Một chi tiết nhỏ mà không nhỏ

Một chi tiết nhỏ mà không nhỏ

Từ mấy tháng nay mình đang tìm người cho công ty. Tin tuyển mình đăng cũng không rõ ràng lắm nhưng mà không đến nỗi là không có nội dung. Nhưng rất tiếc là trong số mail hỏi về đăng tuyển đa số là cụt lủn kiểu " Tớ muốn hỏi về việc tuyển người"..."xin cho tớ biết..".

Có lẽ những người này quen với cách cẩu thả trong việc viết mail rồi nhưng mà nên nhớ 1 điều là nhà tuyển dụng sẽ để ý đến cả cái mail đầu tiên này để phán đoán tính cách của ứng viên.

Chẳng mất gì nếu bạn chịu khó viết mail cho cụ thể. ví dụ như là:

- Tôi tên là:
-Tôi thấy quảng cáo tìm người ở (link)
-Tôi có khả năng ...
-Tôi đang sống ở ...
-Tôi có nguyện vọng
v.v...

Điều này sẽ giúp cho bạn có 1 ấn tượng rất tốt ngay ban đầu!

Phải chăng đây cũng là một nét văn hóa?!!
 
Bình luận (4)

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
Ðề: Một chi tiết nhỏ mà không nhỏ

chắc họ nghĩ đây là diễn đàn, và thông tin tuyển dụng mình post lên để cho họ biết thôi nên họ hỏi lại mình cho rõ hơn thôi. còn nếu như là cty đăng tuyển thì chắc họ không hỏi vậy đâu.

Tìm việc cũng là 1 kỹ năng, cần phải học hỏi trao dồi để biết cách vì các công ty lớn thường có 1 trưởng phòng nhân sự được đào tạo bài bản để tuyển người. Nhưng cũng có thực tế là người mà họ cho là đáp ứng đúng yêu cầu của họ thường làm việc được 1 thời gian là nghỉ việc tìm việc khác hấp dẫn hơn, lương cao hơn, nhất là sinh viên mới ra trường hoặc người giỏi. nên nhiều khi chả cần tuyển dụng rắc rối, thấy được kêu về làm lại làm tốt, còn qua các cty tuyển dụng gọi là "săn đầu người" này nọ, test các kiểu đem về làm 1 thời gian lại lo tìm người khác
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Một chi tiết nhỏ mà không nhỏ

Không phải đăng ở đây. Ở đây nếu như nhận được pm hay mail hỏi kiểu đó thì không sao. Mình nghĩ ở Việt Nam bây giờ nên có giờ học về cách cư xử thường ngày cho sinh viên chuẩn bị ra trường để họ có cách ứng xử lịch sự hơn 1 chút. Nhắc lại đây không phải là các giờ học đạo đức hay chủ nghĩa Mác Lê nin mà là những giờ học cách ứng xử này nọ thôi.

Có lẽ ở VN thì không có vấn đề gì còn nếu ai muốn vào làm cho công ty Nhật thì nên để ý ngay đến cả những chi tiết nhỏ trong mail kẻo lạ bị đánh rớt một cách oan uổng ngay từ vòng đầu.
 

haruhana

New Member
Ðề: Re: Ðề: Một chi tiết nhỏ mà không nhỏ

Đã đạt trình độ là sinh viên thì ai cũng phải biết những cách cư xử có văn hóa không cần phải dạy nữa nhưng quan trọng là có một số người họ xem nhẹ chuyện đó. Giống như biết luật mà vẫn phạm luật vậy!Muốn người khác đánh giá cao mình trước hết mình phải tự đánh giá cao mình đã.Tiếc thay sinh viên Vn vẫn còn số đông xem nhẹ "thủ tục" ra mắt này.
 

micdac

tât cả chỉ là ngụy biện, hãy đội mũ BH
5 mẹo xử lý trong lý lịch khi bạn “nhảy” việc

Thị trường lao động ngày nay luôn thay đổi, nên không có gì là không bình thuờng khi thấy trên lý lịch của một nhân viên nào đó có những công việc chỉ làm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên thực tế công việc đó có thể là công việc thời vụ hay công việc dài hạn nhưng có thể làm cho nhà tuyển dụng ngán ngại.

Sau đây là những mẹo cần trong lý lịch của bạn:

Đừng nói dối

Nguyên tắc đầu tiên khi nộp đơn là không bao giờ nói dối trong lý lịch. Khi bạn đưa thông tin trong đơn xin việc để trình cho nhà tuyển dụng, tốt nhất phải là những thông tin chính xác. Không gì tệ hơn khi họ mời bạn làm việc rồi sau đó hủy bỏ lời đề nghị, chỉ vì bạn đã không trung thực.

Đừng bôi nhọ

Nguyên tắc thứ hai là đừng bao giờ bôi nhọ sếp cũ hay công ty cũ. Việc bôi nhọ tạo ấn tượng xấu tại cuộc phỏng vấn hay buổi nói chuyện. Hãy giữ những chuyện đó trong lòng mình thôi, đừng nói ra.

Bỏ qua

Hãy luôn tâm niệm là tìm nhiều cách để giảm sự ngán ngại của người tuyển dụng khi đọc lý lịch của bạn thấy là bạn đã nhảy quá nhiều công ty trong một thời gian ngắn. Trong bản lý lịch bạn có thể không cần ghi tất cả các công việc đó. Đây chưa phải là cách tốt nhất, nhưng có thể tránh được bất kỳ mọi nỗi lo. Nếu người ta hỏi có một khỏang trống thời gian trong bản lý lịch của bạn, bạn có thể nói rằng bạn đã làm một công việc hợp đồng ngắn hạn mà không liên quan gì đến kinh nghiệm làm việc hiện nay, nên bạn không muốn ghi lại nó trong lý lịch.

Đề cập đến những vị trí có hợp đồng

Bạn có thể giải thích bạn từng làm việc có hợp đồng ngắn hạn là để có thêm kinh nghiệm trong lãnh vực đó và điều đó không hề gì vì đó là một vị trí tốt vào thời điểm đó. Bạn cũng có thể nói rằng bạn phải nuôi gia đình nên đã làm bất cứ việc gì. Nếu không có cách giải thích tốt nhất, bạn hãy bày tỏ với sếp tương lai rằng bạn có thể sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có được việc làm.

Đề cập đến những công việc dài hạn

Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ cũ? Những loại việc dài hạn thì khó giải thích bằng một câu đơn giản, hãy giải thích rằng bạn phải làm những việc sao chép phần mềm, những họat động bất hợp pháp hoặc gặp phải sếp thích “lộn xộn”. Đó là những lý do mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có thể thông cảm. Hoặc bạn có thể dùng những lý do như: sau khi đánh giá mô hình kinh doanh của họ, tôi cho rằng họ đi quá xa khỏi việc kinh doanh thông thường, trách nhiệm công việc của tôi không giống với điều tôi được thuê và tôi không được ký với chức danh thư ký.

Tóm lại bạn cần đánh giá câu hỏi, tìm ra câu trả lời được nhất và lý do ít xúc phạm nhất khi trả lời tại sao bạn rời công ty. Một khi bạn quyết định, hãy dùng lời xin lỗi phù hợp cho tất cả các câu trả lời với người sếp tương lai.

Lê Ngân (Careers)
(theo báo Thanh niên)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top