Lao động VN làm việc ở ngoài nước bỏ trốn có xu hướng ngày một tăng. Đài Loan, Malaysia và mới đây là Anh đã tạm ngưng tiếp nhận lao động của ta vì lý do này.
Trước nguy cơ sẽ dần mất uy tín của lao động VN lẫn thị trường, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) đã làm gì? Trao đổi với Nhịp sống trẻ, ông Vũ Đình Toàn - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - cho biết:
- Tâm lý người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài là “đi Tây” phải có thu nhập cao, khi về nước phải có một khoản tiền khá lớn. Vì thế, khi gần hết hợp đồng làm việc, họ cảm thấy không đạt được mục đích đó và đã tìm cách bỏ ra ngoài làm để có thu nhập cao hơn. Đây cũng chính là hạn chế trong đào tạo, giáo dục định hướng của các doanh nghiệp cho người lao động trước khi đi.
Cá biệt cũng có lao động vừa sang đến sân bay đã bỏ trốn, không phổ biến nhưng cho thấy đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở xuất khẩu lao động (XKLĐ) để đưa người ra nước ngoài làm ăn bất hợp pháp.
* Trước thực trạng đó, các cơ quan quản lý chúng ta bó tay?
- Với những gì pháp luật cho phép xử lý lao động bỏ trốn trong thời điểm hiện nay, chúng tôi (các cơ quan quản lý nhà nước) đã làm hết sức nhưng kết quả chẳng đáng kể, nói bó tay cũng đúng.
Nhưng cũng phải hiểu người lao động do khó khăn mới đi XKLĐ. Đa số là dân lao động nghèo ở nông thôn, nhiều trường hợp người lao động phải đặt cả “sổ đỏ” lấy tiền đi làm. Nếu áp dụng biện pháp chế tài vào kinh tế là rất khó nên chúng ta vẫn chỉ áp dụng biện pháp giáo dục, khuyên răn.
* Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nghị định về xử lý lao động bỏ trốn. Sẽ có biện pháp mạnh tay hơn?
- Nhiều nước có XKLĐ, tỉ lệ lao động bỏ trốn thấp một phần do họ đã có luật XKLĐ từ hơn chục năm nay. Còn VN, mới đây được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến vào nghị định của Chính phủ qui định trách nhiệm của người lao động và của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nghị định 81 đang áp dụng không qui định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về XKLĐ mà chỉ đơn thuần giải quyết về dân sự, kinh tế. Còn nghị định mới này qui định cụ thể hơn, vi phạm những cái gì, mức độ nào thì ai, cấp nào được xử lý, xử lý như thế nào.
Theo dự thảo nghị định này thì cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đại diện cao nhất của VN ở nước sở tại có quyền ra các quyết định và hình thức xử lý lao động, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về XKLĐ.
Tỉ lệ lao động VN bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở ngoài nước luôn ở mức cao hơn nhiều so với các nước cùng tham gia xuất khẩu lao động trong khu vực: ở Nhật Bản khoảng 40%, Hàn Quốc 30%, Đài Loan trên 10%...; trong khi đó tỉ lệ lao động bỏ trốn của lao động Trung Quốc, Indonesia, Philippines ở cùng thị trường chỉ từ 1% đến dưới 6%...
Lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, phá bỏ hợp đồng sẽ bị buộc về nước và phải chịu mọi chi phí về nước, bồi thường hợp đồng. Vì tính chất nên tất cả các vụ việc đều có thể giải quyết vắng mặt đương sự.
Quyết định, hình thức xử lý sẽ được niêm yết tại trụ sở cơ quan đại diện VN ở nước sở tại, thông báo cho người đại diện của lao động, thông báo về địa phương. Sau khi bị buộc về nước, người lao động đó sẽ không được phép xuất cảnh trong năm năm...
Còn doanh nghiệp nào để người lao động của mình bỏ trốn sẽ bị đình chỉ hoặc tước giấy phép hoạt động XKLĐ, bị xử lý hành chính, phạt tiền đến 20 triệu đồng và chịu mọi chi phí giải quyết vụ việc...
(Theo Tuổi Trẻ)
Trước nguy cơ sẽ dần mất uy tín của lao động VN lẫn thị trường, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) đã làm gì? Trao đổi với Nhịp sống trẻ, ông Vũ Đình Toàn - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) - cho biết:
- Tâm lý người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài là “đi Tây” phải có thu nhập cao, khi về nước phải có một khoản tiền khá lớn. Vì thế, khi gần hết hợp đồng làm việc, họ cảm thấy không đạt được mục đích đó và đã tìm cách bỏ ra ngoài làm để có thu nhập cao hơn. Đây cũng chính là hạn chế trong đào tạo, giáo dục định hướng của các doanh nghiệp cho người lao động trước khi đi.
Cá biệt cũng có lao động vừa sang đến sân bay đã bỏ trốn, không phổ biến nhưng cho thấy đã có những tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở xuất khẩu lao động (XKLĐ) để đưa người ra nước ngoài làm ăn bất hợp pháp.
* Trước thực trạng đó, các cơ quan quản lý chúng ta bó tay?
- Với những gì pháp luật cho phép xử lý lao động bỏ trốn trong thời điểm hiện nay, chúng tôi (các cơ quan quản lý nhà nước) đã làm hết sức nhưng kết quả chẳng đáng kể, nói bó tay cũng đúng.
Nhưng cũng phải hiểu người lao động do khó khăn mới đi XKLĐ. Đa số là dân lao động nghèo ở nông thôn, nhiều trường hợp người lao động phải đặt cả “sổ đỏ” lấy tiền đi làm. Nếu áp dụng biện pháp chế tài vào kinh tế là rất khó nên chúng ta vẫn chỉ áp dụng biện pháp giáo dục, khuyên răn.
* Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để Bộ LĐ-TB&XH xây dựng nghị định về xử lý lao động bỏ trốn. Sẽ có biện pháp mạnh tay hơn?
- Nhiều nước có XKLĐ, tỉ lệ lao động bỏ trốn thấp một phần do họ đã có luật XKLĐ từ hơn chục năm nay. Còn VN, mới đây được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến vào nghị định của Chính phủ qui định trách nhiệm của người lao động và của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Nghị định 81 đang áp dụng không qui định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về XKLĐ mà chỉ đơn thuần giải quyết về dân sự, kinh tế. Còn nghị định mới này qui định cụ thể hơn, vi phạm những cái gì, mức độ nào thì ai, cấp nào được xử lý, xử lý như thế nào.
Theo dự thảo nghị định này thì cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đại diện cao nhất của VN ở nước sở tại có quyền ra các quyết định và hình thức xử lý lao động, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về XKLĐ.
Tỉ lệ lao động VN bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở ngoài nước luôn ở mức cao hơn nhiều so với các nước cùng tham gia xuất khẩu lao động trong khu vực: ở Nhật Bản khoảng 40%, Hàn Quốc 30%, Đài Loan trên 10%...; trong khi đó tỉ lệ lao động bỏ trốn của lao động Trung Quốc, Indonesia, Philippines ở cùng thị trường chỉ từ 1% đến dưới 6%...
Lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, phá bỏ hợp đồng sẽ bị buộc về nước và phải chịu mọi chi phí về nước, bồi thường hợp đồng. Vì tính chất nên tất cả các vụ việc đều có thể giải quyết vắng mặt đương sự.
Quyết định, hình thức xử lý sẽ được niêm yết tại trụ sở cơ quan đại diện VN ở nước sở tại, thông báo cho người đại diện của lao động, thông báo về địa phương. Sau khi bị buộc về nước, người lao động đó sẽ không được phép xuất cảnh trong năm năm...
Còn doanh nghiệp nào để người lao động của mình bỏ trốn sẽ bị đình chỉ hoặc tước giấy phép hoạt động XKLĐ, bị xử lý hành chính, phạt tiền đến 20 triệu đồng và chịu mọi chi phí giải quyết vụ việc...
(Theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích