Chết đói giữa nước giàu

  • Thread starter Thread starter htv9
  • Ngày gửi Ngày gửi

htv9

New Member
TT - “Tôi muốn ăn cơm. Tôi muốn ăn bánh gạo (loại bánh snack có giá 1 USD/túi, bán tại bất cứ cửa hàng tạp hóa nào trên đất nước Nhật, nơi thu nhập bình quân đầu người là 33.100 USD/năm)” - người đàn ông viết trong sự giày vò của cơn đói.

ImageView.aspx


Đó không phải là lời cuối của một người sống đâu đó tại lục địa đen đói khổ, mà theo tờ International Herald Tribune (IHT), là của một người đàn ông 52 tuổi sống bằng trợ cấp xã hội tại thành phố Kitakyushu của nước Nhật, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong cuốn nhật ký, người đàn ông xấu số miêu tả lại những ngày cuối cùng của đời mình. Ông chết dần chết mòn vì đói sau khi chính quyền cắt khoản trợ cấp xã hội của ông. Có lẽ do xấu hổ, ông không dám nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm hay người thân. Một người bạn phát hiện thi thể của ông vào ngày 10-7, trong khi đoạn nhật ký cuối cùng ông viết vào ngày 5-6.

Đó là trường hợp người chết đói thứ ba sau khi bị cắt trợ cấp xã hội trong ba năm qua tại Kitakyushu, một thành phố chậm phát triển ở Nhật. Một người 68 tuổi khi chết bị giảm đi 1/3 cân nặng, điện nước trong nhà đã bị cắt từ nửa năm trước. Trong trường hợp còn lại, một người đàn ông 56 tuổi chỉ được phát hiện sau khi đã chết được bốn tháng. Tuy nhiên, phải đến cái chết mới đây cùng cuốn nhật ký nhỏ thì những câu chuyện thương tâm kiểu như trên mới được công chúng Nhật biết đến.

Đó là mặt trái còn chưa được biết đến tại nước Nhật giàu có và phát triển. Theo IHT, nước Nhật có truyền thống hạn chế trợ cấp xã hội. “Các chính quyền địa phương thường cho rằng sử dụng tiền thuế để nuôi những người cần trợ cấp là sự xúc phạm đối với các công dân” - IHT dẫn lời giáo sư Hiroshi Sugimura tại ĐH Hosei (Tokyo). “Đối với chính quyền, chỉ có những ai nộp thuế mới được coi là công dân”.

Ông Toshihiko Misaki, trưởng bộ phận trợ cấp của thành phố Kitakyushu, bào chữa: “Có những người cố gắng hết sức để tự đứng trên đôi chân của mình, còn những người khác lại lười biếng và nhận trợ cấp. Đó là tiền thuế… Chúng tôi phải tìm sự cân bằng”. Và để đạt được sự cân bằng đó, chính quyền đã dựng lên mọi rào cản đối với người xin trợ cấp

Tuy trợ cấp xã hội của nước Nhật nhìn chung tăng từ 0,84% lên 1,18% từ năm 2000 đến 2006, nhưng tỉ lệ ngân sách dành cho trợ cấp xã hội của Kitakyushu chỉ tăng từ 1,26% lên 1,28%. Nhờ đó, Kitakyushu trở thành thành phố chi ít trợ cấp xã hội nhất dù kinh tế kém phát triển; nhưng các quan chức ở đây lại hãnh diện cho rằng Kitakyushu là thành phố “kiểu mẫu” về chi trợ cấp xã hội. Nhiều thành phố khác đã gửi người đến học tập “phương pháp Kitakyushu”.

Lấy ví dụ trường hợp ông Hiroki Nishiyama, 56 tuổi. IHT cho biết sau khi bị bệnh và không thể làm việc, ông hai lần xin trợ cấp nhưng đều bị từ chối và được bảo là hãy đến nhờ họ hàng. “Tay quan chức rất ngạo mạn - ông Nishiyama kể - Ông ta nói: Muốn gì! Biến khỏi đây đi”. Sau nhiều tháng gặm bánh mì không, ông định tự tử, nhưng nhờ sự giúp đỡ của một luật sư về nhân quyền, cuối cùng ông cũng nhận được khoản trợ cấp 930 USD/tháng.

Ông Takaharu Fujiyabu, cựu nhân viên lĩnh vực trợ cấp, tiết lộ thành phố có 132 nhân viên trợ cấp, mỗi người quản lý 73 trường hợp và bị buộc phải loại bỏ năm trường hợp mỗi năm. Ai hoàn thành “chỉ tiêu” sẽ được thăng chức.

Giờ đây, trước ngôi nhà của người đàn ông chết đói, người ta đặt những bông hoa và một hộp rượu nho. Ông Yoshikazu Okubo, hàng xóm của người đàn ông 52 tuổi viết nhật ký, buồn bã: “Tôi cảm thấy vô cùng hối tiếc”. Ông nói nếu người đàn ông xấu số hỏi xin cơm nước, ông sẽ sẵn sàng giúp đỡ.

HIẾU TRUNG
 

htv9

New Member
đọc bài này thấy thê thảm quá . Nghe nói Việt kiều mình sống bên Nhật cũng khổ cực lắm, không biết thế nào
 

kamikaze

Administrator
Đã có 1 chương trình TV nói về vấn đề này rồi. Quả thật đây là một vấn đề của xã hội Nhật. Tuy thế xét ở góc độ nào đấy cũng công bằng thôi. Lúc trẻ anh không đóng thì khi về già không có quyền đòi hỏi.

Còn 1 sự vô lý nữa là dù biết người nước ngoài không thể bám trụ để hưởng các khoản tiền phúc lợi khi về hưu nhưng chính phủ Nhật vẫn bắt người nước ngoài đóng tiền bình đẳng như người Nhật.

Cách suy nghĩ cứ hễ nước nào giàu thì không có người nghèo có lẽ không đúng. Ở Nhật cũng có khối người không nhà cửa đấy thôi. Nhiều người Nhật cũng có 1 đời sống thậm tệ hơn những người nghèo khổ ở VN nữa.
 

YukiSakura

Tia nắng mặt trời
kamikaze nói:
Tuy thế xét ở góc độ nào đấy cũng công bằng thôi. Lúc trẻ anh không đóng thì khi về già không có quyền đòi hỏi.
Nếu là 1 cái gì quá đáng thì tất nhiên không được rồi, nhưng chỉ là 1 chén cơm để sống lây lất qua ngày (cho khỏi chết đói) mà cũng ko cho được sao? Còn các tổ chức từ thiện bên Nhật thì sao nhỉ? Người Nhật đúng là sĩ diện quá, chẳng chịu mở lời xin hàng xóm 1 chén cơm. Mà hàng xóm gì mà cũng chẳng quan tâm đến ng bên cạnh???
kamikaze nói:
Cách suy nghĩ cứ hễ nước nào giàu thì không có người nghèo có lẽ không đúng. Ở Nhật cũng có khối người không nhà cửa đấy thôi. Nhiều người Nhật cũng có 1 đời sống thậm tệ hơn những người nghèo khổ ở VN nữa.
Ở VN hiện tại cũng đang phân hóa giàu nghèo đấy. Ví dụ mua đất đầu tư chỉ là nhưng đại gia hoặc ng có tiền, còn nhưng công nhân viên bình thường làm công ăn lương (giả sử là 5.000.000 đ / tháng) thì nhịn ăn nhịn mặc luôn 20 năm ko biết đủ tiền mua nhà ko nữa
Mình nghe mấy Việt kiều Úc khen là chế độ phúc lợi xã hội bên Úc vào hàng tốt nhất thế giới, ko biết có đúng ko?
 

@.ca

New Member
Đã có 1 chương trình TV nói về vấn đề Cách suy nghĩ cứ hễ nước nào giàu thì không có người nghèo có lẽ không đúng. Ở Nhật cũng có khối người không nhà cửa đấy thôi. Nhiều người Nhật cũng có 1 đời sống thậm tệ hơn những người nghèo khổ ở VN nữa.[/QUOTE]

Chuyện này có thật ư ,mình chỉ tưởng trong ciné ...thôi ,chứ ai ngờ là có thật ...nghĩ cũng buồn !
 

kamikaze

Administrator
@ca:
Quả đúng như vậy!
Có những người bị bệnh viện bỏ rơi vì không đóng bảo hiểm. Cuối cùng đau răng cũng không thể chữa chạy. Hay ở những thành phố lớn như osaka vẫn có nhiều người sống vô gia cư. Họ sống trong các hộp bìa các tông và lượm rác hay nhặt phế liệu để sinh sống qua ngày.

@yuki:
có lẽ người Nhật quá lạnh lùng và cũng quá sĩ diện. Mà thử hỏi dính vào hàng xóm làm gì lỡ có chuyện gì lại bị kiện cáo có phải phiền không chứ? Hay ví dụ dính vào hôm nay ngày mai họ bị chết đi chẳng hạn sẽ "mắc vạ". Do đó ít ai giúp đỡ hàng xóm(trừ miền quê hẻo lánh).

Ừa ở Việt Nam đang phân hóa giàu nghèo rõ rệt và rất mạnh nữa là khác. Chắc rồi VN cũng sẽ không khác gì Nhật bây giờ đâu.
 

hamham

chú béo chú béo chú béo
Hamham có xem bộ phim Dr koto của Nhật, thì cũng thấy rằng: thực chất cuộc sống ở đó cũng vất vả, cũng nghèo, cũng có những người hết sức khốn đốn trong cuộc sống. Chuyện kể về 1 ông bác sĩ đến 1 đảo nhỏ xa xôi ở nhật làm việc và gắn bó ở đó - có lẽ cũng giống như chuyện các cô giáo, bác sĩ ở mình đến các bản làng xa xôi hay đến các đảo xa, rồi những câu chuyện số phận của các nhân vật khác khó khăn.Và có lẽ ở đâu cũng vậy thôi.Ở phim này, chắc là vùng đảo xa xôi nên thấy ở đây hàng xóm có vẻ giúp đỡ, thân thiện với nhau nhỉ. Có ai xem phim này chưa?
 

zago

New Member
đọc bài này thấy thê thảm quá . Nghe nói Việt kiều mình sống bên Nhật cũng khổ cực lắm, không biết thế nào

Uh...Việt kiều Nhật nghèo lắm ...Vậy nên đừng có mơ ước sang Nhật ở nhé ....Hahaha....Sống ở Nhật khổ lắm thế mà nhiều người vẫn mong ước có 1 cái giấy nhập tịch ở Nhật đấy
 

koibitoyo

New Member
Không ngờ bên Nhật lại có những người đối xử với đồng bào mình như thế. Hy vọng người Việt mình bên đấy hãy biết đoàn kết giúp đỡ lần nhau . Vẫn biết là làm việc với người Nhật là bị bóc lột ghê lắm, nhưng mọi ng cũng có đc thu nhập kha khá, nhưng cuộc sống vẫn khổ cực lắm vì phải tiết kiệm tối đa để khi về nước còn có tí vốn. Nhưng mà để chết đói thì thật là ko dám nghĩ tới..
 

fonist

Moderator
nói về mấy khoản trợ cấp này sẵn tiện tôi đưa ra sự thật luôn mọi người đừng nên xấu hổ.

Trước đây chính bản thân mình và mình nghỉ hiện nay nhiều người trong nước vẩn không thể biết được nhiều việc về người Việt ở hải ngoại. cứ gọi họ chung là Việt Kiều. nhưng trong đó có nhiều loại lắm. có người cố học để tiến thân theo kiểu người Việt trí thức, có người không học hành tối ngày đi quậy phá trộm cắp làm đủ việc xấu hết, có người chỉ đi xưởng làm việc như công nhân bình thường bên VN mình vậy, còn có người chẳng chịu làm việc nữa và chỉ tìm mọi cách để xin được tiền trợ cấp của chính phủ để sống. mình đã hỏi qua bạn bè các nơi như Australia, Canada, US,... và bản thân gặp nhiều thấy nhiều về người Việt tại Nhật. không tốt lắm đâu, vậy mà về nước là xưng danh "Việt Kiều" nghe phát ói. chính vì vậy mà ở đâu cũng vậy, nhà kinh tế hay nhà chính trị gia của chính phủ nào tiếp nhận người Việt tỵ nạn xưa cũng thường nói một câu: "Tôi rất kính trọng người Việt trí thức ở đây!" Tại sao họ chỉ nói một câu không bao hàm hết tất cả thì các bạn tự suy nghĩ nhé!

Còn về người nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,... xét cho cùng thu nhập của họ cũng vừa đủ sống và có thể nói họ được các chính phủ tiên tiến như ở nước họ bảo hộ quyền lợi và chăm lo cho họ tốt hơn các quốc gia giống Việt Nam mình. nếu nói Nhật bóc lột hoặc Hàn bóc lột thì Việt Nam phải xếp vào hàng thứ "ông cố lội" vì chủ lao động bên VN còn dữ hơn nữa. chỉ có điều ít ai thấy và thường không thích thì người ta bỏ đi chứ có kêu trời cũng chẳng ai đến xử. còn khi mình đã đi lao động nước ngoài như kiểu đi với danh nghĩa tu nghiệp sang các nước khác thì đa phần phải trụ mãi, chứ đâu có bỏ hay chuyển được.

có vẽ như tôi đã đi lệch chủ đề của trợ cấp xã hội. dù sao cũng không muốn nói nhiều đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại làm gì. cái cộng đồng nào mà chẳng có người tốt kẻ xấu. chỉ muốn nói một điều rằng nhiều người chỉ muốn lợi dụng vào cái phúc lợi đó hoặc cái tốt của chính phủ đó mà không muốn làm việc mà lúc nào cũng ngạo mạn xưng danh là "Việt Kiều". Tôi rất kính trọng cộng đồng người Việt trí thức hải ngoại!
 

kamikaze

Administrator
Đồng ý với nhận xét của tuanpham.
Có thể nói ở VN có bao nhiêu lọai người thì Việt Kiều ở nước ngòai nói chung và ở Nhật nói riêng cũng đủ lọai thôi. Mỗi người 1 suy nghĩ, 1 cách sông nên không thể trách lẫn nhau được. Tuy thế có lẽ suy nghĩ, nhận thức, hành động thế nào thì sẽ có kết quả tương tự thôi. Cũng có nhiều người đi ra nước ngòai thay đổi nhận thức và thay đổi chính bản thân theo chiều hướng tốt. Cũng có nhiều người dù sống ở nước ngòai lâu nhưng vẫn không thay đổi cách suy nghĩ. Thậm chí họ còn áp dụng triệt để những cái không tốt của VN vào cuộc sống ở nước ngòai của họ nữa.
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Thumbnail bài viết: Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Bộ định tuyến Wi-Fi là thiết bị thiết yếu để "kết nối Internet" trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều người mua bộ định tuyến Wi-Fi mới khi họ chuyển nhà hoặc xây nhà mới và tiếp tục sử dụng cùng một bộ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Bảo hiểm hưu trí của người lao động là hệ thống cốt lõi của hệ thống lương hưu công cộng của Nhật Bản và là hệ thống mà những người lao động làm việc tại "nơi làm việc áp dụng" như công ty trở...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, xếp hạng mức độ hạnh phúc của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, Nhật Bản xếp thứ 55, tụt bốn bậc so với năm trước. Phần Lan xếp hạng nhất năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
JS Corporation công bố "Xếp hạng phổ biến của trường đại học" hàng tháng. Các bảng xếp hạng hàng đầu trong ấn bản quốc gia mới nhất, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, là "Đại học Tokyo" đại diện...
Thumbnail bài viết: Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Vào ngày 6, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tái khẳng định sự không hài lòng của mình với lượng xuất khẩu ô tô thấp hiện nay sang Nhật Bản. Tổng thống Trump cho biết : "(Nhật Bản) đã bóc lột đất nước...
Top