổi viết nhật ký, buồn bã: “Tôi cảm thấy vô cùng hối tiếc”. Ông nói nếu người đàn ông xấu số hỏi xin cơm nước, ông sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
HIẾU TRUNG
Đó không phải là lời cuối của một người sống đâu đó tại lục địa đen đói khổ, mà theo tờ International Herald Tribune (IHT), là của một người đàn ông 52 tuổi sống bằng trợ cấp xã hội tại thành phố Kitakyushu của nước Nhật, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong cuốn nhật ký, người đàn ông xấu số miêu tả lại những ngày cuối cùng của đời mình. Ông chết dần chết mòn vì đói sau khi chính quyền cắt khoản trợ cấp xã hội của ông. Có lẽ do xấu hổ, ông không dám nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm hay người thân. Một người bạn phát hiện thi thể của ông vào ngày 10-7, trong khi đoạn nhật ký cuối cùng ông viết vào ngày 5-6.
Đó là trường hợp người chết đói thứ ba sau khi bị cắt trợ cấp xã hội trong ba năm qua tại Kitakyushu, một thành phố chậm phát triển ở Nhật. Một người 68 tuổi khi chết bị giảm đi 1/3 cân nặng, điện nước trong nhà đã bị cắt từ nửa năm trước. Trong trường hợp còn lại, một người đàn ông 56 tuổi chỉ được phát hiện sau khi đã chết được bốn tháng. Tuy nhiên, phải đến cái chết mới đây cùng cuốn nhật ký nhỏ thì những câu chuyện thương tâm kiểu như trên mới được công chúng Nhật biết đến.
Đó là mặt trái còn chưa được biết đến tại nước Nhật giàu có và phát triển. Theo IHT, nước Nhật có truyền thống hạn chế trợ cấp xã hội. “Các chính quyền địa phương thường cho rằng sử dụng tiền thuế để nuôi những người cần trợ cấp là sự xúc phạm đối với các công dân” - IHT dẫn lời giáo sư Hiroshi Sugimura tại ĐH Hosei (Tokyo). “Đối với chính quyền, chỉ có những ai nộp thuế mới được coi là công dân”.
Ông Toshihiko Misaki, trưởng bộ phận trợ cấp của thành phố Kitakyushu, bào chữa: “Có những người cố gắng hết sức để tự đứng trên đôi chân của mình, còn những người khác lại lười biếng và nhận trợ cấp. Đó là tiền thuế… Chúng tôi phải tìm sự cân bằng”. Và để đạt được sự cân bằng đó, chính quyền đã dựng lên mọi rào cản đối với người xin trợ cấp
Tuy trợ cấp xã hội của nước Nhật nhìn chung tăng từ 0,84% lên 1,18% từ năm 2000 đến 2006, nhưng tỉ lệ ngân sách dành cho trợ cấp xã hội của Kitakyushu chỉ tăng từ 1,26% lên 1,28%. Nhờ đó, Kitakyushu trở thành thành phố chi ít trợ cấp xã hội nhất dù kinh tế kém phát triển; nhưng các quan chức ở đây lại hãnh diện cho rằng Kitakyushu là thành phố “kiểu mẫu” về chi trợ cấp xã hội. Nhiều thành phố khác đã gửi người đến học tập “phương pháp Kitakyushu”.
Lấy ví dụ trường hợp ông Hiroki Nishiyama, 56 tuổi. IHT cho biết sau khi bị bệnh và không thể làm việc, ông hai lần xin trợ cấp nhưng đều bị từ chối và được bảo là hãy đến nhờ họ hàng. “Tay quan chức rất ngạo mạn - ông Nishiyama kể - Ông ta nói: Muốn gì! Biến khỏi đây đi”. Sau nhiều tháng gặm bánh mì không, ông định tự tử, nhưng nhờ sự giúp đỡ của một luật sư về nhân quyền, cuối cùng ông cũng nhận được khoản trợ cấp 930 USD/tháng.
Ông Takaharu Fujiyabu, cựu nhân viên lĩnh vực trợ cấp, tiết lộ thành phố có 132 nhân viên trợ cấp, mỗi người quản lý 73 trường hợp và bị buộc phải loại bỏ năm trường hợp mỗi năm. Ai hoàn thành “chỉ tiêu” sẽ được thăng chức.
Giờ đây, trước ngôi nhà của người đàn ông chết đói, người ta đặt những bông hoa và một hộp rượu nho. Ông Yoshikazu Okubo, hàng xóm của người đàn ông 52 tuổi viết nhật ký, buồn bã: “Tôi cảm thấy vô cùng hối tiếc”. Ông nói nếu người đàn ông xấu số hỏi xin cơm nước, ông sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
HIẾU TRUNG
Có thể bạn sẽ thích