Chuyện tình Trung - Nhật trong Thế chiến II

kamikaze

Administrator
Ikuko Harada vẫn bị ám ảnh bởi ngày bà thoát khỏi tử thần một ngày tháng 8/1945. Harada là một trong số 200 người Nhật ở vùng đông bắc Trung Quốc chạy trốn trước khi quân đội Nga tiến đến.

Phụ nữ, người già và trẻ em Nhật trốn trong một cánh đồng lúa mì rộng lớn ở Hắc Long Giang và kiệt sức sau 5 ngày chạy trốn.

Lúc mờ sáng, người đứng đầu nhóm này rút súng ra và tuyên bố: "Chúng ta không thể nào về đến Nhật", và ông ta kêu gọi tự sát tập thể.

Ikuko Harada khi đó 12 tuổi. Bố cô đã ra chiến trường.

Bọn trẻ bị xếp thành hàng và ngồi từng nhóm 10 đứa một. Tiếng súng vang lên. Mỗi tiếng súng vang lên là một đứa trẻ ngã xuống.

Harada căng người lên chờ đến lượt nhưng đạn hết. Người đàn ông kia rút gươm ra. Thanh gươm đâm vào người mẹ cô bé rồi đâm vào đứa em trai trong tay mẹ cô.

Harada quay mặt đi khi thanh gươm hạ xuống, cắt ngang cổ cô.

Ngày hôm đó, cô bé mất ông vì rơi vào tay quân đội Nga còn mẹ, em trai và em gái cô bị giết bởi người đồng hương Nhật.

Câu chuyện của Harada không dừng ở đó. Một người đàn ông Trung Quốc 32 tuổi đã tìm thấy Harada nằm trong vũng máu và bất tỉnh. Ông đã cứu sống cô và cuối cùng hai người trở thành vợ chồng.

60 năm sau, người phụ nữ đó, giờ là một góa phụ, sống ở Nhật. Bà hy vọng một ngày nào đó trở lại cánh đồng lúa mì để đặt hoa nơi hai người gặp nhau lần đầu tiên.

"Nhiều người cho rằng đó là một câu chuyện cổ tích, chuyện không thể xảy ra trong thời điểm đó khi cả thế giới đầy hận thù và nghèo đói. Tại sao ông ấy lại quyết định mang tôi về nhà? Tôi nghĩ bởi vì ông ấy có một trái tim nhân hậu", Harada, giờ 72 tuổi, nói về chồng bà.

Harada giờ sống ở Nhật và dành nhiều thời gian nghĩ về He Haishan, chồng bà. Haishan qua đời tháng 8 năm ngoái. Vết sẹo dài 20 cm vẫn còn trên cổ bà.

Harada gần chết khi được He Haishan tìm thấy. Ông đã mang bà trên lưng và mất 40 phút vượt qua một ngọn núi để về nhà. Những người anh em và làng xóm bảo ông hãy mang Harada đi chôn và nói rằng nếu ông giúp người Nhật, ông có thể bị giết.

"Nhưng chồng tôi bảo họ rằng 'Tôi sẽ bị giết đấy, thế thì sao?'. Ông ấy không hề lay chuyển".

Harada nằm liệt giường hai năm. He Haishan đã lau rửa vết thương cho cô mỗi ngày. "Ông ấy là người duy nhất tôi có thể tin tưởng", bà nói.

Harada sau đó hoàn toàn bình phục và khi bước sang tuổi 16, bà được bảo rằng bà được tự do đi bất kỳ đâu bà thích, hoặc nếu muốn thì lấy He Haishan làm chồng.

Bà nhớ lại lúc đó nước mắt lưng tròng. Tương lai mờ mịt. Bà nói với người đàn ông đứng trước mặt mình, "Không, tôi muốn ở lại cùng anh suốt đời".

Cách mạng văn hóa năm 1966 - 1976 khiến cuộc sống của họ càng thêm khó khăn. Người đàn ông có cô vợ Nhật bị bạn bè và đồng nghiệp xa lánh. 8 đứa con của họ bị giáo viên mắng nhiếc và bạn bè bắt nạt. Bọn trẻ thường trở về nhà với những vết thâm tím và cào xước trên người.

Chồng bà bảo bọn trẻ rằng chúng không nhất thiết phải đến trường. Ông tiếp tục làm việc trên những cánh đồng, không bao giờ ca thán.

Năm 1983, Harada trở về Nhật cùng cô con gái út theo chương trình hồi hương của những người Nhật bị ly tán. Hai năm sau, chồng bà cùng các con theo về Nhật.

"Thật tuyệt vời là chúng tôi có thể sống cùng nhau", chồng bà từng nói.

Tuy nhiên, khi những đứa con bà nói được tiếng Nhật và sống xa gia đình, ông bắt đầu gần như chỉ ở trong nhà. Ông thường nhớ về ngôi nhà xưa, về cánh đồng lúa và anh chị em ở quê nhà. He Haishan qua đời năm ngoái.

Hôm 19/6, 40 người con, cháu, chắt của Harada mang bánh đến mừng sinh nhật lần thứ 72 của bà. Đứa chắt 15 tuổi chơi bóng chày và được chơi trong giải vô địch bóng chày Fukuoka.

"Các con cháu tôi đều có cuộc sống tốt", Harada cho biết. Tuy nhiên, trong tâm trí bà lúc nào cũng là giấc mơ đang cùng chồng làm việc trên cánh đồng lúa mì. Mỗi khi thức giấc, Harada không cầm được nước mắt.

Là một người Nhật bị ly tán vì chiến tranh, Harada sẽ mất mọi phúc lợi xã hội nếu bà rời nước Nhật. Tuy nhiên, bà vẫn mơ được trở về Trung Quốc mùa hè này, trở về cánh đồng lúa mì ở Hắc Long Giang.

Ngọc Sơn (theo Asah-vnexpress.net)
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top