Kinh Nghiệm Thúc đẩy Xuất Khẩu Của Nhật Bản

Kinh Nghiệm Thúc đẩy Xuất Khẩu Của Nhật Bản

Nhật bản là một cường quốc nằm ngoài khu vực Đông Nam A, mà thế giới đã mệnh danh Nhật Bản như một người khổng lồ, vì Nhật Bản chỉ quan tâm tới kinh tế mà dường như chỉ đóng vai trò kinh tế ở Đông Nam A chứ không đóng vai trò anh ninh hay chính trị. Lý do mà Nhật Bản chỉ quan tâm nhất đến các hoạt động kinh tế trong khu vực Đông Nam A là vì nguồn cung cấp lao động rẻ, nguyên liệu thiết yếu cho Nhật Bản đồng thời cũng là thị trường chủ lực cho các hàng chế tạo của Nhật Bản.

Sự thành công to lớn của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh có thể nói là sự kết hợp của nhiều yếu tố tạo nên. Trong các yếu tố đó, phải nói đến một nhân tố nổi bật đóng vai trò quan trọng là chính sách thương mại, trong đó chủ yếu tập trung vào chiến lược hướng về xuất khẩu.

Nền kinh tế Nhật Bản lúc đầu cũng chỉ là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc sản xuất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao. Nhật Bản đã phát huy sức mạnh truyền thống là một nước chuyên chế biến xuất khẩu các sản phẩm bằng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được hình thành từ trước chiến tranh nhằm nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng cường xuất khẩu. Với hướng đi đó, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất sợi tổng hợp, cao su, gang, xe ôtô khách và là nước đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất bột giấy, phân đạm, xi măng đồng và nhôm. Trong sản xuất công nghiệp, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tăng về khối lượng nhưng pahỉ tăng về số lượng sản phẩm mới như cao su tổng hợp, hàng điện tử, hoá dầu...Với hướng đi đó, vào những năm đầu thập kỷ 70 Nhật Bản đã trở thành một trong những nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới.

Năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã đạt 0,2%, tăng mạnh so với mức tăng của nền kinh tế sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 (0,3%). Mặc dù có một số ảnh hưởng không tốt của sự giao đọng trong chính sách, một vài tập đoàn bị phá sản (trong đó có tập đoàn SOGO-kinh doanh tổng hợp), nhưng tương lai của nền kinh tế Nhật Bản vẫn rất sáng sủa. Từ năm 2003, đầu tư ở Nhật Bản bắt đầu chuyển sang xu hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lòng tin của người tiêu dùng đã phục hồi.

Về xuất khẩu, cho dù giá trị đồng Yên tăng lên nhưng tác động tích cực của sự phục hồi nền kinh tế các nước Đông Nam A, và kinh tế Hoa kỳ tiếp tục mạnh lên đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh kể từ năm 2001 đến nay. Đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước đạt 0,2% và 0,3% trong các năm tài khoá 1999-2000 và 2000-2001. Có thể nói nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2000-2003 là các biện pháp về chính sách tài chính và khuyến khích xuất khẩu. Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam A và là nước viện trợ chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ. Viện trợ của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc bán các mặt hàng chế tạo của Nhật Bản và thúc đaỷ mạnh việc buôn bán của Nhật Bản với khu vực này.

Trong thương mại, Nhật bản bị kêu ca vì thực hiện các chính sách thuế quan nhằm hạn chế và bảo hộ trong nước làm giảm sức mua của người Nhật Bản, giảm hàng nhập khẩu và tăng hàng xuất khẩu. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu được hàng hoá của mình, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như: miễn giảm thế cho các công ty xuất nhập khẩu; thông qua các ngân hàng phát triển của Nhật Bản và ngân hàng xuất nhập khẩu, cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. đặc biệt, chính phủ đã thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực thăm dò và tìm kiếm các thị trường bên ngoài. Tiêu biểu nhất phải kể đến là tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), thành lập năm 1958 với các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: điều tra, theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh của các nước trên thị trường sở tại báo cáo về nước để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách song phương và các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu. Hai là, tổ chức xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, triển lãm hàng của Nhật Bản ở nước ngoài ...Ba là, Thăm dò và tìm kiến những bạn hàng tương lai của Nhật Bản để giới thiệu với các đối tác trong nưóc. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thành lập ngân hàng xuất khẩu, nay là ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) để hỗ trợ tín dụng cho cho những dự án xuất khẩu có kim ngạch lớn như sản xuất, chế tạo tầu biển, thiết bị, thép...Hàng năm, hội nghị tham vấn cấp cao bàn về xuất khẩu (gồm đại diện của chính phủ và giới kinh doanh, giới học giả...) được tổ chức bàn về mục tiêu xuất khẩu cho năm tới và thảo luận các biện pháp hỗ trợ cụ thể.

Nhật Bản còn áp dụng biện pháp khuyến khích xuất khẩu bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn công nhận các doanh nghiệp có nhiều cống hiến cho xuất khẩu. Hàng năm kiểm điểm, đánh giá kết quả xuất khẩu để biểu dương, tặng thưởng bằng biện pháp cấp tín dụng với lãi suất thấp và miễn giảm thuế đặc biệt cho các doanh nghiệp này.

Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín. Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khaủa của Nhật Bản đã làm cho những nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng xuất khẩu của nước này.

sưu tam
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top