Xin cáo lỗi trước là bài này chỉ là những nhận xét mang tính chủ quan (vì thế nó được gửi trong box "8"). Mong lượng thứ nếu có vô tình "đụng chạm"đến ai đó.
----------------------------------------------
Việt Nam gia nhập WTO. Nhà nước tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hội Nhập. Cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam cũng đua nhau thâm nhập thì trường nước ngoài. Đây là một xu hướng tốt hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.
Tuy thế, để thực sự hội nhập được thì các doanh nghiệp (hay nói cụ thể hơn là những người Việt nam làm kinh doanh) cần phải sửa đổi rất nhiều trong lề lối và cách thức làm việc để bắt kịp với bè bạn(đối thủ cạnh tranh nước ngoài). Sau đây xin nêu một vài khía cạnh "lôm côm" mà bản thân tôi nhìn thấy khi giúp các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Dài dòng kể lể thành tích mà quên đề cập đến khả năng:
Khi được yêu cầu gửi chi tiết cho một dự án nào đó thì đa số doanh nghiệp Việt Nam thiên về kể công với một danh sách bằng cấp chứng chỉ, chứng nhận. Và, cuối cùng thì không quên kèm theo vài dòng giới thiệu về việc được một ai đó làm "bảo kê"(cố vấn/ đại diện). Nhưng một điều mà đối tác cần biết là "anh có thể và muốn làm gì với chúng tôi?" thì thường vô tình bị bỏ quên.
Việc quảng cáo giới thiệu thành tích của bản thân là rất cần thiết. Tuy thế nếu dài dòng quá thì sẽ có hiệu quả ngược lại. Ngoài ra, ngay lần đầu tiên đã đưa tên người "bảo kê" ra quảng cáo sẽ làm cho đối tác bất an với cảm giác là "tôi sẽ làm ăn với anh hay là với nhà bảo kê kia?"
2.Lề mề trong cách làm việc:
Khi được đối tác yêu cầu trả lời câu hỏi về một vấn đề nào đấy thì thường lề mề và sau đấy tìm cách biện lý do vì cái này tại cái nọ. Thậm chí nhiều công ty còn trắng trợn quyết định thay đối tác là "Vì tôi cảm thấy vấn đề cò gì nghiêm trọng đâu mà trả lời liền!". Có thể ở VN thì không có vần đề gì nhưng đối với đối tác là một vấn đề hết sức quan trọng.
Ngoài ra khi được yêu cầu trả lời bằng văn bản thì lại gọi điện thoại và ngược lại lúc được yêu cầu trả lời bằng điện thoại thì lại bỏ thời gian gửi văn bản.
3. Thói hời hợt:
Nhiều doanh nghiệp do quá huyên thuyên về những vấn đề mình quan tâm mà đã bỏ qua không trả lời hết các vấn đề mà đối tác yêu cầu. Việc này không những sẽ làm cho tiến trình chậm trễ mà còn gây cho đối tác cảm giác là không được tôn trọng.
4. Lấy Việt Nam làm chuẩn:
Dù đã tham gia quá trình "hội nhập" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn làm việc với đối tác theo "chuẩn Việt Nam". Điều này có thể có tác dụng "bảo tồn văn hóa dân tộc" , theo cách nói của các nhà văn hóa học. Tuy thế, khi đã hội nhập thì việc áp dụng "chuẩn quốc tế" là rất cần thiết.
5. Sự im lặng khó hiểu:
Người Việt Nam mình có thói quen khi cảm thấy việc gì đó "oK" thì im lặng luôn. Điều này đã được rất người làm công tác đối ngoại trong các công ty áp dụng hết sức triệt để. Sau khi cảm thấy không cần sự giúp đỡ, trả lời của đối tác nữa thì tự nhiên "bặt vô âm tín" không một lời cảm ơn hay liên lạc. Việc này khiến cho đối tác vô cùng bất an.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên suy nghĩ lại những vấn đề có vẻ nhỏ nhặt như trên đây để không bị "lép vế" trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
----------------------------------------------
Việt Nam gia nhập WTO. Nhà nước tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hội Nhập. Cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam cũng đua nhau thâm nhập thì trường nước ngoài. Đây là một xu hướng tốt hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.
Tuy thế, để thực sự hội nhập được thì các doanh nghiệp (hay nói cụ thể hơn là những người Việt nam làm kinh doanh) cần phải sửa đổi rất nhiều trong lề lối và cách thức làm việc để bắt kịp với bè bạn(đối thủ cạnh tranh nước ngoài). Sau đây xin nêu một vài khía cạnh "lôm côm" mà bản thân tôi nhìn thấy khi giúp các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Dài dòng kể lể thành tích mà quên đề cập đến khả năng:
Khi được yêu cầu gửi chi tiết cho một dự án nào đó thì đa số doanh nghiệp Việt Nam thiên về kể công với một danh sách bằng cấp chứng chỉ, chứng nhận. Và, cuối cùng thì không quên kèm theo vài dòng giới thiệu về việc được một ai đó làm "bảo kê"(cố vấn/ đại diện). Nhưng một điều mà đối tác cần biết là "anh có thể và muốn làm gì với chúng tôi?" thì thường vô tình bị bỏ quên.
Việc quảng cáo giới thiệu thành tích của bản thân là rất cần thiết. Tuy thế nếu dài dòng quá thì sẽ có hiệu quả ngược lại. Ngoài ra, ngay lần đầu tiên đã đưa tên người "bảo kê" ra quảng cáo sẽ làm cho đối tác bất an với cảm giác là "tôi sẽ làm ăn với anh hay là với nhà bảo kê kia?"
2.Lề mề trong cách làm việc:
Khi được đối tác yêu cầu trả lời câu hỏi về một vấn đề nào đấy thì thường lề mề và sau đấy tìm cách biện lý do vì cái này tại cái nọ. Thậm chí nhiều công ty còn trắng trợn quyết định thay đối tác là "Vì tôi cảm thấy vấn đề cò gì nghiêm trọng đâu mà trả lời liền!". Có thể ở VN thì không có vần đề gì nhưng đối với đối tác là một vấn đề hết sức quan trọng.
Ngoài ra khi được yêu cầu trả lời bằng văn bản thì lại gọi điện thoại và ngược lại lúc được yêu cầu trả lời bằng điện thoại thì lại bỏ thời gian gửi văn bản.
3. Thói hời hợt:
Nhiều doanh nghiệp do quá huyên thuyên về những vấn đề mình quan tâm mà đã bỏ qua không trả lời hết các vấn đề mà đối tác yêu cầu. Việc này không những sẽ làm cho tiến trình chậm trễ mà còn gây cho đối tác cảm giác là không được tôn trọng.
4. Lấy Việt Nam làm chuẩn:
Dù đã tham gia quá trình "hội nhập" nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn làm việc với đối tác theo "chuẩn Việt Nam". Điều này có thể có tác dụng "bảo tồn văn hóa dân tộc" , theo cách nói của các nhà văn hóa học. Tuy thế, khi đã hội nhập thì việc áp dụng "chuẩn quốc tế" là rất cần thiết.
5. Sự im lặng khó hiểu:
Người Việt Nam mình có thói quen khi cảm thấy việc gì đó "oK" thì im lặng luôn. Điều này đã được rất người làm công tác đối ngoại trong các công ty áp dụng hết sức triệt để. Sau khi cảm thấy không cần sự giúp đỡ, trả lời của đối tác nữa thì tự nhiên "bặt vô âm tín" không một lời cảm ơn hay liên lạc. Việc này khiến cho đối tác vô cùng bất an.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên suy nghĩ lại những vấn đề có vẻ nhỏ nhặt như trên đây để không bị "lép vế" trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Có thể bạn sẽ thích