Doanh nghiệp Nhật tại Trung Quốc hướng đến Việt Nam

Thanh Thùy

New Member
[WRAP]http://www.hoinhap.com.vn/cnhn/upload/webnews/dtNV.jpg[/WRAP]Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật (JETRO) ngày 4/5 vừa qua đã công bố cuộc điều tra hàng năm với gần 1.000 công ty sản xuất của Nhật đang hoạt động tại sáu nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) và Ấn Độ.

Cuộc điều tra, được tiến hành trong hai tháng đầu năm nay, cho thấy xu hướng ngày càng có nhiều công ty Nhật chuyển cơ sở sản xuất giữa các nước ASEAN, cũng như giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong số sáu nước ASEAN, Thái Lan là lựa chọn hàng đầu khi có đến 83 công ty Nhật chuyển địa điểm sản xuất đến đây. Sau Thái Lan là Indonesia với 82 công ty, Malaysia (80), Philippines (79), Việt Nam (66) và Singapore (6).

Tuy nhiên, cuộc điều tra này cũng cho thấy một xu hướng khác: ngày càng có nhiều nhà đầu tư Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc muốn chuyển đến Việt Nam.

Lợi thế và hạn chế của Việt Nam

Cuộc điều tra cho thấy Việt Nam có lợi thế về điều kiện chính trị xã hội ổn định, chi phí sản xuất thấp nhất khu vực, lao động ít biến động và tỷ giá ổn định hơn mức trung bình khu vực.

Về thu hút đầu tư theo ngành trong tương lai trung và dài hạn, Việt Nam, cùng với Thái Lan, được xem là hai địa chỉ sản xuất hàng đầu trong khu vực. Việt Nam đứng đầu ở các ngành sản xuất linh kiện điện/điện tử và sản xuất thiết bị điện/điện tử, đứng hàng thứ hai ở ngành sản xuất máy móc vận tải và nhựa. Việt Nam cũng là một trong ba nước đứng đầu về sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải.

Tuy nhiên, thời gian qua tại Việt Nam đã xảy ra nhiều cuộc đình công, điều này cho thấy khả năng quản lý lao động của Việt Nam còn có lỗ hổng. Trong sáu ngành công nghiệp chủ chốt thì Việt Nam lại yếu về hóa chất. Trình độ của cán bộ nghiên cứu và đội ngũ kỹ sư Việt Nam chưa đồng đều.

Sự phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất, không chỉ so với Trung Quốc mà còn với các nước khác. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá là không chỉ kém xa các nước mà còn gần như kém nhất, chỉ nhỉnh hơn một chút so với Ấn Độ.

Những trở ngại khác đối với đầu tư ở Việt Nam là thủ tục hải quan và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện chỉ có Việt Nam và Indonesia là hai nước vẫn phải đương đầu với hai vấn nạn trên, trong khi tình hình ASEAN và Ấn Độ nói chung đã cải thiện rất nhiều.

Những lý do trên đã khiến Việt Nam bị xếp thứ năm trong cuộc cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư Nhật có kế hoạch chuyển địa điểm sản xuất.

Giới đầu tư Nhật tại Trung Quốc đang hướng đến Việt Nam

Tuy nhiên, Việt Nam được xem là lựa chọn đầu tiên cho các nhà đầu tư Nhật muốn chuyển hoặc mở rộng đầu tư, nhằm hạn chế rủi ro do quá tập trung kinh doanh tại Trung Quốc.

Tỷ lệ các công ty Nhật dự định mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam là 20,5%, cao gần gấp 2,8 lần so với tỷ lệ 7,4% ở lựa chọn tiếp theo là Thái Lan.

Tương tự, tỷ lệ các công ty Nhật dự định chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam là 6,8%, gấp hơn hai lần tỷ lệ 3,1% ở nước xếp thứ hai là Malaysia.

Quá bán (56%) các nhà đầu tư Nhật trong cuộc điều tra đã chọn Việt Nam vì chi phí sản xuất thấp. Một lý do quan trọng khác, phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây tương tự với hoàn cảnh của Trung Quốc tại thời điểm các nhà đầu tư Nhật nói trên bắt đầu làm ăn.

Triển vọng kinh tế tích cực ở Việt Nam hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật theo xu hướng chuyển và mở rộng làm ăn từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tập trung nhiều nhất vào các ngành sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải (23%) và linh kiện điện/điện tử (18%).

Tuy nhiên, hai ngành trên hiện đang bị cạnh tranh ráo riết từ các nước láng giềng: Philippines (sản xuất linh kiện cho máy móc vận tải); Malaysia và Thái Lan (sản xuất linh kiện điện/điện tử).

Cũng từ cuộc điều tra, 56,5% các công ty Nhật cho rằng triển vọng kinh doanh ở Việt Nam năm 2006 kỳ vọng nhiều vào tăng doanh thu thị trường nội địa và tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài ra, các yếu tố khác giúp cải thiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam năm nay gồm tăng hiệu quả sản xuất (47,8% các nhà đầu tư Nhật đồng tình), tăng trưởng xuất khẩu (41,3%), bắt đầu hoặc mở rộng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao (32,6%)...

Trong vài năm tới, đầu tư của Nhật dự báo sẽ tiếp tục được mở rộng ở Việt Nam. Việt Nam hiện đứng đầu các nước ASEAN và xếp sau Ấn Độ với 78,6% nhà đầu tư Nhật ở Việt Nam dự định mở rộng kinh doanh.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư của Nhật tại Việt Nam trong quí 1/2006 đã tăng gấp hơn năm lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo TBKTSG
 

Điểm tin

Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Top