5 mẹo xử lý trong lý lịch khi bạn “nhảy” việc
Thị trường lao động ngày nay luôn thay đổi, nên không có gì là không bình thuờng khi thấy trên lý lịch của một nhân viên nào đó có những công việc chỉ làm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên thực tế công việc đó có thể là công việc thời vụ hay công việc dài hạn nhưng có thể làm cho nhà tuyển dụng ngán ngại.
Sau đây là những mẹo cần trong lý lịch của bạn:
Đừng nói dối
Nguyên tắc đầu tiên khi nộp đơn là không bao giờ nói dối trong lý lịch. Khi bạn đưa thông tin trong đơn xin việc để trình cho nhà tuyển dụng, tốt nhất phải là những thông tin chính xác. Không gì tệ hơn khi họ mời bạn làm việc rồi sau đó hủy bỏ lời đề nghị, chỉ vì bạn đã không trung thực.
Đừng bôi nhọ
Nguyên tắc thứ hai là đừng bao giờ bôi nhọ sếp cũ hay công ty cũ. Việc bôi nhọ tạo ấn tượng xấu tại cuộc phỏng vấn hay buổi nói chuyện. Hãy giữ những chuyện đó trong lòng mình thôi, đừng nói ra.
Bỏ qua
Hãy luôn tâm niệm là tìm nhiều cách để giảm sự ngán ngại của người tuyển dụng khi đọc lý lịch của bạn thấy là bạn đã nhảy quá nhiều công ty trong một thời gian ngắn. Trong bản lý lịch bạn có thể không cần ghi tất cả các công việc đó. Đây chưa phải là cách tốt nhất, nhưng có thể tránh được bất kỳ mọi nỗi lo. Nếu người ta hỏi có một khỏang trống thời gian trong bản lý lịch của bạn, bạn có thể nói rằng bạn đã làm một công việc hợp đồng ngắn hạn mà không liên quan gì đến kinh nghiệm làm việc hiện nay, nên bạn không muốn ghi lại nó trong lý lịch.
Đề cập đến những vị trí có hợp đồng
Bạn có thể giải thích bạn từng làm việc có hợp đồng ngắn hạn là để có thêm kinh nghiệm trong lãnh vực đó và điều đó không hề gì vì đó là một vị trí tốt vào thời điểm đó. Bạn cũng có thể nói rằng bạn phải nuôi gia đình nên đã làm bất cứ việc gì. Nếu không có cách giải thích tốt nhất, bạn hãy bày tỏ với sếp tương lai rằng bạn có thể sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có được việc làm.
Đề cập đến những công việc dài hạn
Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ cũ? Những loại việc dài hạn thì khó giải thích bằng một câu đơn giản, hãy giải thích rằng bạn phải làm những việc sao chép phần mềm, những họat động bất hợp pháp hoặc gặp phải sếp thích “lộn xộn”. Đó là những lý do mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có thể thông cảm. Hoặc bạn có thể dùng những lý do như: sau khi đánh giá mô hình kinh doanh của họ, tôi cho rằng họ đi quá xa khỏi việc kinh doanh thông thường, trách nhiệm công việc của tôi không giống với điều tôi được thuê và tôi không được ký với chức danh thư ký.
Tóm lại bạn cần đánh giá câu hỏi, tìm ra câu trả lời được nhất và lý do ít xúc phạm nhất khi trả lời tại sao bạn rời công ty. Một khi bạn quyết định, hãy dùng lời xin lỗi phù hợp cho tất cả các câu trả lời với người sếp tương lai.
Lê Ngân (Careers)
(theo báo Thanh niên)