[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/laodongVN-Nagoya.jpg[/WRAP]Thời cơ lớn để tăng số lượng lao động tại thị trường Nhật Bản đang mở ra, nếu có một chiến lược bài bản đầu tư cho thị trường này. Đó là nhận xét chung của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã có thời gian dài đưa lao động sang Nhật Bản làm việc.
Thiếu một chiến lược cụ thể và dài hạn nhằm tăng thị phần lao động tại thị trường Nhật Bản đang khiến nhiều cơ hội trôi qua, trong khi Nhật Bản luôn được coi là một thị trường tốt, với mức lương cao và đời sống của người lao động được đảm bảo gần như tốt nhất trong số các thị trường lao động hiện nay của nước ta.
Mỗi năm, thị trường lao động Nhật Bản nhận khoảng 60.000 tu nghiệp sinh nước ngoài, chủ yếu từ các nước châu Á. Trong số đó, lựa chọn đầu tiên đối với các doanh nghiệp Nhật Bản là lao động Trung Quốc, với 45.000 người. Số còn lại (15.000 lao động) đến từ Philippines, Thái Lan, Việt Nam... Trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 3.000 tu nghiệp sinh tới Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, trong năm 2006, tình hình có chiều hướng xấu đi khi số lượng tu nghiệp sinh 3 tháng đầu năm sang thị trường này chỉ đạt 495 người, không bằng 1/6 mức trung bình của các năm trước.
Tuy vậy, theo ông Trần Anh Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), rất nhiều chủ sử dụng lao động Nhật Bản đang muốn chuyển sang nhận tu nghiệp sinh từ các nước khác, thay vì nhận tu nghiệp sinh từ Trung Quốc. Nếu các nước đã quen với thị trường lao động Nhật Bản không nắm bắt lấy thời cơ này, chủ sử dụng lao động Nhật Bản sẽ chuyển hướng sang một số thị trường mới, như Myanmar, Campuchia, Nepal...
Nhưng thời cơ này không thu hút được nhiều sự quan tâm từ nước ta. Bởi lâu nay, thị trường Nhật vốn là một thị trường không quota, nhưng không nhiều doanh nghiệp có hướng đầu tư trọng điểm vào đây. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có cuộc bàn thảo nào nhằm thúc đẩy thị trường Nhật Bản, trong khi đã có nhiều chương trình thúc đẩy các thị trường khác, như Đài Loan, Malaysia hay Trung Đông...
Hai điểm quan trọng để tăng thị phần tại thị trường Nhật là vấn đề xử lý lao động bỏ trốn và công tác đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động. Mặc dù Nghị định 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài được nhiều doanh nghiệp chờ đợi, nhưng trong thực tế, Nghị định này hầu như không có tác dụng ngăn chặn lao động bỏ trốn. Việc lao động bỏ trốn không giảm tại thị trường này dẫn đến tình trạng là chỉ những chủ sử dụng rất can đảm mới dám chọn lao động nước ta, bởi theo luật pháp của Nhật Bản, khi tỷ lệ lao động nước ngoài bỏ trốn tới mức độ nào đó, chủ sử dụng sẽ bị tước quyền nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong doanh nghiệp.
Điểm quan trọng thứ hai là khâu đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động trước khi đi. Với nguồn lao động được tuyển chọn “trôi nổi” như hiện nay, cần có một chương trình đào tạo bài bản để lao động hiểu được công việc, luật pháp và sự vất vả, khó khăn khi đi làm việc nơi xứ người. Tuy nhiên, không mấy doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho đào tạo, bởi như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả là, mặc dù từng được khen là chăm chỉ, cần cù, thì nay không ít chủ sử dụng Nhật Bản chê lao động nước ta quá lười biếng.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, một lao động đi làm việc tại thị trường tốt bằng 4 lao động đi ở thị trường bình thường về cả doanh thu của doanh nghiệp, đời sống và thu nhập của người lao động. Rõ ràng, việc tăng thị phần lao động nước ta tại thị trường Nhật Bản đang là cơ hội lớn. Tuy nhiên, có nắm bắt được cơ hội hay không còn phụ thuộc vào một chiến lược tổng thể và các bước đi cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Thiếu một chiến lược cụ thể và dài hạn nhằm tăng thị phần lao động tại thị trường Nhật Bản đang khiến nhiều cơ hội trôi qua, trong khi Nhật Bản luôn được coi là một thị trường tốt, với mức lương cao và đời sống của người lao động được đảm bảo gần như tốt nhất trong số các thị trường lao động hiện nay của nước ta.
Mỗi năm, thị trường lao động Nhật Bản nhận khoảng 60.000 tu nghiệp sinh nước ngoài, chủ yếu từ các nước châu Á. Trong số đó, lựa chọn đầu tiên đối với các doanh nghiệp Nhật Bản là lao động Trung Quốc, với 45.000 người. Số còn lại (15.000 lao động) đến từ Philippines, Thái Lan, Việt Nam... Trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 3.000 tu nghiệp sinh tới Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, trong năm 2006, tình hình có chiều hướng xấu đi khi số lượng tu nghiệp sinh 3 tháng đầu năm sang thị trường này chỉ đạt 495 người, không bằng 1/6 mức trung bình của các năm trước.
Tuy vậy, theo ông Trần Anh Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), rất nhiều chủ sử dụng lao động Nhật Bản đang muốn chuyển sang nhận tu nghiệp sinh từ các nước khác, thay vì nhận tu nghiệp sinh từ Trung Quốc. Nếu các nước đã quen với thị trường lao động Nhật Bản không nắm bắt lấy thời cơ này, chủ sử dụng lao động Nhật Bản sẽ chuyển hướng sang một số thị trường mới, như Myanmar, Campuchia, Nepal...
Nhưng thời cơ này không thu hút được nhiều sự quan tâm từ nước ta. Bởi lâu nay, thị trường Nhật vốn là một thị trường không quota, nhưng không nhiều doanh nghiệp có hướng đầu tư trọng điểm vào đây. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có cuộc bàn thảo nào nhằm thúc đẩy thị trường Nhật Bản, trong khi đã có nhiều chương trình thúc đẩy các thị trường khác, như Đài Loan, Malaysia hay Trung Đông...
Hai điểm quan trọng để tăng thị phần tại thị trường Nhật là vấn đề xử lý lao động bỏ trốn và công tác đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động. Mặc dù Nghị định 141/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam tại nước ngoài được nhiều doanh nghiệp chờ đợi, nhưng trong thực tế, Nghị định này hầu như không có tác dụng ngăn chặn lao động bỏ trốn. Việc lao động bỏ trốn không giảm tại thị trường này dẫn đến tình trạng là chỉ những chủ sử dụng rất can đảm mới dám chọn lao động nước ta, bởi theo luật pháp của Nhật Bản, khi tỷ lệ lao động nước ngoài bỏ trốn tới mức độ nào đó, chủ sử dụng sẽ bị tước quyền nhận lao động nước ngoài vào làm việc trong doanh nghiệp.
Điểm quan trọng thứ hai là khâu đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động trước khi đi. Với nguồn lao động được tuyển chọn “trôi nổi” như hiện nay, cần có một chương trình đào tạo bài bản để lao động hiểu được công việc, luật pháp và sự vất vả, khó khăn khi đi làm việc nơi xứ người. Tuy nhiên, không mấy doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho đào tạo, bởi như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả là, mặc dù từng được khen là chăm chỉ, cần cù, thì nay không ít chủ sử dụng Nhật Bản chê lao động nước ta quá lười biếng.
Theo tính toán của các doanh nghiệp, một lao động đi làm việc tại thị trường tốt bằng 4 lao động đi ở thị trường bình thường về cả doanh thu của doanh nghiệp, đời sống và thu nhập của người lao động. Rõ ràng, việc tăng thị phần lao động nước ta tại thị trường Nhật Bản đang là cơ hội lớn. Tuy nhiên, có nắm bắt được cơ hội hay không còn phụ thuộc vào một chiến lược tổng thể và các bước đi cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Theo Đầu tư
Có thể bạn sẽ thích