Cơ hội chiếm thị phần lao động tại Nhật Bản

Thanh Thùy

New Member
[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/laodongVN-Nagoya.jpg[/WRAP]Thời cơ lớn để tăng số lượng lao động tại thị trường Nhật Bản đang mở ra, nếu có một chiến lược bài bản đầu tư cho thị trường này. Đó là nhận xét chung của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã có thời gian dài đưa lao động sang Nhật Bản làm việc.

Thiếu một chiến lược cụ thể và dài hạn nhằm tăng thị phần lao động tại thị trường Nhật Bản đang khiến nhiều cơ hội trôi qua, trong khi Nhật Bản luôn được coi là một thị trường tốt, với mức lương cao và đời sống của người lao động được đảm bảo gần như tốt nhất trong số các thị trường lao động hiện nay của nước ta.

Mỗi năm, thị trường lao động Nhật Bản nhận khoảng 60.000 tu nghiệp sinh nước ngoài, chủ yếu từ các nước châu Á. Trong số đó, lựa chọn đầu tiên đối với các doanh nghiệp Nhật Bản là lao động Trung Quốc, với 45.000 người. Số còn lại (15.000 lao động) đến từ Philippines, Thái Lan, Việt Nam... Trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 3.000 tu nghiệp sinh tới Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, trong năm 2006, tình hình có chiều hướng xấu đi khi số lượng tu nghiệp sinh 3 tháng đầu năm sang thị trường này chỉ đạt 495 người, không bằng 1/6 mức trung bình của các năm trước.

Tuy vậy, theo ông Trần Anh Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), rất nhiều chủ sử dụng lao động Nhật Bản đang muốn chuyển sang nhận tu nghiệp sinh từ các nước khác, thay vì nhận tu nghiệp sinh từ Trung Quốc. Nếu các nước đã quen với thị trường lao động Nhật Bản không nắm bắt lấy thời cơ này, chủ sử dụng lao động Nhật Bản sẽ chuyển hướng sang một số thị trường mới, như Myanmar, Campuchia, Nepal...

Nhưng thời cơ này không thu hút được nhiều sự quan tâm từ nước ta. Bởi lâu nay, thị trường Nhật vốn là một thị trường không quota, nhưng không nhiều doanh nghiệp có hướng đầu tư trọng điểm vào đây. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có cuộc bàn thảo nào nhằm thúc đẩy thị trường Nhật Bản, trong khi đã có nhiều chương trình thúc đẩy các thị trường khác, như Đài Loan, Malaysia hay Trung Đông...

Hai điểm quan trọng để tăng thị phần tại thị trường Nhật là vấn đề xử lý lao động bỏ trốn và công tác đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động. Mặc dù Nghị định 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài được nhiều doanh nghiệp chờ đợi, nhưng trong thực tế, Nghị định này hầu như không có tác dụng ngăn chặn lao động bỏ trốn. Việc lao động bỏ trốn không giảm tại thị trường này dẫn đến tình trạng là chỉ những chủ sử dụng rất can đảm mới dám chọn lao động nước ta, bởi theo luật pháp của Nhật Bản, khi tỷ lệ lao động nước ngoài bỏ trốn tới mức độ nào đó, chủ sử dụng sẽ bị tước quyền nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong doanh nghiệp.

Điểm quan trọng thứ hai là khâu đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động trước khi đi. Với nguồn lao động được tuyển chọn “trôi nổi” như hiện nay, cần có một chương trình đào tạo bài bản để lao động hiểu được công việc, luật pháp và sự vất vả, khó khăn khi đi làm việc nơi xứ người. Tuy nhiên, không mấy doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho đào tạo, bởi như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả là, mặc dù từng được khen là chăm chỉ, cần cù, thì nay không ít chủ sử dụng Nhật Bản chê lao động nước ta quá lười biếng.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, một lao động đi làm việc tại thị trường tốt bằng 4 lao động đi ở thị trường bình thường về cả doanh thu của doanh nghiệp, đời sống và thu nhập của người lao động. Rõ ràng, việc tăng thị phần lao động nước ta tại thị trường Nhật Bản đang là cơ hội lớn. Tuy nhiên, có nắm bắt được cơ hội hay không còn phụ thuộc vào một chiến lược tổng thể và các bước đi cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo Đầu tư
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Phá sản doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong 11 năm, ghi nhận 4.990 vụ, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng.
Nhật Bản : Phá sản doanh nghiệp đạt mức cao nhất trong 11 năm, ghi nhận 4.990 vụ, tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng.
Số vụ phá sản doanh nghiệp (nợ từ 10 triệu yên trở lên) trên toàn quốc trong nửa đầu năm 2025 (tháng 1 đến tháng 6) do Tokyo Shoko Research công bố vào ngày 8 đã tăng 1,19% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Ishiba "rất lấy làm tiếc" về mức thuế 25% của Trump đối với Nhật Bản. Mặt khác, ông bày tỏ quan điểm rằng "trên thực tế, đây là lệnh đóng băng thuế quan và gia hạn thời hạn", đồng thời...
Thumbnail bài viết: Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Số lượng "ngày cực nóng" với nhiệt độ vượt quá 35°C đang dần tăng trên toàn quốc. Có vẻ như nhiệt độ sẽ không giảm ngay cả vào ban đêm trong nhiều ngày. Brain Sleep, một công ty nghiên cứu khoa...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Với căng thẳng gia tăng trên toàn thế giới và tại Mỹ , ngày càng nhiều người Mỹ cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Tình hình căng thẳng hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch nước ngoài...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Theo Khảo sát quốc gia về điều kiện sống do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi biên soạn năm ngoái, 58,9% hộ gia đình trả lời rằng điều kiện sống của họ đang "vật lộn". Khi giới hạn ở các hộ gia đình...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Cơ quan đánh giá đại học Quacquarelli Symons (QS) của Anh gần đây đã công bố "Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026". Lần này, hơn 1.500 trường đại học từ 106 quốc gia và khu vực trên toàn thế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Tiền lương thực tế, phản ánh biến động giá, đã giảm mạnh trong tháng 5 lần đầu tiên trong 20 tháng. Khi giá cả tiếp tục tăng, sự chậm lại trong tăng trưởng tiền lương danh nghĩa đã có tác động. Vì...
Thumbnail bài viết: Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Luxembourg được chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới trong báo cáo năm 2025 của Deutsche Bank, xếp hạng các thành phố trên toàn thế giới dựa trên giá cả và chất lượng cuộc sống. Phiên bản...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Trong một cuộc khảo sát toàn quốc về những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 về việc ăn ngoài, cứ ba người thì có một người cho biết họ ăn ngoài ít hơn vào buổi tối. Khi giá cả tăng, gần 80% số...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Hội đồng Lập pháp để sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn nhằm hỗ trợ những người mắc chứng mất trí. Ý kiến của người dân đã được thu thập vào ngày 25 tháng 6 cho...
Top