TP - Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng đã đề nghị như vậy tại Hội thảo tìm giải pháp tăng cường hợp tác tiếp nhận tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam vào Nhật Bản ngày 10/7 tại Tokyo (Nhật Bản).
Báo cáo của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản (JITCO) do ông Tosihio Takano - Chủ tịch JITCO - đánh giá TNS Việt Nam chăm chỉ, thông minh, tiếp thu công việc nhanh, cởi mở, tôn trọng người già...
Tuy nhiên, TNS Việt Nam lại dễ bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp bên ngoài. Điều này làm giảm số lượng TNS được tiếp nhận vào Nhật Bản: Số lượng TNS Việt Nam được tiếp nhận vào Nhật Bản trong năm 2005 đã giảm một nửa so với năm 2003. Nếu khắc phục được việc này, chắc chắn số lượng TNS và lao động Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tăng nhanh.
Về tình trạng một số TNS tự ý bỏ hợp đồng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng nêu rõ:
Khắc phục tình trạng này từ năm 2005 Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã ban hành một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi tu nghiệp và làm việc tại nước ngoài.
Bà kiến nghị với các cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản nghiên cứu các giải pháp: Mở rộng hợp tác TNS, chuyên gia và lao động trong các lĩnh vực mới như: công nghệ thông tin, y tế...;
Khen thưởng, động viên TNS chấp hành tốt pháp luật, cho phép các TNS chấp hành tốt pháp luật, tuân thủ hợp đồng được trở lại Nhật Bản làm việc từ 1 – 2 năm;
Kiên quyết trục xuất số lao động số TNS vi phạm về nước; Vận động để chủ sử dụng lao động triệt để không sử dụng TNS bất hợp pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng đánh giá cao hiệu quả Chương trình hợp tác giữa Bộ LĐ-TB-XH với JITCO. Từ năm 1992 đến nay Việt Nam đã đưa hơn 20.000 TNS và lao động sang Nhật Bản tu nghiệp và thực kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực.
Qua 14 năm hợp tác Bộ LĐ- TB-XH Việt Nam nhận thấy các loại hình công việc và hình thức tu nghiệp tại Nhật Bản rất phù hợp với TNS Việt Nam. Sau thời gian tu nghiệp họ đều có tay nghề vững vàng, nhiều người đã làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, đảm nhận các khâu quan trọng trong quy trình sản xuất, không ít người được giao các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
Tham dự Hội thảo còn có Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu, đại diện các cơ quan hữu quan Việt Nam và Nhật Bản... cùng hơn 200 đại biểu đến từ 32 Cty phái cử của Việt Nam, 60 doanh nghiệp của Nhật Bản.
Phương Đông (Từ Tokyo
Báo cáo của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản (JITCO) do ông Tosihio Takano - Chủ tịch JITCO - đánh giá TNS Việt Nam chăm chỉ, thông minh, tiếp thu công việc nhanh, cởi mở, tôn trọng người già...
Tuy nhiên, TNS Việt Nam lại dễ bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp bên ngoài. Điều này làm giảm số lượng TNS được tiếp nhận vào Nhật Bản: Số lượng TNS Việt Nam được tiếp nhận vào Nhật Bản trong năm 2005 đã giảm một nửa so với năm 2003. Nếu khắc phục được việc này, chắc chắn số lượng TNS và lao động Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tăng nhanh.
Về tình trạng một số TNS tự ý bỏ hợp đồng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng nêu rõ:
Khắc phục tình trạng này từ năm 2005 Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã ban hành một hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi tu nghiệp và làm việc tại nước ngoài.
Bà kiến nghị với các cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản nghiên cứu các giải pháp: Mở rộng hợp tác TNS, chuyên gia và lao động trong các lĩnh vực mới như: công nghệ thông tin, y tế...;
Khen thưởng, động viên TNS chấp hành tốt pháp luật, cho phép các TNS chấp hành tốt pháp luật, tuân thủ hợp đồng được trở lại Nhật Bản làm việc từ 1 – 2 năm;
Kiên quyết trục xuất số lao động số TNS vi phạm về nước; Vận động để chủ sử dụng lao động triệt để không sử dụng TNS bất hợp pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng đánh giá cao hiệu quả Chương trình hợp tác giữa Bộ LĐ-TB-XH với JITCO. Từ năm 1992 đến nay Việt Nam đã đưa hơn 20.000 TNS và lao động sang Nhật Bản tu nghiệp và thực kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực.
Qua 14 năm hợp tác Bộ LĐ- TB-XH Việt Nam nhận thấy các loại hình công việc và hình thức tu nghiệp tại Nhật Bản rất phù hợp với TNS Việt Nam. Sau thời gian tu nghiệp họ đều có tay nghề vững vàng, nhiều người đã làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, đảm nhận các khâu quan trọng trong quy trình sản xuất, không ít người được giao các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
Tham dự Hội thảo còn có Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu, đại diện các cơ quan hữu quan Việt Nam và Nhật Bản... cùng hơn 200 đại biểu đến từ 32 Cty phái cử của Việt Nam, 60 doanh nghiệp của Nhật Bản.
Phương Đông (Từ Tokyo
Có thể bạn sẽ thích