Hậu xuất khẩu lao động: Người trở về bấp bênh việc làm

nvhcuong

New Member
Đối với một gia đình nghèo, số tiền này không dễ kiếm. Một phần thu nhập trên Tâm giúp gia đình trang trải nợ nần, chi phí vay mượn trước khi đi; 300 triệu đồng còn lại Tâm mở cửa hàng bán phụ tùng xe gắn máy, thu nhập gần 100.000 đồng/ngày.

Anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp Trung Bình, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) đi tu nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Số tiền dành dụm trên 300 triệu đồng giúp anh lo cho cha mẹ già và mở tiệm cầm đồ, coi như cuộc sống tạm ổn.

Đi: làm nhà máy; về: phục vụ nhà hàng

Ở Hóc Môn, Củ Chi, kể cả ở nhiều nơi khác trong cả nước, nhiều gia đình có con em đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) như chị Tâm, anh Lâm thoát nghèo, cuộc sống được cải thiện hơn trước. Nhưng cũng không thiếu các trường hợp... nghèo lại hoàn nghèo sau khi đi XKLĐ trở về.

Cao Thị Yến Linh ở ấp Mũi Lớn 1, xã Tân An Hội, Củ Chi đi tu nghiệp ở Nhật Bản, về nước tháng 10-2004. Số tiền dành dụm được khoảng 200 triệu đồng. Hơn nửa năm thất nghiệp, bất đắc dĩ Linh đi học nghề để mở tiệm uốn tóc. Linh cho biết, nhiều người trong số gần 30 người chung đoàn tu nghiệp ở Nhật Bản trở về đều không có việc làm ổn định.

Nguyễn Thị Phượng cũng ở Củ Chi, đi Hàn Quốc trở về, số tiền dành dụm chủ yếu trang trải cuộc sống gia đình, phần mình đi làm phục vụ nhà hàng...

80% lao động khó tìm việc làm

Ở phạm vi quốc gia và cấp tỉnh thành, chưa có một khảo sát chính thức nào về thực trạng việc làm của người lao động (NLĐ) sau khi đi XKLĐ trở về. Xuất phát từ yêu cầu đó, Công ty DV - XKLĐ & Chuyên gia Suleco triển khai đề tài cấp TP về nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Một phần trong đề tài dành cho khảo sát thực trạng việc làm của người đi XKLĐ trở về. Đề tài dự kiến đến tháng 9-2005 hoàn tất.

Tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sơ bộ qua khảo sát 100 lao động của TP.HCM và các tỉnh, ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Suleco - chủ nhiệm đề tài, cho biết có đến 80% lao động đi XKLĐ trở về có việc làm bấp bênh hoặc thất nghiệp. Chỉ 20% có việc làm nhưng chủ yếu là tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ theo kiểu gia đình, ít người tìm được công việc ổn định phù hợp với ngành nghề mình tu nghiệp, làm việc ở nước ngoài.

Theo ông Thạnh, trong số những người được hỏi, hầu hết đều cho rằng số tiền tích lũy được đều trang trải nợ nần, chi phí trước khi đi. Về việc làm, không được hỗ trợ việc làm nên làm việc trái nghề, tạm thời hoặc thu nhập thấp phải bỏ việc. Ngoài ra, không có sự quan tâm của các cơ quan chức năng tại địa phương về việc tư vấn, giúp họ sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Thiếu chính sách hậu XKLĐ

Bình quân mỗi năm TP.HCM có gần 1.700 lao động đi XKLĐ. Khoảng hơn 80% trong số này tu nghiệp và làm việc trong các nhà máy ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm cả nước có khoảng 45.000 người đi XKLĐ, trong đó khoảng gần 15.000 người làm việc trong các nhà máy.

Các số liệu trên cho thấy, nếu sử dụng số lao động này vào làm việc cho các công ty, DN sản xuất trong nước sẽ đạt lợi ích không nhỏ, bởi trường nghề không tốn công đào tạo, DN cũng đỡ tốn tiền đào tạo lại mà NLĐ phát huy được tay nghề chuyên môn sau thời gian tiếp thu công nghệ ở nước ngoài trở về.

Điều quan tâm là hiện nay, từ cấp trung ương đến địa phương, chưa có một chính sách dành riêng về hậu XKLĐ. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm cũng chưa đặt ra giải pháp cụ thể nào về hỗ trợ giải quyết việc làm cho đối tượng này.

Ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Công ty DV-XKLĐ & Chuyên gia Suleco:
Giới thiệu làm việc trong các DN Nhật Bản

Theo quy chế tu nghiệp sinh, các nước tiếp nhận lao động luôn khuyến khích người đi tu nghiệp trở về tiếp tục làm việc đúng ngành nghề mà mình đã tu nghiệp và làm việc.

Hiện Suleco đang tiến hành rà soát lại số lao động đã về nước để có chính sách hỗ trợ việc làm.

Một biện pháp khác mà Suleco đang làm cũng nhận được sự hoan nghênh của các nghiệp đoàn Nhật Bản.

Theo đó, 1 hoặc 2 tháng trước khi lao động về nước, Suleco phối hợp với các nghiệp đoàn lập danh sách và trực tiếp sang làm việc với các công ty của Nhật trong và ngoài các KCX-KCN để giúp NLĐ trở về làm việc đúng ngành nghề chuyên môn.

(Theo Người Lao Động)
 
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 30% người dân dự định nghỉ hè tại nhà , ngân sách giảm năm thứ hai liên tiếp.
Nhật Bản : 30% người dân dự định nghỉ hè tại nhà , ngân sách giảm năm thứ hai liên tiếp.
Theo khảo sát về kỳ nghỉ hè do công ty nghiên cứu Intage (Tokyo) công bố ngày 10/7, ngân sách trung bình cho kỳ nghỉ hè năm nay (từ ngày 19/7 đến ngày 30/9) là 57.284 yên, giảm 2,2% so với năm...
Thumbnail bài viết: Ai phải chịu trách nhiệm cho trò lừa bịp thảm họa ngày 5 tháng 7 ? Cơ cấu kinh tế của các chuyến bay quốc tế khu vực bị phá hủy bởi mạng xã hội.
Ai phải chịu trách nhiệm cho trò lừa bịp thảm họa ngày 5 tháng 7 ? Cơ cấu kinh tế của các chuyến bay quốc tế khu vực bị phá hủy bởi mạng xã hội.
Thông tin chưa được xác nhận rằng "một thảm họa lớn sẽ xảy ra ở Nhật Bản" vào ngày 5 tháng 7 năm 2025 đã lan truyền trên mạng xã hội và các trang chia sẻ video. Kết quả là, các chuyến bay từ Hồng...
Thumbnail bài viết: Sushiro vẫn có lãi bất chấp giá gạo tăng , vì sao Kura Sushi và Kappa Sushi vẫn chưa có lãi ?
Sushiro vẫn có lãi bất chấp giá gạo tăng , vì sao Kura Sushi và Kappa Sushi vẫn chưa có lãi ?
Ngoài việc giá gạo tăng, các chuỗi nhà hàng sushi băng chuyền đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí nhân công và chi phí tiện ích tăng cao. Bất chấp điều này, Sushiro đã đạt được mức tăng trưởng...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Ba tháng đàm phán với Mỹ , chưa có kết quả cụ thể. Những rào cản lớn đối với thuế quan ô tô.
Nhật Bản : Ba tháng đàm phán với Mỹ , chưa có kết quả cụ thể. Những rào cản lớn đối với thuế quan ô tô.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoãn việc áp dụng thuế quan tương hỗ từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 1 tháng 8. Đáp lại điều này, một số quan chức trong chính phủ Nhật Bản cho rằng việc này đã kéo dài...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 98% sinh viên muốn tham gia "thực tập kiểu trải nghiệm làm việc" , hỗ trợ hình thức thực tế
Nhật Bản : 98% sinh viên muốn tham gia "thực tập kiểu trải nghiệm làm việc" , hỗ trợ hình thức thực tế
Đáp ứng yêu cầu của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản và Hội đồng Công nghiệp, bao gồm các trường đại học trên cả nước, chính phủ sẽ sửa đổi "Các nguyên tắc cơ bản để thúc đẩy thực tập" của năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá trứng tăng cao gấp 1,7 lần so với năm ngoái . Phục hồi chậm sau cúm gia cầm, nắng nóng khắc nghiệt.
Nhật Bản : Giá trứng tăng cao gấp 1,7 lần so với năm ngoái . Phục hồi chậm sau cúm gia cầm, nắng nóng khắc nghiệt.
JA đã thông báo vào ngày 9 rằng giá bán buôn ( khu vực Tokyo, cỡ trung bình ) là giá tham chiếu cho giá trứng, là 335 yên một kg. Mức giá này gấp 1,7 lần mức trung bình 200 yên vào tháng 7 năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Family Mart bắt đầu xử lý gạo dự trữ của chính phủ và hỗ trợ nhận hàng tại các cửa hàng.
Nhật Bản : Family Mart bắt đầu xử lý gạo dự trữ của chính phủ và hỗ trợ nhận hàng tại các cửa hàng.
Family Mart gần đây đã bắt đầu xử lý gạo dự trữ của chính phủ trên nền tảng thương mại điện tử "FamiMart Online" của Family Mart. Nền tảng này cung cấp một môi trường có thể được nhiều người sử...
Thumbnail bài viết: 40% công ty "tuyển dụng người từ 65 tuổi trở lên", ngành nào có nhiều nhất ?
40% công ty "tuyển dụng người từ 65 tuổi trở lên", ngành nào có nhiều nhất ?
Số lượng người cao tuổi muốn làm việc đang tăng lên, nhưng suy nghĩ của các nhà tuyển dụng là gì ? Theo một cuộc khảo sát của Mynavi, 44,8% công ty đã tuyển dụng người cao tuổi không thường xuyên...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : SoftBank hợp tác với Nokia, tiến hành các thí nghiệm ngoài trời để đưa 6G vào sử dụng thực tế.
Nhật Bản : SoftBank hợp tác với Nokia, tiến hành các thí nghiệm ngoài trời để đưa 6G vào sử dụng thực tế.
SoftBank đã công bố vào ngày 8 rằng đã bắt đầu các thí nghiệm trình diễn ngoài trời để đưa tiêu chuẩn truyền thông thế hệ tiếp theo "6G" vào sử dụng thực tế. Vào tháng 6, ba trạm gốc thử nghiệm đã...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản có tỷ lệ tự tử tệ nhất trong các nước G7 .Liệu phương tiện giao thông công cộng có thể phá vỡ chu kỳ "cô lập và cô đơn" không ?
Nhật Bản có tỷ lệ tự tử tệ nhất trong các nước G7 .Liệu phương tiện giao thông công cộng có thể phá vỡ chu kỳ "cô lập và cô đơn" không ?
Tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản và thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Nhật Bản có tỷ lệ tử vong do tự tử cao nhất trong Nhóm G7 ( Pháp, Mỹ , Anh, Đức, Nhật Bản, Ý và Canada ) ở mức 16,5%. Theo...
Top