Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã giải mã được hoàn chỉnh bộ gene lúa. Đây được xem là một bước đột phá có thể giúp kết thúc nạn đói nghèo trên thế giới.
Kết quả này sẽ thúc đẩy quá trình tìm kiếm những gene làm gia tăng năng suất và khả năng chống lại bệnh và sâu bọ cho lúa. Các nhà nghiên cứu cho biết, để tránh tình trạng thiếu lúa gạo trên toàn thế giới, cần phải tăng sản lượng lúa lên 30% trong vòng 20 năm tới.
Các nhà khoa học từ 10 nước đã hợp tác nghiên cứu cách sắp xếp của 400 triệu “mẫu tự” trên DNA của lúa. “Lúa là cây trồng rất quan trọng, và việc giải mã hoàn chỉnh bộ gene của lúa là một cột mốc rất quan trọng”, Robin Buell thuộc Viện nghiên cứu gene (TIGR) nói. “Giới khoa học có thể sử dụng các dữ liệu này để phát triển nhiều giống lúa mới giúp tăng sản lượng và trồng được nó ở những môi trường khắc nghiệt”, ông nói thêm.
Nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu về các loại lương thực khác. Lúa có bộ gene tương tự như ngô, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa miến… Vì vậy việc tìm hiểu bộ gene của những loại cây trồng này chỉ cần thêm một bước tiến nhỏ.
Theo Liên hiệp quốc, lúa hiện chiếm 20% nguồn cung cấp năng lượng trong chế độ ăn trên toàn thế giới, trong khi lúa mì chiếm 19% và ngô là 5%. Hiện nay lúa chỉ chiếm 30% trong sản lượng ngũ cốc toàn cầu, tăng gấp hai lần trong vòng 30 năm qua, và cần nhiều hơn nữa trong tương lai.
Xu hướng tiêu thụ hiện thời cho thấy khoảng 4,6 tỷ người sẽ sống bằng lúa gạo trong năm 2025. Ngoài ra, hiện tượng toàn cầu ấm lên cũng có nghĩa là gạo sẽ rất cần thiết trong trường hợp phải đối mặt với nạn hạn hán.
Nhật Bản đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu quốc tế giải mã bộ gene lúa, trong đó bao gồm các nước: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Pháp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature tuần này.
(Theo BBC)
Kết quả này sẽ thúc đẩy quá trình tìm kiếm những gene làm gia tăng năng suất và khả năng chống lại bệnh và sâu bọ cho lúa. Các nhà nghiên cứu cho biết, để tránh tình trạng thiếu lúa gạo trên toàn thế giới, cần phải tăng sản lượng lúa lên 30% trong vòng 20 năm tới.
Các nhà khoa học từ 10 nước đã hợp tác nghiên cứu cách sắp xếp của 400 triệu “mẫu tự” trên DNA của lúa. “Lúa là cây trồng rất quan trọng, và việc giải mã hoàn chỉnh bộ gene của lúa là một cột mốc rất quan trọng”, Robin Buell thuộc Viện nghiên cứu gene (TIGR) nói. “Giới khoa học có thể sử dụng các dữ liệu này để phát triển nhiều giống lúa mới giúp tăng sản lượng và trồng được nó ở những môi trường khắc nghiệt”, ông nói thêm.
Nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các nhà khoa học hiểu về các loại lương thực khác. Lúa có bộ gene tương tự như ngô, lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa miến… Vì vậy việc tìm hiểu bộ gene của những loại cây trồng này chỉ cần thêm một bước tiến nhỏ.
Theo Liên hiệp quốc, lúa hiện chiếm 20% nguồn cung cấp năng lượng trong chế độ ăn trên toàn thế giới, trong khi lúa mì chiếm 19% và ngô là 5%. Hiện nay lúa chỉ chiếm 30% trong sản lượng ngũ cốc toàn cầu, tăng gấp hai lần trong vòng 30 năm qua, và cần nhiều hơn nữa trong tương lai.
Xu hướng tiêu thụ hiện thời cho thấy khoảng 4,6 tỷ người sẽ sống bằng lúa gạo trong năm 2025. Ngoài ra, hiện tượng toàn cầu ấm lên cũng có nghĩa là gạo sẽ rất cần thiết trong trường hợp phải đối mặt với nạn hạn hán.
Nhật Bản đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu quốc tế giải mã bộ gene lúa, trong đó bao gồm các nước: Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Pháp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature tuần này.
(Theo BBC)
Có thể bạn sẽ thích