[WRAP]http://img177.imageshack.us/img177/6233/philippinesoilspillgh7.jpg[/WRAP]
Vào đêm hôm qua, một chiếc tầu của Nhật Bản đã đến Phi Luật Tân để tìm cách vớt chiếc tầu chở dầu bị chìm ở miền trung quốc gia đông Nam Á này, nhưng các giới chức của Phi Luật Tân cho biết chiếc tầu này không có những trang thiết bị cần thiết để trục chiếc tầu lâm nạn lên. Chiếc tầu của Nhật tên là Sinsei Maru đã đến Phi Luật Tân để giúp các giới chức tại địa phương xách định vị trí của chiếc tầu chở dầu Solar I có trọng tại 998 tấn hiện nay đang ở độ sâu khoảng 640 mét dưới lòng biển ngoài khơi vùng duyên hải miều trung Phi Luật Tân. Các giới chức thuộc chiếc tầu cứu hộ của Nhật Bản nói rằng họ có thể trục được chiếc tầu này lên nếu nó ở trong tư thế an toàn. Hơn 40 ngàn người cư ngụ dọc theo bải biển dài 200 cây số tại vùng này đang bị ảnh huởng sau khi chiếc tầu chở dầu của công ty Petron bị chìm ngoài khơi của hòn đảo Guimaras vào ngày 11 tháng 8. Thế nhưng , các giới chức của công ty lọc dầu Petron nói rằng, chiếc tầu của Nhật chỉ có thể quan sát và nghiên cứu địa hình địa vật tại khu vực này để cho một chiếc tầu khác đến trục vớt nó lên. Oâng Carlos Tan, giám đốc cơ quan phụ trách an toàn về môi sinh và y tế của công ty Petron nói rằng, cơ quan quan quản trị mô sinh NAMRIA sẽ quyết định xem có an toàn để cho tầu của Nhật Bản trục vớt chiếc tầu Solar I hay không. Có ít nhất 1/10 của tổng số 2 triệu lít dầu trên chiếc tầu Solar I đã bị chảy ra ngoài, gây ô nhiễm trầm trọng cho vùng biển, ảnh đến đời sống của cư dân và hải sản trong khu vực này, và hiện nay có dấu hiệu cho thấy dầu còn lại trong tầu có thêå sẽ tiếp tục tràn ra ngoài.
Cac chuyên gia cứu hộ nói rằng, chiếc tầu bị chìm ở độ sâu ngoài khả năng lặn xuống của các thợ lặn Phi Luật Tân; và quốc gia đông nam Á này cũng không có các trang thiết bị tối tân để xuống được chiếc tầu lâm nạn đang bị nhận chìm bởi trọng tải quá lớn. Tổn phí trục vớt và tẩy uế váng dầu sẽ do hãng bảo hiểm của Công ty Sunshine Maritime Development Corp, chủ nhân của chiếc chiếc tầu Solar I, trang trả. Uỷ ban điều tra đã yêu cầu công ty Sunshine hãy giải thích cho họ biết tại sao thuyền trưởng của chiếc Solar I lại được phép lái con tầu này mà không hề tham dự bất cứ khoá huấn luyện cao cấp nào trong việc điều khiển một chiếc tầu chở dầu. Vào hồi đầu tuần nay, thuyền trưởng của chiếc tầu đã bị tước bằng lái. Petron, công ty do chính quyền Phi Luật Tân và hãng sản xuất dầu Aramco của Ả rập Saudi mỗi bên có 40% cổ phần, đã bị chỉ trích về tiến trình chậm trễ của họ đối với tai nạn này. Bộ Tư pháp Phi Luật Tân đã ra lệnh cho Sở Di trú hãy ngăn cản những chủ nhân của chiếc tầu Solar I, trong đó gồm có 5 người Phi và 4 người Nhật, không cho họ ra khỏi nước trong thời gian chính quyền tiến hành điều tra nguyên nhân tai nạn. Công ty Petron, hãng lọc dầu lớn nhất tại Phi Luật Tân cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể khống chế dầu tràn, và giúp đỡ dân chúng địa phưong bằng cách thuê mướn họ tẩy uế vùng biển và rừng đước bị ô nhiễm. Vào hồi tuần trước, chính quyền liên bang đã công bố các quận Concepcion, Ajuy và Barotac Nuevo thuộc tỉnh Iloilo vào dạng thiên tai để nhận được tài trợ của chính quyền trong công tác tấy uế vùng biển bị ô nhiễm.
Đảo Guimaras cũng đã được công bố là khu vực thiên tai, vì hơn 20 ngôi làng chài lưới trên đảo này đã bị ảnh hưởng trầm trọng cùng với khu vực bảo tồn thiên nhiên và rừng đưóc, gây thiệt hại nặng nề cho kỹ nghệ du lịch. Các nhóm theo dõi môi sinh nói rằng, vụ tràn dầu đã làm tổn hại đến loài sò lớn trong khu vực bảo thồn thiên nhiên Sagay ở ngoài khơi hòn đảo Negros. Trong khi đó các giới chức y khoa đề nghị tản cư những người sống trong vùng biển tại làng Lapaz trên đảo Guimaras sau khi các cuộc khảo sát cho thấy không khí tại vùng này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn. Các giới chức tại địa phưong cho biết, có khoảng 96 gia đình đã được yêu cầu rời khỏi Lapaz vào hôm qua, sau khi có ít nhất 24 gia đình đã phải đến ở đậu tại nhà của các thân nhân hoặc vào tá túc trong các trường học được cải biến thành nơi tạm cư cho những người tị nạn ở trên đảo Guimaras. Một dân làng đang tạm cư tại đây nói rằng, đây là việc mà dân làng không muốn, nhưng hôm qua, một giới chức của chính quyền đã đến nói họ cần phải tản cư. Những binh sĩ canh gách tại làng Lapaz đã yêu cầu các ký giả trước khi vào trong làng cần phải đeo khẩu trang. Trong cuộc họp báo vào sáng nay, ông Francisco Duque, Bộ-trưởng Y tế Phi Luật Tân cho biết, các cuộc thử nghiệm tại khu vực này cho thấy nồng độ lưu huỳnh, benzen và toluene trong không khí tại khu vực này có thể gây nên những tác hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc lâu ngày với chúng. Ong Duque nói rằng bộ Y tế đã nhận được báo cáo có một số dân làng bị ngứa vì tiếp xúc với nước ô nhiễm./
Tin Manila
Vào đêm hôm qua, một chiếc tầu của Nhật Bản đã đến Phi Luật Tân để tìm cách vớt chiếc tầu chở dầu bị chìm ở miền trung quốc gia đông Nam Á này, nhưng các giới chức của Phi Luật Tân cho biết chiếc tầu này không có những trang thiết bị cần thiết để trục chiếc tầu lâm nạn lên. Chiếc tầu của Nhật tên là Sinsei Maru đã đến Phi Luật Tân để giúp các giới chức tại địa phương xách định vị trí của chiếc tầu chở dầu Solar I có trọng tại 998 tấn hiện nay đang ở độ sâu khoảng 640 mét dưới lòng biển ngoài khơi vùng duyên hải miều trung Phi Luật Tân. Các giới chức thuộc chiếc tầu cứu hộ của Nhật Bản nói rằng họ có thể trục được chiếc tầu này lên nếu nó ở trong tư thế an toàn. Hơn 40 ngàn người cư ngụ dọc theo bải biển dài 200 cây số tại vùng này đang bị ảnh huởng sau khi chiếc tầu chở dầu của công ty Petron bị chìm ngoài khơi của hòn đảo Guimaras vào ngày 11 tháng 8. Thế nhưng , các giới chức của công ty lọc dầu Petron nói rằng, chiếc tầu của Nhật chỉ có thể quan sát và nghiên cứu địa hình địa vật tại khu vực này để cho một chiếc tầu khác đến trục vớt nó lên. Oâng Carlos Tan, giám đốc cơ quan phụ trách an toàn về môi sinh và y tế của công ty Petron nói rằng, cơ quan quan quản trị mô sinh NAMRIA sẽ quyết định xem có an toàn để cho tầu của Nhật Bản trục vớt chiếc tầu Solar I hay không. Có ít nhất 1/10 của tổng số 2 triệu lít dầu trên chiếc tầu Solar I đã bị chảy ra ngoài, gây ô nhiễm trầm trọng cho vùng biển, ảnh đến đời sống của cư dân và hải sản trong khu vực này, và hiện nay có dấu hiệu cho thấy dầu còn lại trong tầu có thêå sẽ tiếp tục tràn ra ngoài.
Cac chuyên gia cứu hộ nói rằng, chiếc tầu bị chìm ở độ sâu ngoài khả năng lặn xuống của các thợ lặn Phi Luật Tân; và quốc gia đông nam Á này cũng không có các trang thiết bị tối tân để xuống được chiếc tầu lâm nạn đang bị nhận chìm bởi trọng tải quá lớn. Tổn phí trục vớt và tẩy uế váng dầu sẽ do hãng bảo hiểm của Công ty Sunshine Maritime Development Corp, chủ nhân của chiếc chiếc tầu Solar I, trang trả. Uỷ ban điều tra đã yêu cầu công ty Sunshine hãy giải thích cho họ biết tại sao thuyền trưởng của chiếc Solar I lại được phép lái con tầu này mà không hề tham dự bất cứ khoá huấn luyện cao cấp nào trong việc điều khiển một chiếc tầu chở dầu. Vào hồi đầu tuần nay, thuyền trưởng của chiếc tầu đã bị tước bằng lái. Petron, công ty do chính quyền Phi Luật Tân và hãng sản xuất dầu Aramco của Ả rập Saudi mỗi bên có 40% cổ phần, đã bị chỉ trích về tiến trình chậm trễ của họ đối với tai nạn này. Bộ Tư pháp Phi Luật Tân đã ra lệnh cho Sở Di trú hãy ngăn cản những chủ nhân của chiếc tầu Solar I, trong đó gồm có 5 người Phi và 4 người Nhật, không cho họ ra khỏi nước trong thời gian chính quyền tiến hành điều tra nguyên nhân tai nạn. Công ty Petron, hãng lọc dầu lớn nhất tại Phi Luật Tân cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể khống chế dầu tràn, và giúp đỡ dân chúng địa phưong bằng cách thuê mướn họ tẩy uế vùng biển và rừng đước bị ô nhiễm. Vào hồi tuần trước, chính quyền liên bang đã công bố các quận Concepcion, Ajuy và Barotac Nuevo thuộc tỉnh Iloilo vào dạng thiên tai để nhận được tài trợ của chính quyền trong công tác tấy uế vùng biển bị ô nhiễm.
Đảo Guimaras cũng đã được công bố là khu vực thiên tai, vì hơn 20 ngôi làng chài lưới trên đảo này đã bị ảnh hưởng trầm trọng cùng với khu vực bảo tồn thiên nhiên và rừng đưóc, gây thiệt hại nặng nề cho kỹ nghệ du lịch. Các nhóm theo dõi môi sinh nói rằng, vụ tràn dầu đã làm tổn hại đến loài sò lớn trong khu vực bảo thồn thiên nhiên Sagay ở ngoài khơi hòn đảo Negros. Trong khi đó các giới chức y khoa đề nghị tản cư những người sống trong vùng biển tại làng Lapaz trên đảo Guimaras sau khi các cuộc khảo sát cho thấy không khí tại vùng này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn. Các giới chức tại địa phưong cho biết, có khoảng 96 gia đình đã được yêu cầu rời khỏi Lapaz vào hôm qua, sau khi có ít nhất 24 gia đình đã phải đến ở đậu tại nhà của các thân nhân hoặc vào tá túc trong các trường học được cải biến thành nơi tạm cư cho những người tị nạn ở trên đảo Guimaras. Một dân làng đang tạm cư tại đây nói rằng, đây là việc mà dân làng không muốn, nhưng hôm qua, một giới chức của chính quyền đã đến nói họ cần phải tản cư. Những binh sĩ canh gách tại làng Lapaz đã yêu cầu các ký giả trước khi vào trong làng cần phải đeo khẩu trang. Trong cuộc họp báo vào sáng nay, ông Francisco Duque, Bộ-trưởng Y tế Phi Luật Tân cho biết, các cuộc thử nghiệm tại khu vực này cho thấy nồng độ lưu huỳnh, benzen và toluene trong không khí tại khu vực này có thể gây nên những tác hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc lâu ngày với chúng. Ong Duque nói rằng bộ Y tế đã nhận được báo cáo có một số dân làng bị ngứa vì tiếp xúc với nước ô nhiễm./
Tin Manila
Có thể bạn sẽ thích