Trong mấy năm gần đây phong trào đi xuất khẩu lao động, hay còn gọi là đi tu nghiệp ở nước ngoài ở Việt Nam đang tăng lên. Xuất khẩu lao động có những cái hay, mặt thuận lợi của nó như lương cao hơn ở VN, có cơ hội học tập kỹ thuật cao của nước ngoài.... Tuy thế bên cạnh những mặt tốt này Xuất khẩu lao động còn có một số hạn chế gây thiệt thòi cho những người đi theo diện này.
Thứ nhất, dù lương của xuất khẩu lao động có cao so với ở VN đi chăng nữa thì so với nước ngoài những người XKLĐ vẫn phải hưởng đồng lương rẻ mạt. Lý do là vì do các tổ chức trung gian cắt xén bớt.
Thứ hai, vì mang danh là tu nghiệp (ở Nhật người ta gọi là tu nghiệp chứ không gọi là XKLD) nên thời gian làm việc bị hạn chế.Không được làm thêm ngoài giờ nhiều. Chế độ thưởng (đưa lại một nguồn thu nhập lớn cho công nhân Nhật) hầu như không được áp dụng cho Tu nghiệp sinh.
Thứ ba, tỷ lệ rủi ro rất nhiều. Hiện nay thời gian tu nghiệp là 3 năm. Tuy thế nếu giữa chừng công ty bị phá sản hay vì lý do gì đó bị đóng cửa mà không tìm được công ty khác thì có thể phải về nước mà hầu như không được đền bù đáng kể(nguyên nhân nằm trong hợp đồng bất bình đẳng giữa TNS và công ty phái cử ở VNVN.
Cuối cùng là sau khi đi tu nghiệp ở Nhật thì tu nghiệp sinh đó sẽ bị hạn chế rất nhiều : không được đi tu nghiệp lần thứ 2. Nếu muốn ở lại du học sau khi kết thúc tu nghiệp cũng phải về việt nam và làm việc 3 năm trở lên. Những ai đang lưỡng lự giữa tu nghiệp và du học thì nên chú ý.
Còn tiếp
(xin đón đọc bài : nên đi tu nghiệp hay du học?)
Thứ nhất, dù lương của xuất khẩu lao động có cao so với ở VN đi chăng nữa thì so với nước ngoài những người XKLĐ vẫn phải hưởng đồng lương rẻ mạt. Lý do là vì do các tổ chức trung gian cắt xén bớt.
Thứ hai, vì mang danh là tu nghiệp (ở Nhật người ta gọi là tu nghiệp chứ không gọi là XKLD) nên thời gian làm việc bị hạn chế.Không được làm thêm ngoài giờ nhiều. Chế độ thưởng (đưa lại một nguồn thu nhập lớn cho công nhân Nhật) hầu như không được áp dụng cho Tu nghiệp sinh.
Thứ ba, tỷ lệ rủi ro rất nhiều. Hiện nay thời gian tu nghiệp là 3 năm. Tuy thế nếu giữa chừng công ty bị phá sản hay vì lý do gì đó bị đóng cửa mà không tìm được công ty khác thì có thể phải về nước mà hầu như không được đền bù đáng kể(nguyên nhân nằm trong hợp đồng bất bình đẳng giữa TNS và công ty phái cử ở VNVN.
Cuối cùng là sau khi đi tu nghiệp ở Nhật thì tu nghiệp sinh đó sẽ bị hạn chế rất nhiều : không được đi tu nghiệp lần thứ 2. Nếu muốn ở lại du học sau khi kết thúc tu nghiệp cũng phải về việt nam và làm việc 3 năm trở lên. Những ai đang lưỡng lự giữa tu nghiệp và du học thì nên chú ý.
Còn tiếp
(xin đón đọc bài : nên đi tu nghiệp hay du học?)
Có thể bạn sẽ thích