Mỹ 2008 - kịch bản kinh tế xuống dốc hiện rõ

monowar2008

New Member
“Chúng ta không nên nghĩ rằng tăng trưởng là điều tất nhiên phải thế”, Tổng thống Mỹ George W. Bush nói tuần trước khi nhắc tới những con số đáng buồn về việc làm của nước này mới được công bố.

Sau đó, ông hứa hẹn phối hợp với các nghị sĩ Dân chủ để đưa ra một kế hoạch kích thích tăng trưởng. Dự kiến Bush sẽ tuyên bố những biện pháp chính của kế hoạch này vào ngày 28/1 tới.

Năm 2007 đã kết thúc rất tệ: chỉ 18.000 việc làm được tạo ra ở Mỹ trong tháng 12 trong khi các chuyên gia phân tích đã đặt cược vào con số vốn đã khá khiêm tốn là 70.000 chỗ làm mới. Đó là mức tạo công ăn việc làm thấp nhất ở Mỹ kể từ tháng 8/2003, khi đất nước thoát khỏi tình trạng bong bóng của các công ty dot.com và lao vào cuộc chiến tranh Iraq.

Trong bối cảnh này, tỷ lệ thất nghiệp hiện tới mức cao nhất từ tháng 11/2005, sau khi trận bão Katrina hoành hành ở Mỹ. Nếu không có tuyển dụng mới trong lĩnh vực dịch vụ công (31.000 chỗ làm trong tháng 12 vừa rồi) để bù lại 13.000 chỗ làm bị hủy trong lĩnh vực tư nhân, thì lương bổng có lẽ đã âm.

Tháng 12/2007, có 18.000 công việc mới được tạo ra ở Mỹ. Ngành xây dựng, bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất, đã phải sa thải 49.000 công nhân. Ngành công nghiệp đã hủy 31.000 chỗ làm dù đồng đôla yếu đi và xuất khẩu tăng. Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành buôn bán lẻ đã sụt 24.000 chỗ làm ngay trong mùa lễ hội.
Các thị trường chứng khoán không được đánh giá cao. Tại Wall Street, cũng như các thị trường chứng khoán lớn khác của châu Âu, mọi chỉ số đều sụt giảm. Còn đồng tiền xanh thì bị một cú giáng mạnh. Đồng euro đã vượt lên mức tương đương với 1,4823 USD hôm 4/1 – mức cao nhất từ cuối tháng 11/2007 – khi người ta công bố những con số về việc làm của Mỹ. Triển vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) một lần nữa giảm lãi suất vào ngày 30/1 tới, sau khi đã giảm hồi tháng 9/2007 để bảo vệ nền kinh tế, sẽ càng không giúp gì cho USD.

Các tác động của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn bắt đầu từ mùa hè năm 2006 đang không ngừng lan rộng. Những con số thống kê của Mỹ công bố đầu năm nay đã khẳng định điều đó, chính đây là điểm khiến người ta phải lo lắng. Cuộc khủng hoảng ban đầu chỉ giới hạn ở những lĩnh vực bất động sản và ngân hàng này đã lây sang phần còn lại của nền kinh tế. Đến nay, công ăn việc làm đã bị chững lại. Khả năng số lượng công ăn việc làm bị thu hẹp dẫn đến mối lo ngại về sự chậm lại của tiêu dùng – vốn là động cơ chính của tăng trưởng ở Mỹ.

Cách đây một năm, thất nghiệp chỉ chiếm 4,4% dân số lao động. Nay, “con số này đã tăng lên, trong mọi ngành nghề”, ông Philip Rones, Văn phòng thống kê việc làm của Mỹ, nhấn mạnh. Ông dẫn chứng là 236.000 việc làm bị mất trong ngành xây dựng từ tháng 8/2006, hay 212.000 công nhân bị sa thải trong ngành công nghiệp chế tạo năm năm 2007, lý do chính là những khó khăn trong công nghiệp xe hơi. Tính tổng lại, “nền kinh tế đã tạo ra trung bình 111.000 việc làm mỗi tháng trong năm 2007, con số này năm 2006 là 189.000”, ông Rones nói thêm.

Các chuyên gia phân tích đánh giá, cần có thêm 110.000 đến 140.000 việc làm nữa mỗi tháng thì mới bù lại được mức tăng dân số ở độ tuổi lao động và không làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Thất nghiệp tăng, giá dầu tăng, khủng hoảng bất động sản, công nghiệp giảm tốc, rồi lạm phát… Những vấn đề kinh tế này sẽ là một trong những thách thức chính khi chiến dịch tranh cử vòng nội bộ đảng ở Mỹ bước vào giai đoạn quyết định.

Ngày càng nhiều nhà kinh tế học cho rằng Mỹ sẽ không thoát khỏi một sự suy sụp kinh tế rất mạnh, thậm chí là suy thoái. Tăng trưởng Mỹ, duy trì ở mức 5%/năm vào mùa xuân và mùa hè năm ngoái giờ đã chững lại.

Theo ông Al Goldman, chuyên gia phân tích của A. G. Edwards, “không cần nói rằng những con số này rất xấu. Ngay cả những người lạc quan nhất, thường đưa ra giả thiết đây là một sự chậm lại chút ít của nền kinh tế, cũng đang phải xem lại sự chắc chắn của mình”.

Về phần mình, Giám đốc kinh tế của Moody's Economy.com, ông Mark Zandi, nhấn mạnh: “Ngày càng nhiều nhà đầu tư cho rằng tăng trưởng Mỹ sẽ ở mức tiêu cực trong năm nay. Kinh tế Mỹ đang đứng bên bờ suy thoái”.
 
Thumbnail bài viết: Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Chất lượng giấc ngủ giảm sút vào mùa hè ? Cách để có được một giấc ngủ ngon ngay cả trong những đêm nhiệt đới.
Số lượng "ngày cực nóng" với nhiệt độ vượt quá 35°C đang dần tăng trên toàn quốc. Có vẻ như nhiệt độ sẽ không giảm ngay cả vào ban đêm trong nhiều ngày. Brain Sleep, một công ty nghiên cứu khoa...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Bảng xếp hạng 10 Chỉ số Hòa bình Toàn cầu Hàng đầu [Phiên bản 2025]
Với căng thẳng gia tăng trên toàn thế giới và tại Mỹ , ngày càng nhiều người Mỹ cân nhắc chuyển ra nước ngoài. Tình hình căng thẳng hiện tại cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch nước ngoài...
Thumbnail bài viết: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khảo sát quốc gia về điều kiện sống , 64% hộ gia đình có trẻ em đang "vật lộn để kiếm sống".
Theo Khảo sát quốc gia về điều kiện sống do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi biên soạn năm ngoái, 58,9% hộ gia đình trả lời rằng điều kiện sống của họ đang "vật lộn". Khi giới hạn ở các hộ gia đình...
Thumbnail bài viết: Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026: Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 17, Đại học Tokyo tụt xuống vị trí thứ 36.
Cơ quan đánh giá đại học Quacquarelli Symons (QS) của Anh gần đây đã công bố "Bảng xếp hạng đại học thế giới QS 2026". Lần này, hơn 1.500 trường đại học từ 106 quốc gia và khu vực trên toàn thế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 5 giảm 2,9%, lần đầu tiên giảm trong 20 tháng.
Tiền lương thực tế, phản ánh biến động giá, đã giảm mạnh trong tháng 5 lần đầu tiên trong 20 tháng. Khi giá cả tiếp tục tăng, sự chậm lại trong tăng trưởng tiền lương danh nghĩa đã có tác động. Vì...
Thumbnail bài viết: Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Sức mua tương đương của Nhật Bản giảm mạnh, chất lượng cuộc sống của Tokyo xếp thứ 26 trên thế giới.
Luxembourg được chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới trong báo cáo năm 2025 của Deutsche Bank, xếp hạng các thành phố trên toàn thế giới dựa trên giá cả và chất lượng cuộc sống. Phiên bản...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Nhật Bản : Giá cả tăng khiến cứ 3 người thì có 1 người ăn ngoài ít hơn vào buổi tối.
Trong một cuộc khảo sát toàn quốc về những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 về việc ăn ngoài, cứ ba người thì có một người cho biết họ ăn ngoài ít hơn vào buổi tối. Khi giá cả tăng, gần 80% số...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Nhật Bản : Cần hỗ trợ sau khi kết thúc sử dụng , các chuyên gia đề xuất sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn.
Các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Hội đồng Lập pháp để sửa đổi hệ thống giám hộ người lớn nhằm hỗ trợ những người mắc chứng mất trí. Ý kiến của người dân đã được thu thập vào ngày 25 tháng 6 cho...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chính phủ bế tắc trong đàm phán thuế quan , "Thuế quan chung 35% và thuế quan ô tô 50% là không thể chịu đựng được"
Nhật Bản : Chính phủ bế tắc trong đàm phán thuế quan , "Thuế quan chung 35% và thuế quan ô tô 50% là không thể chịu đựng được"
Các cuộc đàm phán thuế quan của chính phủ Nhật Bản với chính quyền Trump đang gặp trở ngại. Khoảng cách là rất lớn trong lĩnh vực ô tô, vốn quan trọng đối với cả Nhật Bản và Mỹ, và Tổng thống...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Chi phí kết hôn và sinh con đã tăng gần 40%. "Những người trẻ không còn có thể kết hôn với mức thu nhập trung bình hàng năm nữa".
Nhật Bản : Chi phí kết hôn và sinh con đã tăng gần 40%. "Những người trẻ không còn có thể kết hôn với mức thu nhập trung bình hàng năm nữa".
"Tình trạng lạm phát thu nhập hàng năm mà người ta có thể kết hôn" là một yếu tố dẫn đến sự suy giảm trong các cuộc hôn nhân ở những người trẻ tuổi. Hơn nữa, tình trạng này đã diễn ra nhanh chóng...
Top