TT - Hiện nay ở nhiều vùng quê từ Củ Chi (TP.HCM) đến Đồng Nai, Long An, Bạc Liêu... những chương trình tuyển dụng lao động xuất khẩu đã thật sự nóng trong nhiều xã ấp, gia đình.
Hy vọng có việc làm thu nhập khá, đổi đời là chính đáng. Nhưng đáng lo là trong số ấy có những bạn trẻ biết rõ mình không có kỹ năng lao động vẫn vào cuộc đua bán đất, vay tiền để “làm không nổi thì coi như đi du lịch” (!).
Tan giấc mộng vàng
Ở thị trấn Bến Lức, Long An có một gia đình với ngôi nhà ba tầng nằm trên tỉnh lộ. Cô con gái đầu đã ăn nên làm ra lâu nay với một tiệm may khang trang kiếm mỗi tháng vài triệu đồng, đùng một cái gia đình đồng ý bán cả tiệm may, vay thêm 100 triệu ở ngân hàng phát triển nông thôn và cho cô lên đường đi Nhật. Công việc không dính gì đến may vá: làm điện tử. Đi được sáu tháng, cô gửi thư về “mếu máo” với mẹ về cường độ làm việc.
Bác Hai (ấp 8, Lương Hòa, Bến Lức, Long An) làm phép tính: “Đám nhỏ lớn lên chưa biết mần ăn, cứ đầu tư cho chúng nó đi xuất khẩu lao động (LĐ), không kiếm tiền được cũng mở mắt với người ta”... Chỉ sau một vài tháng “mần ăn” của con, bác nhận được những thông tin đầy nước mắt: “Ở đây chúng con phải đi làm từ 7 giờ đến 16 giờ, nếu tăng ca thì đến 9-10 giờ đêm vất vả quá ba ơi!”.
Mức chi phí xuất khẩu LĐ thực tế: khá giả thì chạy suất Nhật Bản: 50-100 “lá” (tương đương 80-150 triệu đồng), Hàn Quốc 50 “vé” (5.000 USD), ít tiền thì đi Đài Loan, Malaysia 5-6 vé (500 - 600 USD)... Cứ thế mà ào ào, mặc cò phát sinh, cứ 100 triệu đồng vay bị “ngắt sống” ngay 10 triệu.
N.T. Út là con trai duy nhất của một gia đình khá giả ở Phú Hòa Đông, Củ Chi. Thi rớt đại học, Út đòi đi LĐ hợp tác bằng được. Thương con, ba mẹ bán miếng đất lo. Qua Nhật năm tháng, không chịu nổi kỷ luật giờ giấc nổi tiếng của người Nhật, Út bỏ trốn ra ngoài.
Sau hai ngày đói rét, không chốn nương thân, Út điện cho bạn bè ở công ty cầu cứu xin bảo lãnh nhưng chẳng ai dám. Ở đây nguyên tắc nhóm tự quản 4-6 người, một người trong nhóm trốn ra ngoài là số còn lại có nguy cơ về nước. Út đi Nhật tháng 9-2003, theo nhóm “mộc”, sáu đứa trốn một; nhóm “máy Toyota” bốn đứa trốn hai.
Tháng 5-2004, Nhật trục xuất một tu nghiệp sinh (TNS) về nước vì lý do ăn cắp hàng siêu thị. Đây là một thành viên trẻ tuổi nhất của đoàn TNS do Công ty Tracimexco đưa đi năm 2002: H.N.Anh (Long An). Chỉ sau bảy tháng làm việc N.Anh trốn. Công ty đã tìm mọi cách đưa N.Anh về xí nghiệp cũ nhưng N.Anh tiếp tục trốn. Theo ông Thạnh (phó giám đốc Công ty Suleco) đau lòng nhất là trong năm 2003, công ty có năm trường hợp LĐ bị đột tử đều nằm trong đối tượng trốn ra ngoài, trong đó có ba trường hợp chết vì... đánh nhau.
Cảnh giác với cò và... chính mình!
“Đài Loan... tháng bảy. Em tên V.T.B.Em (xã Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) do Công ty Coopimex đưa đi Đài Loan tháng 10-2003. Thực tế vất vả, em thấy không phù hợp nên quyết định ra ngoài... tháng 12-2003”. Đó là những dòng cuối cùng B.Em rời nơi nhà chủ. Theo lời bạn bè điện thoại báo về gia đình, do B.Em không quen biết ai, nghe lời cò xúi giục bỏ 200-300 USD để xin vào làm thợ ở một xí nghiệp với một công việc không ổn định...
N.T.Hai (cùng quê, đi cùng chuyến với B.Em) cho biết: “Hiện nay mỗi ngày không ít số điện thoại, thư của các LĐ bất hợp pháp gửi về các hộ gia đình rủ rê cung cấp đường dây nóng giới thiệu việc làm ngay. Nếu không tỉnh táo sa vào, nhiều người đi làm được vài tháng bị chủ quỵt lương bằng cách báo cảnh sát hoặc giãn việc phải trốn chui trốn nhủi”.
Các doanh nghiệp cảnh báo: tại các thị trường nước ngoài, LĐ thường được thuê làm trong ba nhóm: công nghiệp sạch (lắp ráp điện tử), công nghiệp vừa (cơ khí, chế tạo, gia công) và công nghiệp ô nhiễm. Cường độ lao động cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như tại Hàn Quốc có tháng nhiệt độ dưới âm độ C). Vì thế LĐ xuất khẩu phải thật sự là người biết làm và dám chấp nhận cực khổ...
(Theo tuoitre)
Hy vọng có việc làm thu nhập khá, đổi đời là chính đáng. Nhưng đáng lo là trong số ấy có những bạn trẻ biết rõ mình không có kỹ năng lao động vẫn vào cuộc đua bán đất, vay tiền để “làm không nổi thì coi như đi du lịch” (!).
Tan giấc mộng vàng
Ở thị trấn Bến Lức, Long An có một gia đình với ngôi nhà ba tầng nằm trên tỉnh lộ. Cô con gái đầu đã ăn nên làm ra lâu nay với một tiệm may khang trang kiếm mỗi tháng vài triệu đồng, đùng một cái gia đình đồng ý bán cả tiệm may, vay thêm 100 triệu ở ngân hàng phát triển nông thôn và cho cô lên đường đi Nhật. Công việc không dính gì đến may vá: làm điện tử. Đi được sáu tháng, cô gửi thư về “mếu máo” với mẹ về cường độ làm việc.
Bác Hai (ấp 8, Lương Hòa, Bến Lức, Long An) làm phép tính: “Đám nhỏ lớn lên chưa biết mần ăn, cứ đầu tư cho chúng nó đi xuất khẩu lao động (LĐ), không kiếm tiền được cũng mở mắt với người ta”... Chỉ sau một vài tháng “mần ăn” của con, bác nhận được những thông tin đầy nước mắt: “Ở đây chúng con phải đi làm từ 7 giờ đến 16 giờ, nếu tăng ca thì đến 9-10 giờ đêm vất vả quá ba ơi!”.
Mức chi phí xuất khẩu LĐ thực tế: khá giả thì chạy suất Nhật Bản: 50-100 “lá” (tương đương 80-150 triệu đồng), Hàn Quốc 50 “vé” (5.000 USD), ít tiền thì đi Đài Loan, Malaysia 5-6 vé (500 - 600 USD)... Cứ thế mà ào ào, mặc cò phát sinh, cứ 100 triệu đồng vay bị “ngắt sống” ngay 10 triệu.
N.T. Út là con trai duy nhất của một gia đình khá giả ở Phú Hòa Đông, Củ Chi. Thi rớt đại học, Út đòi đi LĐ hợp tác bằng được. Thương con, ba mẹ bán miếng đất lo. Qua Nhật năm tháng, không chịu nổi kỷ luật giờ giấc nổi tiếng của người Nhật, Út bỏ trốn ra ngoài.
Sau hai ngày đói rét, không chốn nương thân, Út điện cho bạn bè ở công ty cầu cứu xin bảo lãnh nhưng chẳng ai dám. Ở đây nguyên tắc nhóm tự quản 4-6 người, một người trong nhóm trốn ra ngoài là số còn lại có nguy cơ về nước. Út đi Nhật tháng 9-2003, theo nhóm “mộc”, sáu đứa trốn một; nhóm “máy Toyota” bốn đứa trốn hai.
Tháng 5-2004, Nhật trục xuất một tu nghiệp sinh (TNS) về nước vì lý do ăn cắp hàng siêu thị. Đây là một thành viên trẻ tuổi nhất của đoàn TNS do Công ty Tracimexco đưa đi năm 2002: H.N.Anh (Long An). Chỉ sau bảy tháng làm việc N.Anh trốn. Công ty đã tìm mọi cách đưa N.Anh về xí nghiệp cũ nhưng N.Anh tiếp tục trốn. Theo ông Thạnh (phó giám đốc Công ty Suleco) đau lòng nhất là trong năm 2003, công ty có năm trường hợp LĐ bị đột tử đều nằm trong đối tượng trốn ra ngoài, trong đó có ba trường hợp chết vì... đánh nhau.
Cảnh giác với cò và... chính mình!
“Đài Loan... tháng bảy. Em tên V.T.B.Em (xã Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) do Công ty Coopimex đưa đi Đài Loan tháng 10-2003. Thực tế vất vả, em thấy không phù hợp nên quyết định ra ngoài... tháng 12-2003”. Đó là những dòng cuối cùng B.Em rời nơi nhà chủ. Theo lời bạn bè điện thoại báo về gia đình, do B.Em không quen biết ai, nghe lời cò xúi giục bỏ 200-300 USD để xin vào làm thợ ở một xí nghiệp với một công việc không ổn định...
N.T.Hai (cùng quê, đi cùng chuyến với B.Em) cho biết: “Hiện nay mỗi ngày không ít số điện thoại, thư của các LĐ bất hợp pháp gửi về các hộ gia đình rủ rê cung cấp đường dây nóng giới thiệu việc làm ngay. Nếu không tỉnh táo sa vào, nhiều người đi làm được vài tháng bị chủ quỵt lương bằng cách báo cảnh sát hoặc giãn việc phải trốn chui trốn nhủi”.
Các doanh nghiệp cảnh báo: tại các thị trường nước ngoài, LĐ thường được thuê làm trong ba nhóm: công nghiệp sạch (lắp ráp điện tử), công nghiệp vừa (cơ khí, chế tạo, gia công) và công nghiệp ô nhiễm. Cường độ lao động cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như tại Hàn Quốc có tháng nhiệt độ dưới âm độ C). Vì thế LĐ xuất khẩu phải thật sự là người biết làm và dám chấp nhận cực khổ...
(Theo tuoitre)
Có thể bạn sẽ thích